Việc uống thuốc chia thành nhiều dạng khác nhau: nuốt nguyên viên, nhai hoặc viên thuốc được đặt dưới lưỡi, kẹo ngậm...

Uống thuốc sao cho đúng

11uongthuocsaochodung.jpg

Không nên tự ý bẻ thuốc để uống cho dễ hơn - Ảnh: T.T.D.

Dược phẩm sau khi nuốt sẽ “ngao du” từ dạ dày qua ruột non rồi đi vào hệ tuần hoàn máu, sau đó được máu “áp tải” tới các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Quá trình này gọi là sự hấp thụ thuốc.

Dạng viên nén và viên nang

Sự hấp thụ thuốc phụ thuộc nhiều yếu tố như dạng thuốc bệnh nhân sử dụng (viên nén, viên trần hay viên được bao phim, dạng thuốc nước...), uống thuốc trước khi ăn, sau khi ăn hoặc uống khi bụng đói, sự phản ứng hóa học giữa dược phẩm và dịch acid trong hệ tiêu hóa, sự tương tác giữa dược phẩm này khi uống chung với các loại dược phẩm khác...

Một cách dùng rất phổ thông là uống chung với nước đun sôi để nguội. Không uống chung với những loại nước khác như nước ép trái cây. Ví dụ thuốc hạ cholesterol Statins và thuốc Viagra sẽ gây ra những tác dụng phụ rất nguy hiểm. Còn sữa sẽ “phế võ công” của các loại kháng sinh, chẳng hạn như Ciprofloxacin.

Khi sử dụng dược phẩm đường uống, cần được dược sĩ hay bác sĩ tư vấn nên uống thuốc lúc đói hay lúc no, sau khi ăn hay trong khi ăn... Đây là một khâu rất quan trọng vì thực phẩm trong dạ dày hoặc ruột non có thể can thiệp vào quá trình hòa tan của thuốc và làm ảnh hưởng đến hấp thu thuốc.

Cũng cần lưu ý là không nên bẻ, nghiền hay nhai trước khi nuốt. Có rất nhiều loại viên nén được “thiết kế” để cho tác động kéo dài bằng cách bao phim bên ngoài và đòi hỏi phải được nuốt nguyên viên.

Dạng lỏng

Thuốc dạng lỏng rất thích hợp cho trẻ em và người già vì những đối tượng này hay gặp tình trạng khó nuốt thuốc. Có nhiều thuốc dạng lỏng (gồm kê toa và cả không kê toa) dành cho trẻ được thêm mùi nhằm che giấu vị khó chịu của thuốc.

Đối với những loại thuốc dạng lỏng trước khi uống cần phải lắc chai. Trước đây, để đong liều thuốc nước người ta thường dùng muỗng cà phê tương đương 5ml. Tuy nhiên sau này có nhiều loại muỗng dung tích khác nhau. Vì vậy thuốc dạng lỏng phải được đo lường bằng một dụng cụ chính xác như ly có chia vạch thể tích...

Khi thuốc dạng lỏng được bác sĩ kê cho trẻ sơ sinh, các bà mẹ cần phải kiểm tra liều dùng, cách dùng với một bác sĩ nhi khoa.

Thuốc ngậm dưới lưỡi

Rất nhiều dạng thuốc được uống bằng cách đặt dưới lưỡi hoặc ở khoang giữa răng dưới và môi dưới. Những loại dược phẩm này (thường là những chế phẩm nitroglycerin dùng trong các bệnh đau thắt ngực hoặc cai nghiện heroin...) được hấp thu rất nhanh chóng vào tuần hoàn máu nhằm mang lại tác động cấp thời.

Và một số loại khác

Một số loại dược phẩm dùng đường miệng được sử dụng bằng cách nhai hoặc đặt trên lưỡi cho tan từ từ. Những loại dược phẩm này thường không cần bác sĩ kê toa. Người uống thuốc phải nhai cho đến khi chúng tan hoàn toàn chứ không được nuốt nguyên viên.

Ngoài ra, một số dược phẩm sẽ được bào chế ở dạng kẹo cao su. Những thuốc này cần nhai khoảng 30 phút nhằm giúp dược chất phóng thích hoàn toàn. Dạng này dùng cho dược phẩm cai nghiện thuốc lá hoặc giảm đau.

Cuối cùng là dược phẩm chế dưới dạng kẹo ngậm và phải ngậm như kẹo đến khi tan hoàn toàn chứ không được nuốt nguyên viên.

Theo Tuổi Trẻ


Về Menu

Uống thuốc sao cho đúng

Cao huyết áp ít nhiều người chưa Þ ทาน 上座部佛教經典 chua tien chau đức phật nhập thế độ sanh họa phước đến từ đâu Chuyện về đại sư nhiều cái cầu nguyệnlà chánh tín hay mê tín บทสวด ç ô nhiễm môi trường đến từ ô Thuốc lá điện tử cũng gây hại có liệu pháp mới làm chậm tiểu 寺庙黄墙 bánh xèo chay NhÃƒÆ kinh hành trình siêu ý niệm chuyện 每年四月初八 雀鸽鸳鸯报是什么报 唐安琪丝妍社 Gạo Mùa Vu Lan nhớ mẹ Tưởng niệm Thánh tử đạo Thích nữ Vô tình thuyết pháp 白佛言 什么意思 麓亭法师 зеркало кракен даркнет chương xii về trí bân và giải Chuyện bên lề Hội nghị Sakyadhita 仏壇 おしゃれ 飾り方 Tức Ç bi ai lon nhat cua doi nguoi la do Bốn mươi ba công án của Trần Thái 一息十念 niết 华藏净宗弘化网 đạo đức nhân quả trong đời sống xã Phật giáo 市町村別寺院数 借香问讯 是 Lễ húy kỵ Tổ khai sơn Thiên Thai Dạ dày thich 药师经 tay trang cuoc doi vo thuong vo san vua Lời khẩn cầu trong đêm