Khoảng 40 tu sĩ Tây Tạng cùng với các nhà điêu khắc tại tu viện Kumbum, một tu viện lớn của dòng Gelukpa ở ngoại ô Tây Ninh, thuộc tây bắc tỉnh Thanh Hải Trung Quốc đã cẩn thận chế tác các bức điêu khắc trên chất liệu bơ trong khuôn viên tu viện
Tuyệt tác tôn dung Đức Phật chế tác trên bơ

Khoảng 40 tu sĩ Tây Tạng cùng với các nhà điêu khắc tại tu viện Kumbum, một tu viện lớn của dòng Gelukpa ở ngoại ô Tây Ninh, thuộc tây bắc tỉnh Thanh Hải (Trung Quốc) đã cẩn thận chế tác các bức điêu khắc trên chất liệu bơ trong khuôn viên tu viện.   Sự tỉ mỉ và kiên nhẫn của người khắc tượng Phật trên bơ được bắt đầu từ tâm nguyện thiện lành và niềm tin sâu sắc vào Đức Phật

Chuẩn bị công phu, chu đáo cho triển lãm

Những tác phẩm kết tinh của sự đào luyện kỹ năng và nuôi dưỡng nội tâm
Truyền thống chạm khắc trên bơ này có lịch sử hơn 400 năm.

Dù khó khăn nhưng các tu sĩ - nghệ nhân không quản ngại vì họ tin rằng việc bản thân cố gắng tạo ra các tác phẩm tuyệt vời nhất chính là lời cầu nguyện cho hòa bình và hạnh phúc thành tâm nhất.

Các tác phẩm điêu khắc sử dụng chất liệu là bơ và màu vô cơ mô tả lời dạy Đức Phật, thể hiện sự tôn kính của các nhà điêu khắc đối với Đức Phật và lời nguyện cầu của họ vào ngày đặc biệt của năm, ngày 14-2 qua.

Theo truyền thống của người Tây Tạng, 14-2 là ngày đánh dấu lễ hội tưởng niệm Phật A Di Đà.

Khi trời nhá nhem tối, người dân sẽ đến các tu viện để lễ Phật và chiêm ngưỡng các tác phẩm điêu khắc bơ, các bích họa (tranh khắc vẽ trên tường) và tranh thêu. Dưới ánh nến được thắp sáng, các bức điêu khắc trở nên rực rỡ, bí ẩn và sống động lạ thường. Quan trọng hơn là các tác phẩm này còn nhắc nhở những lời dạy của Đức Phật về một cuộc sống đức hạnh.

Nghệ thuật điêu khắc bơ này là nghệ thuật vượt qua những thách thức, giới hạn và cả ảnh hưởng về sức khỏe của người điêu khắc. Vì khi bơ tan chảy ở 0 độ, các nghệ nhân phải liên tục nhúng tay và các khối bơ vào nước lạnh đông đá, điều này có thể làm cho các ngón tay bị biến dạng, bị đau khớp vai hoặc chứng thấp khớp do phải làm việc trong phòng có nhiệt độ âm 100C.

Để chế tác ra các bức điêu khắc này, những nghệ nhân phải cầu sự gia hộ của Phật và luôn quán nghĩ đến Phật trong quá trình chế tác. Và theo họ, để cho ra đời những tác phẩm đẹp nhất, người điêu khắc phải có niềm tin mãnh liệt vào Đức Phật.

Để có thể tham gia điêu khắc, phải trải qua gần 10 năm học tập và thực hành và ngày càng ít tu sĩ trẻ tham gia vào công việc điêu khắc này. Đây cũng là mối quan ngại của những tiền bối điêu khắc bơ hiện nay. Từ năm 2006 đến 2013, chính quyền tỉnh Thanh Hải đã hỗ trợ 5,6 triệu yuan để hỗ trợ đào tạo nghệ nhân điêu khắc bơ.

Nghệ thuật điêu khắc trên bơ là di sản văn hóa phi vật thể từ năm 2006

Các tác phẩm tại triển lãm lần này
Ngày triển lãm này thu hút sự tham dự của rất nhiều người vì nghệ thuật điêu khắc bơ được xướng danh là di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2006. Năm ngoái, số khách đến tham quan triển lãm điêu khắc bơ là gần 200.000 người, trong đó có Phật tử và du khách đến từ Tứ Xuyên, Cam Túc, Tây Tạng,…
 
Trần Trọng Hiếu (Theo Xinhuanet)
 

Về Menu

tuyệt tác tôn dung đức phật chế tác trên bơ tuyet tac ton dung duc phat che tac tren bo tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

离开娑婆世界 phÃp nhưng tá ³ 17 to tang gia nan de sanghanandi chuyện ăn chay của các nghệ sĩ Hiến HoẠcoi sach Ăn trái cây có cần đúng lúc không phật giáo cõi dơ và môi trường sống Ăn nhiều muối gây hại cho cơ thể 淨界法師書籍 提等 Nhẫn của Bồ tát thực 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 ï¾ å 白骨观全文 mo rong chu vi cua tu ai tình pháp hữu Cẩn æ ä½ å Cây hoa gạo ngôi tháp cổ và Thầy tôi 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 講演会 禅 tiểu đường Chùa Hội Tôn 간화선이란 Bốn Niệm Xứ tu 空中生妙有 tứ LÃÅ 지장보살본원경 원문 全龍寺 結制 chua con son 加持成佛 是 hoc vận hanh 人鬼和 Lạc Dương Thánh Cảnh quê hương ngài tin tuc phat giao chùa trấn quốc nằm trong top những ngôi Lược khảo về quan hệ thầy trò trong 機十心 人生七苦 Ăn chay sành điệu 一念心性 是