GNO - Tháng 3-2016, CDC đã phát hành hướng dẫn kê toa để giới hạn thời gian điều trị bằng thuốc giảm đau...

Tùy tiện dùng thuốc giảm đau gây hại cho sức khỏe!

GNO - Đa số các bệnh nhân được kê toa các thuốc giảm đau nhóm opioid đều do dự “bỏ” đi phần thuốc thừa còn lại sau điều trị, một số ít các bệnh nhân đem thuốc này chia sẻ lại cho người thân và bạn bè. Hiện trạng này được khẳng định bởi một nghiên cứu phát hành cách đây không lâu trên Tạp chí JAMA Y khoa.

a giamdau.jpg
Thuốc giảm đau không phải đồ ăn thức uống,
không tùy tiện chia sẻ và dùng mà không có chỉ định của bác sĩ - Ảnh minh họa

Các chuyên gia thuộc Đại học Johns Hopkins (Maryland) đã tiến hành cuộc khảo sát trên 1.032 người đang sử dụng hoặc đã từng được kê toa điều trị bằng thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid.

Theo đó, có 47% người đang dùng thuốc này, 53% muốn giữ lại thuốc này sau đó và 32% muốn tiếp tục dùng thuốc này. Trong số người đã ngừng sử dụng thuốc thì có đến 61% mua để dùng thêm và 60% trong số nhóm phụ này mua dể dành dùng trong tương lai.

Ngoài ra, chỉ có 7% mang phần thuốc kê toa thừa trả lại cho nhà dược hoặc các nguồn tin cậy khác để tiêu hủy.

“Các thuốc giảm đau này tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn là chúng ta tưởng và việc kê toa quá phổ biến loại thuốc này đang trở thành một ‘đại dịch’ tại Hoa Kỳ và một số nước hiện nay”, chia sẻ của bác sĩ Alene Kennedy-Hendricks, Trường Y khoa Bloomberg thuộc Đại học Johns Hopkins. Các chuyên gia chưa rõ vì sao lượng thuốc kê toa lại dư ra nhưng lý do có thể là vì bác sĩ kê toa nhiều hơn mức bệnh nhân cần.

Theo nghiên cứu này, có đến 20% số người tham gia cho biết họ có chia sẻ thuốc men với ai đó. Điều này cho thấy hiện tượng đáng quan ngại là nhiều người chia sẻ thuốc giảm đau cho bạn bè người thân dùng mà không có chỉ định của bác sĩ. Lý do họ chia sẻ là để người nhà, bạn bè chủ động điều trị các cơn đau của họ hoặc do người đó không đủ điều kiện đi bác sĩ để được kê toa.

Việc chia sẻ phần thuốc còn thừa lại sau kê toa điều trị của bác sĩ cho người khác là một việc làm tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe người được chia sẻ. Theo chuyên gia nghiên cứu cao cấp, bác sĩ Colleen L. Barry, Trung tâm Nghiên cứu Tâm thần và Cai nghiện Đại học Y khoa Bloomberg: Nếu bạn chia sẻ thuốc giảm đau Tylenol cho người khác thì không sao nhưng nếu đem OxyContin cho người khác mà không có chỉ định của bác sĩ thì không nên.

Kết quả nghiên cứu này đánh động các tổ chức y tế công cộng như CDC cần lên tiếng khuyến cáo việc sử dụng thuốc giảm đau nhóm opioid trong thời gian quá lâu, để tránh trường hợp gây nghiện.

Tháng 3-2016, CDC đã phát hành hướng dẫn kê toa để giới hạn thời gian điều trị bằng thuốc giảm đau cho các bệnh nhân mãn tính.

Các chuyên gia nhấn mạnh: “Chúng ta cần thực hiện tốt công tác này, không chỉ vì sức khỏe cá nhân của người bệnh mà còn vì sự an toàn cho các thành viên khác trong gia đình hay bạn bè của bệnh nhân nữa”.

Huệ Trần
(theo Medical Daily)


Về Menu

Tùy tiện dùng thuốc giảm đau gây hại cho sức khỏe!

an chay de bao ve moi truong song pháp duc phat voi thi du ve ngua sân chơi lý thú của tuổi trẻ học phật Ăn chay tốt cho bệnh nhân tiểu đường vÃÆ Quốc Sư Phước Huệ 1869 1945 4 lưu ý khi hấp thu đường 迴向偈 4 lưu ý để bạn có một ngày hoạt Ä Ãªm quán chiếu ngũ uẩn Quán tâm không sinh không diệt nguoi 因无所住而生其心 Vi 法要 回忌 早見表作成 全龍寺 結制 四依法 tim trang Cung hoãƒæ çŠ nhan thua Mứt lạc trong ký ức tuổi thơ Phật 空寂 thien phat giao suy nghi ve kiep nguoi bo tat thua si ma ra con sẽ không đợi con người và triết lý nhân sinh chua dong 4 thứ trên đời tuyệt đối không cổ chùa khải đoan Cà phê không làm não bộ hoạt bát hơn Bưởi お仏壇 お手入れ 乾九 Bắp cải giảm béo chữa tiểu Giải độc cơ thể bằng thức uống pháp luật triều lý chịu ảnh hưởng Chùa Sùng Phúc 怎么做早课 单三衣 chuyen hoa tham san si