Giác Ngộ - Năm 1986, trong mùa an cư tại trường hạ Tổ đình Vĩnh Nghiêm của Thành hội Phật giáo TP.HCM, Ban chức sự trường hạ có tổ chức thi viết báo tường giữa các chúng với nhau, tôi bấy giờ là một Tăng sĩ trẻ… vinh dự đạt loại giỏi với một bài văn đầy chất Nam Bộ.

Ước vọng cho một tương lai

Giác Ngộ - Năm 1986, trong mùa an cư tại trường hạ Tổ đình Vĩnh Nghiêm của Thành hội Phật giáo TP.HCM, Ban chức sự trường hạ có tổ chức thi viết báo tường giữa các chúng với nhau, tôi bấy giờ là một Tăng sĩ trẻ… vinh dự đạt loại giỏi với một bài văn đầy chất Nam Bộ.

Anh Minh Tâm - phóng viên đến gặp tôi phỏng vấn về sự kiện này, sau đó chị Thái Thanh - Thư ký tòa soạn lúc bấy giờ cũng ngỏ ý mời tham gia cộng tác viết bài cho báo. Cả bác Tổng Biên tập Võ Đình Cường cũng đã có lần lên tiếng đề nghị tôi về làm việc cho báo. Lúc đó báo Giác Ngộ còn là bán nguyệt san với trụ sở tòa soạn là ngôi nhà cũ kỹ, mưa dột tứ bề mà thỉnh thoảng tôi có ghé ngang thăm. Đồng lương và nhuận bút lúc đó không đủ nuôi sống anh em phóng viên nên ai cũng có thêm nghề tay trái là chạy bán báo ngoài để mưu sinh. Do trong thời kỳ bao cấp, báo chí Việt Nam còn quá lạc hậu, Báo Giác Ngộ cũng không ngoài quy luật đó, phải đối diện với rất nhiều khó khăn từ nội dung cho đến khâu phát hành. Ấn tượng nhất là những trang báo in trên giấy đen chế biến từ cây lồ ô với công nghệ in typo (sắp chữ bản kẽm) vẫn đều đặn đến tay bạn đọc như một hành trình kỳ diệu, chứng tỏ những nỗ lực vượt khó của người làm báo Giác Ngộ.

sokyniem.gif

HT Tổng Biên tập, tập thể tòa soạn cùng cộng tác viên
chụp ảnh lưu niệm nhân Ngày Báo chí Việt Nam
năm 2000 - Ảnh tư liệu

Con đường đến với Báo Giác Ngộ của tôi bắt đầu từ cộng tác viên (CTV) rồi chính thức ký hợp đồng làm phóng viên tập sự, phụ trách phát hành, Chủ nhiệm CLB CTV, Phó phòng trị sự và đảm nhiệm mục Danh từ Phật học cùng với anh Nguyễn Thế Đăng, bút hiệu Trùng Hưng (nay là tu sĩ). Công việc lúc đó hoàn toàn mới mẻ đối với một người chưa hề có khái niệm nào về "nghề báo", vì thời điểm đó có sách đâu mà đọc để hiểu làm báo là gì? Tôi đến với Giác Ngộ từ lòng nhiệt tình của người trẻ lao vào công việc mà mình yêu thích. Có thể nói, thời điểm đó tôi là tu sĩ duy nhất có mặt ở đội ngũ phóng viên, cán bộ Báo Giác Ngộ mà sau này cư sĩ Tống Hồ Cầm - Phó Tổng Biên tập thường đề cập với quý thầy và Phật tử khi có dịp: "Thầy Thiện Bảo là vị tu sĩ đầu tiên đến với Báo Giác Ngộ".

Chung quanh tôi là những anh em với đầy những tri kiến thế gian và cái nhìn về vị Tăng cũng có những điều khác với người Phật tử thuần thành, khiến lắm lúc tôi cảm thấy mình lạc lõng vì hoàn cảnh khác xa với đời sống sinh hoạt quen thuộc của ngôi chùa, dù đó là cơ quan Phật giáo. Những va chạm nho nhỏ và nhiều bất đồng trong công việc khiến tôi lắm phen dao động, muốn rời báo để về lại với đời sống không bận rộn của một tu sĩ, nhưng rồi duyên nghiệp vẫn cứ như một định mệnh gắn bó tôi với tờ báo suốt chặng đường hơn 20 năm qua.

Những năm làm báo, tôi có duyên nhiều lần được tháp tùng HT.Thích Thiện Hào lúc đó là Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, Trưởng ban Trị sự THPG TP.HCM trong các chuyến công tác miền Tây, miền Trung rồi cao nguyên... Do có lợi thế là tu sĩ nên mọi chuyến công tác và các hội nghị của Giáo hội, tôi đều tham dự, một phần cũng do lòng nhiệt tình, hơn nữa anh em trong tòa soạn không ai muốn đi xa, do điều kiện không có kinh phí công tác cũng như không hưởng được nhuận bút bù đắp là bao nhiêu, trong khi hầu hết mọi người chủ yếu sống bằng khoản kiếm được từ… nghề tay trái.

Sự gắn kết với vị tôn túc lãnh đạo Giáo hội qua việc không ngại gian khó đường xa cộng thêm tuổi già miễn làm sao đem lại sự ổn định cho Phật giáo địa phương trong điều kiện có phần bức ngặt thời bấy giờ, đã giúp tôi nhận ra chân diện mục của tư tưởng xuất trần thượng sĩ của bậc cao tăng. Có thể nói, bước chân vị Đại lão Hòa thượng mà bề dày lịch sử gắn liền với công cuộc đấu tranh giữ nước của dân tộc - in dấu đến nơi đâu thì nơi đó tình hình Phật giáo được ổn định. Kinh nghiệm này như chất xúc tác giúp tôi trưởng thành trong môi trường với nhiều trải nghiệm qua cọ xát thực tế.

Trong những năm làm phóng viên, tôi không thể quên được cảm giác trong lần nhận giải báo chí của Hội Nhà báo TP từ bài viết về lớp học tình thương chùa Châu Lâm (quận Bình Thạnh), tổ chức tại Đài Phát thanh thành phố. Khi tôi bước lên bục nhận giải, nhiều ánh mắt nhìn với vẻ vừa ngạc nhiên vừa lạ lẫm: "Sao lại có ông thầy tu làm báo?". Lãnh đạo Hội Nhà báo TP cũng như hội đồng giám khảo chấm bài như anh Thẩm Tuyên (lúc đó là Thư ký tòa soạn Báo Người Lao Động) và một số nhà báo ngoài xã hội mà tôi chưa từng quen biết cũng đã đến thăm hỏi, chúc mừng và mong muốn được trao đổi.

Là cơ quan ngôn luận chính thức của Phật giáo cả nước, Báo Giác Ngộ đang có nhiều lợi thế để khai thác hết tiềm năng và thế mạnh của mình. Trong chặng đường 35 năm qua, và cả thời điểm hiện nay cho dù có sự xuất hiện của nhiều ấn phẩm, tạp chí Phật giáo, nhưng thương hiệu Báo Giác Ngộ đã được bạn đọc khắp nơi biết đến, dù có thể còn có nhiều điều chưa làm hài lòng bạn đọc sau những gì thể hiện trên trang báo thời gian qua. Trong sự góp duyên với Báo Giác Ngộ, bản thân tôi đã chiêm nghiệm và chia ra 2 giai đoạn: 10 năm làm việc ở thời kỳ đầu và 10 năm được lãnh đạo giao nhiệm vụ làm công tác biên tập, tất cả đều thể hiện sự chuyển mình thay da đổi thịt theo từng năm tháng. Mỗi giai đoạn luôn có những khó khăn và thuận lợi để đưa được tờ báo đến tay người đọc chính là niềm vui lớn nhất của người làm báo khi ấn phẩm được hoàn thành từ nhà in chở về, lật từng trang báo và tạm an tâm không thấy sai sót, không có phản ảnh nào để rồi lại bắt tay làm số báo kế tiếp…

35 năm là tuổi trưởng thành của một đời người. Nhìn lại những gì đã đi qua và đồng hành cùng Giác Ngộ suốt chặng đường hơn 20 năm, từ một vị Tăng sĩ trẻ nhiều bỡ ngỡ ở giai đoạn đầu, bây giờ tôi đã thực sự bước vào tuổi 60, độ tuổi đang đứng trước ngưỡng cửa "Bạch phát tiên thôi xuất, thực khả tri sinh tử…" (tóc trắng đuổi tóc đen, có thể hiểu về sự sinh tử...).

Sự nghiệp thúc đẩy phát triển của một tờ báo Phật giáo đang phải đối diện với nhiều khó khăn trước mắt, trong đó tính cạnh tranh quyết liệt của nền kinh tế thị trường đòi hỏi Báo Giác Ngộ phải tự thay đổi, cải tiến về mọi mặt nhằm đáp ứng niềm mong đợi của Tăng Ni, Phật tử cả nước. Bước vào tuổi 35, chúng ta có quyền mơ ước và kỳ vọng Báo Giác Ngộ sẽ trở thành nhật báo vào những năm kế tiếp của thế kỷ XXI. Đây hoàn toàn là mơ ước chính đáng, như cổ đức đã nói "Nhật tân, nhật tân, hựu nhật tân" (Mỗi ngày mỗi mới, mỗi ngày mỗi mới, lại mỗi ngày mỗi mới).

Thích Thiện Bảo


Về Menu

Ước vọng cho một tương lai

Lai ト妥 忉利天 4 thu tren doi tuyet doi khong duoc no du la nguoi Kính áp tròng có gây nguy hiểm cho mắt van thực xÃƒÆ 五藏三摩地观 những cái vui trong đạo phật Stress có liên quan tới suy giảm trí nhớ 3 cau chuyen xuc dong ve gia dinh ban nen doc 1 cai toi va minh triet ve cai toi so luot ve cuoc doi truong lao hoa thuong thich phải có con mắt trạch pháp khi nghe kinh 佛說父母恩重難報經 tuong của Ấn cuộc sống là như thế mot 皈依的意思 ai ơi nghĩ lại mà tu bạn có tin tưởng tái sinh không 首座 Rau cải thực phẩm làm giảm tác hại 4 thứ trên đời tuyệt đối không con đường duy nhất để thay đổi vận Húy kỵ Đệ nhất Tổ sư Sắc tứ Thiên 五痛五燒意思 3 cây chổi quét sạch mọi âu lo mỗi LÃÅ Vì sao con người sợ tuổi già Một thiên thu tuyệt tác 横浜 公園墓地 Khánh Hòa Lễ húy kỵ Tổ Phước Tường kha hay doc khi con chua muon thanh thiếu niên pt chùa bằng mừng ngày tâm sự của một bác sỹ bị ung thư tinh than tue giac van thu phan i hoa phuoc duoi goc nhin cua phat giao su that dang sau thuc pham cuộc đời chỉ là tương đối Mat 菩提 Ngưu bàng hầm mơ muối pháp môn tịnh độ là pháp môn dựa trên nhìn truyện kiều qua con mắt phật học sống trong tỉnh thức