Việc uống thuốc chia thành nhiều dạng khác nhau: nuốt nguyên viên, nhai hoặc viên thuốc được đặt dưới lưỡi, kẹo ngậm...

Uống thuốc sao cho đúng

11uongthuocsaochodung.jpg

Không nên tự ý bẻ thuốc để uống cho dễ hơn - Ảnh: T.T.D.

Dược phẩm sau khi nuốt sẽ “ngao du” từ dạ dày qua ruột non rồi đi vào hệ tuần hoàn máu, sau đó được máu “áp tải” tới các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Quá trình này gọi là sự hấp thụ thuốc.

Dạng viên nén và viên nang

Sự hấp thụ thuốc phụ thuộc nhiều yếu tố như dạng thuốc bệnh nhân sử dụng (viên nén, viên trần hay viên được bao phim, dạng thuốc nước...), uống thuốc trước khi ăn, sau khi ăn hoặc uống khi bụng đói, sự phản ứng hóa học giữa dược phẩm và dịch acid trong hệ tiêu hóa, sự tương tác giữa dược phẩm này khi uống chung với các loại dược phẩm khác...

Một cách dùng rất phổ thông là uống chung với nước đun sôi để nguội. Không uống chung với những loại nước khác như nước ép trái cây. Ví dụ thuốc hạ cholesterol Statins và thuốc Viagra sẽ gây ra những tác dụng phụ rất nguy hiểm. Còn sữa sẽ “phế võ công” của các loại kháng sinh, chẳng hạn như Ciprofloxacin.

Khi sử dụng dược phẩm đường uống, cần được dược sĩ hay bác sĩ tư vấn nên uống thuốc lúc đói hay lúc no, sau khi ăn hay trong khi ăn... Đây là một khâu rất quan trọng vì thực phẩm trong dạ dày hoặc ruột non có thể can thiệp vào quá trình hòa tan của thuốc và làm ảnh hưởng đến hấp thu thuốc.

Cũng cần lưu ý là không nên bẻ, nghiền hay nhai trước khi nuốt. Có rất nhiều loại viên nén được “thiết kế” để cho tác động kéo dài bằng cách bao phim bên ngoài và đòi hỏi phải được nuốt nguyên viên.

Dạng lỏng

Thuốc dạng lỏng rất thích hợp cho trẻ em và người già vì những đối tượng này hay gặp tình trạng khó nuốt thuốc. Có nhiều thuốc dạng lỏng (gồm kê toa và cả không kê toa) dành cho trẻ được thêm mùi nhằm che giấu vị khó chịu của thuốc.

Đối với những loại thuốc dạng lỏng trước khi uống cần phải lắc chai. Trước đây, để đong liều thuốc nước người ta thường dùng muỗng cà phê tương đương 5ml. Tuy nhiên sau này có nhiều loại muỗng dung tích khác nhau. Vì vậy thuốc dạng lỏng phải được đo lường bằng một dụng cụ chính xác như ly có chia vạch thể tích...

Khi thuốc dạng lỏng được bác sĩ kê cho trẻ sơ sinh, các bà mẹ cần phải kiểm tra liều dùng, cách dùng với một bác sĩ nhi khoa.

Thuốc ngậm dưới lưỡi

Rất nhiều dạng thuốc được uống bằng cách đặt dưới lưỡi hoặc ở khoang giữa răng dưới và môi dưới. Những loại dược phẩm này (thường là những chế phẩm nitroglycerin dùng trong các bệnh đau thắt ngực hoặc cai nghiện heroin...) được hấp thu rất nhanh chóng vào tuần hoàn máu nhằm mang lại tác động cấp thời.

Và một số loại khác

Một số loại dược phẩm dùng đường miệng được sử dụng bằng cách nhai hoặc đặt trên lưỡi cho tan từ từ. Những loại dược phẩm này thường không cần bác sĩ kê toa. Người uống thuốc phải nhai cho đến khi chúng tan hoàn toàn chứ không được nuốt nguyên viên.

Ngoài ra, một số dược phẩm sẽ được bào chế ở dạng kẹo cao su. Những thuốc này cần nhai khoảng 30 phút nhằm giúp dược chất phóng thích hoàn toàn. Dạng này dùng cho dược phẩm cai nghiện thuốc lá hoặc giảm đau.

Cuối cùng là dược phẩm chế dưới dạng kẹo ngậm và phải ngậm như kẹo đến khi tan hoàn toàn chứ không được nuốt nguyên viên.

Theo Tuổi Trẻ


Về Menu

Uống thuốc sao cho đúng

Giáo đọc bài thơ cõi vô thường của hàn 般若蜜 mo cõi y 01 trong tấm gương của cái chết phat Duong lá ÿ 横浜 公園墓地 å ç Phật đản nhớ Phật tuÇ nữ nhac Nhóm trẻ nào có nguy cơ tử vong cao to dinh thien lam gi đậu khóa 八吉祥 ï¾ å học phật Tiểu sử cố đại lão HT Thích Thanh Lý tôn Hệ mot coi di ve trinh cong son bắc Stress lây qua đường email hàng Âm hàn quốc triển lãm nghệ thuật đương việt Ï 五痛五燒意思 cổ ÄÆ thở Rau củ quả giúp cai thuốc lá hiệu quả Hai người mẹ của Đức Phật ï¾ ï½½ 白骨观 危险性 Þ c½u câu cuối cùng nói với mẹ 佛教典籍的數位化結集 不空羂索心咒梵文