Có những vị Tôn túc, khi họ đã vĩnh viễn xa ta, ta mới nhận ra mình đã mất một cái gì quý giá Bởi ngày thường, những người ấy vẫn sống lặng lẽ, thậm chí khuất lấp đâu đó giữa dòng đời
Tưởng niệm Tổ sư Minh Đăng Quang - Còn lại những bài pháp

Có những vị Tôn túc, khi họ đã vĩnh viễn xa ta, ta mới nhận ra mình đã mất một cái gì quý giá. Bởi ngày thường, những người ấy vẫn sống lặng lẽ, thậm chí khuất lấp đâu đó giữa dòng đời.


Tổ Sư Minh Đăng Quang nguyên Tổ khai sáng Hệ Phái Khất Sĩ Việt Nam là một trong những người như vậy, cũng sống như bao nhiêu người khác trên thế gian này.

Nhưng có những điểm đặc biệc là giác ngộ và trí huệ hơn thường và Ngài có một đời sống an lạc trong giáo pháp Phật đà, hành theo hạnh Khất sĩ thời bấy giờ để hoằng dương chánh pháp cho chúng sanh, hạnh Khất sĩ là thay Đức Thế Tôn: “Đem đạo vào đời, vì lợi ích chúng sanh”.

Ngày mùng 01 tháng 02 năm Giáp Ngọ (1954), với 32 tuổi đời, vừa tròn 10 năm hoằng hoá. Khi Chư Tôn Hoà Thượng, Thượng Toạ, Đại Đức Tăng Ni – Phật Tử được tin Tổ Sư vắng bóng. Tôi được nghe đến sự Vắng Bóng của Đức Tôn Sư Minh Đăng Quang do Chư Tôn đức kể lại, trong tâm khảm của tôi dâng lên lòng thương tưởng đến một vị Thánh Tăng vì Phật Pháp; vì Chúng sanh mà Ngài nghiêm cứu Giáo pháp Nam Bắc Phật Giáo từ đó lấy trung đạo mà khai sáng Hệ Phái Khất Sĩ Việt Nam.

Nghe xong tôi có một cảm giác tróng rỗng trong lòng. Khi đọc lại cuốn Chơn Lý của Ngài viết để lại cho hậu nhân, tôi chợt hiểu: Tôi sanh ra thì Tổ Sư đã Vắng bóng lâu lắm rồi, ước gì Tôi sanh thời đó để được hiểu Ngài hơn và nghe những lời dạy của Tổ Sư chắc hạnh phúc lắm. Trong Kinh Pháp Hoa có viết: “Được thân huệ mạng là khó, gặp thiện tri thức và học pháp khó hơn”, sư thật chúng ta không phủ nhận được vì Tổ Sư đã vắng bóng.

Tổ Sư Minh Đăng Quang tên thật Nguyễn Thành Đạt, tự Lý Hườn, sinh ra đời ngày 26 tháng 9 năm Quý Hợi (1923) tại làng Phú Hậu, Tam Bình, Vĩnh Long. Năm 15 tuổi (1973), đi Nam Vang học đạo. Năm 19 tuổi về Sài Gòn. Đầu năm 22 tuổi, Ngài về Thất Sơn xuất gia học đạo. Ngài chu du khắp miền Thất sơn trọn một năm. Sau đó, Ngài đã tham thiền suốt bảy ngày đêm và ngộ chứng ý pháp “Thuyền Bát Nhã” tại Mũi Nai Hà Tiên. Từ đó Ngài đi Khắp Miền Nam mà cứu độ chúng sanh.

Mãn khai vô thượng liên đài,
Trang nghiêm thị hiện Như Lai toạ thiền.

Ngài phát nguyện “Nôi truyền Thích Ca Chánh Pháp”, noi gương Phật Tăng xưa sống đời phạm hạnh giải thoát.

Nhất bát thiên gia phạn
Cô thân vạn lý du
Dục cùng sanh tử lộ
Khất hoá độ xuân thu.

Trong những buổi thuyết pháp, Ngài luôn luôn kêu gọi Tăng đồ trở về với giới luật và nên sống chung tu học. Tổ sư kêu gọi nhân loại hãy thương yêu nhau: “không tự lấy để trừ tham, không tự làm để tránh ác”. Và Ngài cũng khuyến khích mọi người hãy cùng chung xây dựng một cõi đời đạo đức, một xứ thiên đường, một cuộc sống an vui hạnh phúc cho nhân loại ngay tại trần gian này bằng cách:

Mỗi người phải biết chữ
Mỗi người phải thuộc giới
Mỗi người phải tránh ác
Mỗi người phải (học đạo) làm thiện.

Con đường ấy kêu là đạo. Đạo của cuộc sống là xin nhau sống chung, Đạo của Biết là hcoj sống chung, đạo của Linh là tu chung. Chư Tăng Ni xuất gia theo con đường mà Ngài chỉ, Tăng Ni  là người học đạothời bấy giờ có trên trăm vị, còn Phật tử quy y thọ giới tại gia cũng cả vạn người. Tịnh xá được thành lập hơn 20 ngôi tại các tỉnh Miền Đông và Miền Tây. Ngài hành đạo khoảng mười năm thì thọ nạn và vắng bóng.

Đọc lại những bài pháp trong cuốn Chơn Lý của Tổ Sư, tôi tin, nhiều bài pháp nhỏ đó sẽ bình thản, an lạc trong giáo pháp Phật đà sau khi Ngài vắng bóng, và sẽ còn lại rất lâu. Giống như chư Tôn Đức những người hậu nhân học và hành trong Chơn Lý đã thành đạt trong nhà Phật. Trong chúng ta có một niềm an ủi: dù Tổ Sư vắng bóng, nhưng Chơn Lý Tổ Sư còn lại với ta, còn lại với cuộc đời muôn nỗi gian nan trong cuộc sống này. Vậy cũng là được.
 

SƯ HUỆ NGHIÊM (Học Viện K.7)
 


Về Menu

tưởng niệm tổ sư minh đăng quang còn lại những bài pháp tuong niem to su minh dang quang con lai nhung bai phap tin tuc phat giao hoc phat

Đạo day con niem phat nguy cảm nhận từ đất đừng Mẹ coi ngay tot ngay xau chùa khải tường chuong iv phat giao duoi thoi nam bac trieu dùng 永平寺宿坊朝のお勤め 妙性本空 无有一法可得 佛教的出世入世 ペット僧侶派遣 仙台 dong nhat ky dang suy ngam cua mot nguoi truoc luc cẩm thạch ngôi chùa của sự tráng lệ làm thế nào có thể an lạc và cân bằng khuyen tu phap mon niem phat å çœ¼ä½ æ đối luận với tiến sĩ thích nhật từ nguon goc va muc dich cua dao phat 佛教典籍的數位化結集 lich su cuoc doi duc phat thich ca qua nhung 横浜 公園墓地 Tịnh 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 Ăn chay cùng thực khách Tây ÄÆ khi chap tac hay lam phat su co phai la tu hay Tùy nói Chùa Tăng Quang 9 điều cần biết về thuốc chống suy 因无所住而生其心 chết là điều chắc chắn Bí quyết để sống vui Đức tin ï½ chuyện đức phật hóa độ đại tướng hanh phuc trong tam tay hãy sống như nick vujicic 普門品經文全文 一仏両祖 読み方 giai thoai ve vi tam giao thien tang phat an dai ý 寺院数 愛媛県 Thiều Chửu nhân vật Phật giáo xuất Ð Ð³Ñ 氣和 hai người không hợp tuổi có nên lấy