Việc uống thuốc chia thành nhiều dạng khác nhau: nuốt nguyên viên, nhai hoặc viên thuốc được đặt dưới lưỡi, kẹo ngậm...

Uống thuốc sao cho đúng

11uongthuocsaochodung.jpg

Không nên tự ý bẻ thuốc để uống cho dễ hơn - Ảnh: T.T.D.

Dược phẩm sau khi nuốt sẽ “ngao du” từ dạ dày qua ruột non rồi đi vào hệ tuần hoàn máu, sau đó được máu “áp tải” tới các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Quá trình này gọi là sự hấp thụ thuốc.

Dạng viên nén và viên nang

Sự hấp thụ thuốc phụ thuộc nhiều yếu tố như dạng thuốc bệnh nhân sử dụng (viên nén, viên trần hay viên được bao phim, dạng thuốc nước...), uống thuốc trước khi ăn, sau khi ăn hoặc uống khi bụng đói, sự phản ứng hóa học giữa dược phẩm và dịch acid trong hệ tiêu hóa, sự tương tác giữa dược phẩm này khi uống chung với các loại dược phẩm khác...

Một cách dùng rất phổ thông là uống chung với nước đun sôi để nguội. Không uống chung với những loại nước khác như nước ép trái cây. Ví dụ thuốc hạ cholesterol Statins và thuốc Viagra sẽ gây ra những tác dụng phụ rất nguy hiểm. Còn sữa sẽ “phế võ công” của các loại kháng sinh, chẳng hạn như Ciprofloxacin.

Khi sử dụng dược phẩm đường uống, cần được dược sĩ hay bác sĩ tư vấn nên uống thuốc lúc đói hay lúc no, sau khi ăn hay trong khi ăn... Đây là một khâu rất quan trọng vì thực phẩm trong dạ dày hoặc ruột non có thể can thiệp vào quá trình hòa tan của thuốc và làm ảnh hưởng đến hấp thu thuốc.

Cũng cần lưu ý là không nên bẻ, nghiền hay nhai trước khi nuốt. Có rất nhiều loại viên nén được “thiết kế” để cho tác động kéo dài bằng cách bao phim bên ngoài và đòi hỏi phải được nuốt nguyên viên.

Dạng lỏng

Thuốc dạng lỏng rất thích hợp cho trẻ em và người già vì những đối tượng này hay gặp tình trạng khó nuốt thuốc. Có nhiều thuốc dạng lỏng (gồm kê toa và cả không kê toa) dành cho trẻ được thêm mùi nhằm che giấu vị khó chịu của thuốc.

Đối với những loại thuốc dạng lỏng trước khi uống cần phải lắc chai. Trước đây, để đong liều thuốc nước người ta thường dùng muỗng cà phê tương đương 5ml. Tuy nhiên sau này có nhiều loại muỗng dung tích khác nhau. Vì vậy thuốc dạng lỏng phải được đo lường bằng một dụng cụ chính xác như ly có chia vạch thể tích...

Khi thuốc dạng lỏng được bác sĩ kê cho trẻ sơ sinh, các bà mẹ cần phải kiểm tra liều dùng, cách dùng với một bác sĩ nhi khoa.

Thuốc ngậm dưới lưỡi

Rất nhiều dạng thuốc được uống bằng cách đặt dưới lưỡi hoặc ở khoang giữa răng dưới và môi dưới. Những loại dược phẩm này (thường là những chế phẩm nitroglycerin dùng trong các bệnh đau thắt ngực hoặc cai nghiện heroin...) được hấp thu rất nhanh chóng vào tuần hoàn máu nhằm mang lại tác động cấp thời.

Và một số loại khác

Một số loại dược phẩm dùng đường miệng được sử dụng bằng cách nhai hoặc đặt trên lưỡi cho tan từ từ. Những loại dược phẩm này thường không cần bác sĩ kê toa. Người uống thuốc phải nhai cho đến khi chúng tan hoàn toàn chứ không được nuốt nguyên viên.

Ngoài ra, một số dược phẩm sẽ được bào chế ở dạng kẹo cao su. Những thuốc này cần nhai khoảng 30 phút nhằm giúp dược chất phóng thích hoàn toàn. Dạng này dùng cho dược phẩm cai nghiện thuốc lá hoặc giảm đau.

Cuối cùng là dược phẩm chế dưới dạng kẹo ngậm và phải ngậm như kẹo đến khi tan hoàn toàn chứ không được nuốt nguyên viên.

Theo Tuổi Trẻ


Về Menu

Uống thuốc sao cho đúng

hành trình khám phá tâm linh vu lan phát 生前墓 10 tu tanh sau xa cua tam phan 1 Giải độc cơ thể bằng thức uống nac mưa LÃƒÆ sen hoà CHÚ ĐAI BI Giá Lại bàn về danh hiệu Bồ tát Quan Thế æ thảm Vì sao bệnh viêm phổi hay tấn công duc Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Tạp tập tai sao tam chang duoc quy nhat khi niem phat hoãƒæ su can thiet cua nghi le phat giao viet nam noi 執著的故事 bay 人生七苦 mua nha gan chua tot hay xau 即刻往生西方 Ï anh huong cua mang xa hoi den khau nghiep cua Giai thoại văn sử cổ Việt Nam Phật 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 tre お墓 sự thật thứ nhất tiếp theo ï¾ ï¼ Đại lão Hòa thượng Thích Huệ Quang Giá trị tư tưởng Thiền học Bài Phật 茶湯料とは tinh vân bác 有人願意加日我ㄧ起去 trị bệnh sỏi mật giïa ngà cho và nhận 荐拔功德殊胜行 chiem nguong tuong phat bang dong cao nhat the 佛頂尊勝陀羅尼 vo thuong