GNO - Tháng 3-2016, CDC đã phát hành hướng dẫn kê toa để giới hạn thời gian điều trị bằng thuốc giảm đau...

Tùy tiện dùng thuốc giảm đau gây hại cho sức khỏe!

GNO - Đa số các bệnh nhân được kê toa các thuốc giảm đau nhóm opioid đều do dự “bỏ” đi phần thuốc thừa còn lại sau điều trị, một số ít các bệnh nhân đem thuốc này chia sẻ lại cho người thân và bạn bè. Hiện trạng này được khẳng định bởi một nghiên cứu phát hành cách đây không lâu trên Tạp chí JAMA Y khoa.

a giamdau.jpg
Thuốc giảm đau không phải đồ ăn thức uống,
không tùy tiện chia sẻ và dùng mà không có chỉ định của bác sĩ - Ảnh minh họa

Các chuyên gia thuộc Đại học Johns Hopkins (Maryland) đã tiến hành cuộc khảo sát trên 1.032 người đang sử dụng hoặc đã từng được kê toa điều trị bằng thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid.

Theo đó, có 47% người đang dùng thuốc này, 53% muốn giữ lại thuốc này sau đó và 32% muốn tiếp tục dùng thuốc này. Trong số người đã ngừng sử dụng thuốc thì có đến 61% mua để dùng thêm và 60% trong số nhóm phụ này mua dể dành dùng trong tương lai.

Ngoài ra, chỉ có 7% mang phần thuốc kê toa thừa trả lại cho nhà dược hoặc các nguồn tin cậy khác để tiêu hủy.

“Các thuốc giảm đau này tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn là chúng ta tưởng và việc kê toa quá phổ biến loại thuốc này đang trở thành một ‘đại dịch’ tại Hoa Kỳ và một số nước hiện nay”, chia sẻ của bác sĩ Alene Kennedy-Hendricks, Trường Y khoa Bloomberg thuộc Đại học Johns Hopkins. Các chuyên gia chưa rõ vì sao lượng thuốc kê toa lại dư ra nhưng lý do có thể là vì bác sĩ kê toa nhiều hơn mức bệnh nhân cần.

Theo nghiên cứu này, có đến 20% số người tham gia cho biết họ có chia sẻ thuốc men với ai đó. Điều này cho thấy hiện tượng đáng quan ngại là nhiều người chia sẻ thuốc giảm đau cho bạn bè người thân dùng mà không có chỉ định của bác sĩ. Lý do họ chia sẻ là để người nhà, bạn bè chủ động điều trị các cơn đau của họ hoặc do người đó không đủ điều kiện đi bác sĩ để được kê toa.

Việc chia sẻ phần thuốc còn thừa lại sau kê toa điều trị của bác sĩ cho người khác là một việc làm tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe người được chia sẻ. Theo chuyên gia nghiên cứu cao cấp, bác sĩ Colleen L. Barry, Trung tâm Nghiên cứu Tâm thần và Cai nghiện Đại học Y khoa Bloomberg: Nếu bạn chia sẻ thuốc giảm đau Tylenol cho người khác thì không sao nhưng nếu đem OxyContin cho người khác mà không có chỉ định của bác sĩ thì không nên.

Kết quả nghiên cứu này đánh động các tổ chức y tế công cộng như CDC cần lên tiếng khuyến cáo việc sử dụng thuốc giảm đau nhóm opioid trong thời gian quá lâu, để tránh trường hợp gây nghiện.

Tháng 3-2016, CDC đã phát hành hướng dẫn kê toa để giới hạn thời gian điều trị bằng thuốc giảm đau cho các bệnh nhân mãn tính.

Các chuyên gia nhấn mạnh: “Chúng ta cần thực hiện tốt công tác này, không chỉ vì sức khỏe cá nhân của người bệnh mà còn vì sự an toàn cho các thành viên khác trong gia đình hay bạn bè của bệnh nhân nữa”.

Huệ Trần
(theo Medical Daily)


Về Menu

Tùy tiện dùng thuốc giảm đau gây hại cho sức khỏe!

每年四月初八 câu chuyện tìm phật ở đâu 市町村別寺院数順位 đậu tảng 人生是 旅程 風景 净土网络 父母呼應勿緩 事例 曹洞宗 歌 深恩正 りんの音色 chú dung chet nhu mot ban sao ban giao huong coi so tam Hành thiền 寺庙的素菜 イス坐禅のすすめ 一息十念 vet nguyen tam dich зеркало кракен даркнет Sự thật về Bồ Đề Đạt Ma đại sư cẩn ส วรรณสามชาดก 10 lý do không nên bỏ qua mướp đắng Thức uống có đường làm trẻ dậy Linh chi đỏ Trường Sinh quà tặng bình Tản Ký ức rơm rạ hiếu 7 điều cần biết về sức khỏe 6 công dụng tuyệt vời của Tết cuoc doi van dep sao 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 飞来寺 tu sanakavasa Thực phẩm làm thuốc オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ 白佛言 什么意思 ng bất tùy phân biệt chân Ăn rau quả tươi cũng giúp ích cho tinh Cười 佛教教學 Món ngon Dimsum chay Tuổi trẻ Ngàn việc thiện 五戒十善 皈依是什么意思 k廕篙 忍四