Giác Ngộ - Không hiểu sao mỗi lần xem tivi, nhìn lên màn hình và nghe tiếng hát của nữ nghệ sĩ Bạch Tuyết đóng vai người mẹ hay nữ nghệ sĩ Kim Cương trong vở kịch nói "Bông hồng cài áo" trong vai người con gái phải gánh chè đi bán để nuôi mẹ (do Nghệ sĩ Nhân dân Bảy Nam đóng), là hai hàng nước mắt tôi lại tuôn trào kèm theo tiếng nấc nhè nhẹ!

Tùy bút: Nhớ mẹ

Giác Ngộ - Không hiểu sao mỗi lần xem tivi, nhìn lên màn hình và nghe tiếng hát của nữ nghệ sĩ Bạch Tuyết đóng vai người mẹ hay nữ nghệ sĩ Kim Cương trong vở kịch nói "Bông hồng cài áo" trong vai người con gái phải gánh chè đi bán để nuôi mẹ (do Nghệ sĩ Nhân dân Bảy Nam đóng), là hai hàng nước mắt tôi lại tuôn trào kèm theo tiếng nấc nhè nhẹ!

Tôi lấy tay lau nước mắt rồi tự mình cảm thấy thật kỳ lạ! Vì năm nay tôi đã sáu mươi tuổi mà vẫn còn khóc nhè!

Mẹ tôi đã qua đời vào ngày mồng một tháng Chín năm ngoái (Kỷ Sửu-2009). Đối với mẹ, những gì mà tôi có thể làm được thì tôi đã làm tất cả. Về vật chất, tôi hết lòng lo cho mẹ đầy đủ, nhất là những khi mẹ muốn đi các chùa cúng dường chư Tăng Ni. Dù có hết bao nhiêu tôi cũng cảm thấy vui vì nhận thấy mẹ mình không bỏn sẻn, ích kỷ, không lo cho riêng mình mà chỉ nghĩ đến mọi người, nhất là Tăng Ni trẻ. Về tinh thần, tôi vẫn thường xuyên thăm hỏi, chăm nom mỗi khi mẹ ốm đau.

w - ME.jpg

Mẹ - một tuyệt tác của nhân gian

Mẹ sinh ra chỉ có một mình tôi. Cha tôi chẳng may qua đời quá sớm. Mẹ góa con côi, mẹ tảo tần sớm hôm nuôi tôi ăn học. Được duyên lành và mẹ khuyến tấn, tôi xuất gia từ khi còn rất nhỏ. Từ đấy, mẹ cùi cụi một mình, lam lũ cùng cuộc sống, nhưng mẹ không bao giờ quên Phật pháp. Hàng ngày, mẹ vẫn tiếng kinh, câu kệ. Phải chăng mẹ luôn cầu nguyện cho tôi? Không ở gần tôi nhưng mẹ luôn có mặt đúng lúc bên tôi. Những lúc tôi gặp khó khăn, thiếu thốn, mẹ như bà tiên hay một vị Bồ tát xuất hiện kịp thời lo cho tôi từ miếng cơm, sợi chỉ, dúi cho tôi dăm ba trăm để mua sách, đi xe. Mẹ cho tôi những lời khuyên nhẹ nhàng mà sâu sắc. Tôi nhiều lần mời mẹ đến ở chùa cùng tôi, nhưng mẹ luôn khéo léo từ chối. Mẹ không muốn tôi vướng bận để an tâm tu học. Nhưng khi mẹ vượt qua tuổi "cổ lai hy", sức khỏe giảm nhiều, không ai trông nom, tôi nói mẹ bán nhà đi rồi đưa mẹ vào chùa để tiện bề săn sóc.

Căn nhà của mẹ tôi là một căn nhà nhỏ. Từ chùa đến nhà mẹ chỉ mất 15 phút đi xe gắn máy. Mẹ thui thủi sống một mình. Hàng ngày, vào cuối buổi chiều, tôi đều sắp xếp qua nhà thăm mẹ. Khi mẹ về chùa, chẳng những tôi vui mà các thầy trẻ, các Phật tử ai nấy cũng vui. Dù mẹ không biết chữ nhưng mẹ có thật nhiều kinh nghiệm sống và kinh nghiệm nấu ăn. Các Phật tử đến chùa, trước và sau khi tụng kinh đều đến gặp mẹ để thăm hỏi, đồng thời học thêm nhiều kinh nghiệm sống, cách cư xử ăn ở với mọi người. Mỗi lần trả lời xong, mẹ luôn nở nụ cười hóm hém thật tươi mà những ai đã nhìn thấy một lần thì không bao giờ quên được. Mẹ tôi là thế!

Sau khi mẹ qua đời, tôi được nghe nhiều Phật tử kể lại, đối với những người quen biết và thường gần gũi, mẹ truyền đạt kinh nghiệm thực tiễn về cách hành xử tùy theo hoàn cảnh và sự việc của người đó, chỉ dẫn cho mọi người cách nấu các món ăn ngon, nhanh và gọn.

Đối với Tăng chúng, mẹ tôi vừa quý trọng vừa yêu thương. Mỗi khi có tiền, mẹ thường dành mua bánh, trái - nhất là sầu riêng thật ngon cúng dường cho Tăng chúng. Tăng chúng ở chùa tôi toàn chư Tăng từ 15 tuổi đến 30 tuổi; vậy mà mẹ tôi vẫn thường mua cà-rem cây để dành trong tủ lạnh cho các thầy, các chú ăn. Có đồng tiền là mẹ cúng dường. Lòng mẹ rộng rãi, tâm mẹ bao dung… nên được các Phật tử thương mến, thân thiết, gọi trìu mến là bà nội...

Ở tuổi chín mươi, té lên té xuống, mẹ bị gãy xương chân, xương đùi hai ba lần. Những tưởng mẹ không qua khỏi, nhưng mẹ chuyên tâm điều trị, nghe lời bác sĩ, dần dần có thể đứng lên, đi lại bình thường cứ như một phép mầu. Năm ngoái, chứng cao huyết áp làm mẹ đột quỵ. Mẹ nằm thiêm thiếp, gương mặt vẫn hồng hào, da thịt vẫn căng đầy nhựa sống. Vậy mà mẹ lại ra đi!

Mẹ ơi! Các bác sĩ và con đã làm hết sức để lôi kéo mẹ tiếp tục sống ở bên con. Nhưng định luật vô thường đã cướp đi niềm an ủi của con. Giờ đây, mỗi khi chùa có lễ hội, Phật tử và Tăng chúng không còn nhìn thấy đáng đi lọm khọm nhưng nhanh nhẹn của mẹ. Không còn ai chỉ bảo, khuyên răn. Không còn nghe tiếng cười đôn hậu của mẹ.

Nhìn lên bàn thờ mẹ, hoa vẫn luôn tươi, khói hương luôn nghi ngút… nhưng lòng con không sao nguôi quên được. Mùa Vu lan lại về… Mùa Vu lan đầu tiên con không còn mẹ!

Những năm trước, vào ngày rằm tháng Bảy, các em Gia đình Phật tử đều tổ chức cài hoa hồng. Tôi rất vui và tự hào khi thấy các em cài lên áo tôi một cánh hoa hồng đỏ… và năm nay là năm đầu tiên tôi không còn diễm phúc được cài hoa hồng đỏ nữa, thay vào đó là một đóa hoa hồng trắng - thế là vĩnh viễn tôi không còn mẹ nữa rồi!

Tôi thắp nén hương thành tâm nhớ về mẹ, đồng thời khấn nguyện cho mọi Phật tử còn mẹ, còn cha hãy nhớ và hưởng hạnh phúc này. Đừng làm cha mẹ buồn đau mà mang tội bất hiếu. Tôi đồng cảm với những ai không còn mẹ. Hãy nhớ mẹ và sống cho tốt hơn.

Mẹ ơi! Hình ảnh mẹ không bao giờ phai nhạt trong lòng con.

Thích Đạt Đạo


Về Menu

Tùy bút: Nhớ mẹ

xuân trong tôi ngày ấy và bây giờ オンライン坐禅会 nguoi thay dau tien ngũ cuoc doi thanh tang ananda phan 7 Chuyện về đại sư nhiều cái nhất đức phật qua cái nhìn của danh nhân hay Cổ ai quyết định cuộc đời bạn Bức ảnh đoạt giải World Press Photo năm 人生是 旅程 風景 Chơn thành tay mình nắm mỗi vết thương là một sự trưởng năm điều mà người công giáo có thể 人形供養 大阪 郵送 nhung 横浜 公園墓地 お仏壇 お供え đức phật dài 54 tập minh asvaghosha Nghĩa Ân sư Tết nhớ Tết màu sắc ca sa đàn 曹洞宗 äº ç ¾å é 不空羂索心咒梵文 chí hương vị trà từ nhật bản Đức Dalai Lama người có ảnh hưởng Ăn Chay má³ 四十二章經全文 nao 佛教的出世入世 金宝堂のお得な商品 生前墓 CÃn Thở giữ cho tinh thần yên tĩnh 淨行品全文 佛教标志和纳粹的区别 song khong hoi tiec neu ban lam duoc 15 dieu sau 三宝の恩 luÃ Æ n phổ お墓 viet Sen Hồ Tây Sen làng đã mọc 1 Canh củ năng rong biển Mùa xuân phía trước