Chia lìa, phân cách hình như lại cũng là một cách thế tồn tại của vạn hữu Nguyên tắc đó có nói một đời cũng không hết, nhưng đầu mối của nó nhiều khi chỉ là một chuyện nhỏ, rất nhỏ Chuyện có thể bắt đầu từ một ngày mưa nhân gian trên con phố đầy ắp thiê
Tương quan hay chẳng là gì?

Chia lìa, phân cách hình như lại cũng là một cách thế tồn tại của vạn hữu. Nguyên tắc đó có nói một đời cũng không hết, nhưng đầu mối của nó nhiều khi chỉ là một chuyện nhỏ, rất nhỏ. Chuyện có thể bắt đầu từ một ngày mưa nhân gian trên con phố đầy ắp thiên hạ.  
Biết bao là những riêng tư, lạc lõng, côi cút đang quyện lấy nhau giữa cái biển người trùng điệp đó dưới một cơn mưa mù trời vốn cũng được làm nên từ những giọt nước rời rạc tự trời cao.

Vậy rồi hai mảnh hồn đơn chiếc đó gặp nhau trong mấy phút trú mưa. Hai mảnh đời, hai hoàn cảnh, cùng vô số tâm cảnh, tâm thái trong hai sinh vật bỗng tìm rachỗ gắn kết hợp lý rồi thì một cuộc tình với những phút giây quấn quít xoắn chặt biến hai thành một. Từ muôn thuở, cõi người ta này đã nên hình nên vóc từ những ghép nối kiểu đó để đem những món rời rã về lại với nhau và làm nên cuộc đời tương sinh tương khắc.

Hàng tỉ hình hài đã được tạo sinh từ những giọt máu, những cuộc tình. Chúng đã rời cha để về với mẹ, và xa mẹ để đi với đời rồi tự tìm về những định phận chẳng cái nào giống cái nào. Tuổi vô tri, người ta cần đến những dẫn dắt kiểu tay nắm tay. Ngày khôn lớn, rời tổ ấm, người ta thành ra những cánh chim đôi khi quên mất lối về. 

Vậy rồi vòng quay cũ lại được tái hiện, những lẻ loi đơn chiếc vừa được khai sinh trên những dặm đời. Niềm tin, nhận thức, lý tưởng, hành động… vẫn mãi hoài xô đẩy thiên hạ ghé ngang những trạm dừng, lâu mau bất định. Về với Đây thì phải xa cách Đó. Rồi gì cũng là những cuộc chơi, duyên tình đôi khi chỉ là vài hôm dăm bữa hay được mươi năm phù vân rồi thì sóng nước nhân gian, có thể vô tình hay hữu ý, lại bằng cách này hay cách khác xé rời những vòng tay để mở rộng cái gọi là vòng xoáy trầm luân.

Phật dạy trên đời tuyệt không thể có cái gì hiện hữu độc lập như một 

thực tại duy nhất. Nó chỉ là nó trong mối tương quan với bao thứ khác. Từ đó vạn hữu là một chuỗi dài tương tiếp của muôn thứ sai biệt. Và đã là sai biệt thì tương quan giữa chúng không phải lúc nào cũng tuyệt đối là tương sinh hay tương khắc. 

Đây lại cũng là một nguyên tắc nữa của vạn hữu. Và chính vì mọi thứ luôn biến tướng không ngừng nên chúng phải cần đến những tác động khác nhau để sinh diễn tương thích. Nuôi dưỡng, hỗ trợ hay tàn phá, xung đột nhau đều là những cách tác động. 

Từng tác động có một ý nghĩa khác nhau: Giúp nhau duy trì cái cũ hay hình thành cái mới. Chuyện tốt hay xấu, nên hay đừng ở đây quả là khó nói. Vì vạn hữu là chỗ cộng hưởng của những sai biệtnên mọi định nghĩa về chúng phải nằm trong một chữ TÙY DUYÊN. 

Đúng chỗ, đúng lúc thì thôi. Và cũng chính ở ý nghĩa sai biệt, sự lựa chọn của muôn người thiên hạ khó bề giống nhau, dù nhiều lúc trên hình thức ngó như chẵng khác. Từ đó, mọi đánh giá lớn nhỏ, đúng sai, khinh trọng, sướng khổ trên đời hẳn là phải xét lại thôi.

Tôi đã bắt đầu bài viết này bằng cuộc gặp gỡ xem ra chẵng đáng gì của một đôi nam nữ với dụng ý gì ? Xin thưa, cũng nhằm vào điều vừa nói ở trên. Trong mối tương quan trùng điệp của vạn hữu, ta khó lòng nói cái gì lớn hay nhỏ khi chúng hoàn toàn có thể là chỗ bắt đầu của một tỉ vấn đề. Chợt nhớ câu thơ lục bát của ai đó thiệt đúng chỗ cho điều đang nói. “Giá như hôm ấy đừng mưa, giá như hôm ấy đừng đưa em về”. 

Phải mà, ta ngẩm kỷ lại xem, nếu chẵng có cái ánh mắt, nụ cười của ai đó bên bờ ao bụi chuối hay tiếng thầm thì trên một ghế đá công viên nào ấy mươi năm trước thì tình hình thế giới hôm nay rõ ràng đã không như ta đang thấy. Năm bảy chục năm trước có trời mới biết một đứa bé vô danh nhỏ xíu nào đó hôm nay trở thành mối lo của toàn nhân loại hay chỗ dựa tinh thần cho hàng tỉ người trên hành tinh. 

Thực ra bản thân đứa bé ngày ấy cũng chẵng có gì đáng nói nếu không kể đến những điều kiện nuôi lớn tâm hồn nó gồm những gì được nghe, thấy, học, đọc từ thiên hạ.

Nếu ngay bây giờ có ai hỏi tôi về cảm nghĩ đối với thế giới hay hẹp một chút là tình hình Phật giáo hiện tại, tôi sẽ trả lời không ngần ngại bằng ba chữ: Phải vậy thôi!

Tôi dĩ nhiên không muốn thấy ai buồn, và càng không muốn thấy những gì mình cho là tốt đẹp lại bị đe doạ. Nhưng rõ ràng mọi sự không thể tồn tại mà không thay đổi, và cái gọi là điều thiện cũng không thể hiện hữu nếu cạnh nó không có cái ác, chúng giành nhau cái ghế thượng phong. 

Chuyện đơn giản là ai cũng muốn có cảm giác mình là kẻ cầm trịch trong những cuộc biển dâu dù chuyện đó đến nay hình như vẫn chưa ai làm nổi. Và dẫu là lá chuối – lá bàng hay lá me – lá trúc, ai cũng là một chiếc lá trên sông cả thôi. Chỉ thương cho những người thơ ngây tin lời quỷ mị mà bỏ hết một đời cho những chiếc lá Diêu Bông…

Toại Khanh - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

tương quan hay chẳng là gì? tuong quan hay chang la gi tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Rau câu khoai tía giải nhiệt trưa nắng khái niệm phật giáo về nghệ thuật ý Hấp thụ protein một cách hiệu quả vội nói giỡn có phải là khẩu nghiệp Giao cảm cùng xuân phật tâm phật tướng Tưởng niệm húy nhật Trưởng lão Món chay từ rau câu chân vịt và củ quả 赞观音文 不空羂索心咒梵文 5 nguyen tac de tro thanh bac cha me tot hon gởi miền bắc yêu dấu của tôi หลวงป แสง bon phep la cua y 怎么做早课 lac son dai phat 忉利天 tot Thêm nhiều công dụng của thiền được o noi do co hoa da quy Điều cần biết khi ăn cà chua sống Hấp thu nhiều cồn gây suy giảm chức người phật tử với tâm nguyện hoằng 18 kỹ năng sống cho tuổi trẻ báºn đau Pho tượng như người thật ở chùa Quán tinh than tue giac van thu phan 2 để không mê tín phải có chánh tín buoc thu tu hoc tap de tu ai yeu thuong giải mã hiện tượng nhớ về tiền cuoi nam don dep ban tho vao ngay nao Những Thầy Cô tuyệt vời lß tai sao chung ta phai song ky nang tu hoi ban Khắc khoải hoa ban trắng cựu tổng giám mục rowan williams phật thôi kệ chuyện gì rồi cũng qua Phở cuốn chay Saigon Quan điểm của Ðức Phật về thực 唐朝的慧能大师 Lễ húy kỵ Tổ khai sơn Thiên Thai thiền お墓 更地 Đường Thử áp dụng thiền Vipassana trong điều nt bo tat sau 3 lan dai nan NhÃ Æ gieo mam phat phap chua bao gio la de dang