LTS: Nhân dịp ngài Gyalwang Drukpa thứ 12, Trưởng Drukpa Lineage/Sect (Dòng phái Rồng), một tông phái nhỏ của Phật giáo Tây Tạng, sang thăm Việt Nam lần thứ 3, Giác Ngộ Online xin giới thiệu bạn đọc vài thông tin cơ bản liên quan đến xuất xứ thành lập dòng phái này.

	Vài nét về sơ tổ sáng lập dòng Trưởng Drukpa Lineage-Tây Tạng

Vài nét về sơ tổ sáng lập dòng Trưởng Drukpa Lineage-Tây Tạng

LTS: Nhân dịp ngài Gyalwang Drukpa thứ 12, Trưởng Drukpa Lineage/Sect (Dòng phái Rồng), một tông phái nhỏ của Phật giáo Tây Tạng, sang thăm Việt Nam lần thứ 3, Giác Ngộ Online xin giới thiệu bạn đọc vài thông tin cơ bản liên quan đến xuất xứ thành lập dòng phái này.

(GNO): Lạt-ma Gyalwang Drukpa đời thứ 1, Drogon Tsangpa Gyare Yeshe Dorje, sinh năm 1161 tại Nyangto Shulay, tỉnh Tsang, Tây Tạng. Lúc ngài chào đời, người ta thấy xuất hiện các chỉ dấu khác thường và những điềm lành. Khi ngài sinh ra, ngài nằm gọn trong một bọc màng. Vì quá sợ hãi nên cha mẹ ngài đã vất bỏ ngài. Một con đại bàng, mà thực chất xuất thân từ Không Hành Nữ (Dakini), đã dùng đôi cánh khổng lồ của nó để che chở ngài, cho đến khi đứa bé dùng chân đạp vỡ bọc màng, in dấu chân sâu xuống một tảng đá bên cạnh.

tsangpagyare.gif

Chân dung Lạt-ma Gyalwang Drukpa đời thứ 1

Sau khi chào đời, Tsangpa Gyare được vài đại sư (siddhas) thời bấy giờ công nhận và nuôi dưỡng. Tin tức về sự sinh hạ khác thường của cậu bé Tsangpa Gyare ngay tức khắc được truyền đi trong làng, đã thu hút nhiều người tập trung về nơi cậu bé cư trú với ý định nhận được sự chúc phúc của cậu. Tuy nhiên, cậu bé còn quá trẻ con nên thích chơi đùa với đám trẻ đồng lứa. Cậu bé thường ngồi trên một tảng đá, giảng giáo lý nhà Phật cho đám trẻ. Bé Tsangpa Gyare khôn lớn dần, trở thành một đại sư trong truyền thống Kinh Văn thừa (Sutrayana) và Mật thừa (Tantrayana).

Khi trưởng thành, Tsangpa Gyare trở thành đệ tử của đại sư Lingchen Repa, người tinh thông Đại thủ ấn (Mahamudra) và Lục Du-già (Six Yogas) của đại sư Naropa. Nhờ tinh luyện năng lượng (prana) theo hệ thống kinh mạch vi tế (nadis - subtle channels) và rèn luyện nội lực chịu đựng sự nóng lạnh (tummo), ngài trở nên miễn nhiễm với thời tiết cực nóng – cực lạnh. Thậm chí, trong các núi tuyết, ngài chỉ mặc duy nhất một bộ y bằng vải cotton trắng, và nổi tiếng như đức Milarepa, vì “repa” là hành giả du-già mặc áo vải.

Sau khi đắc pháp, Lạt-ma Tsangpa Gyare đi đến Lodrak, miền Trung Tây Tạng. Tại đây ngài tiết lộ kho báu về những chỉ dẫn thiền định bí truyền, gọi là Lục Vị Bình đẳng (The Six Equal Tastes) mà lạt-ma Rechungpa, đệ tử như mặt trăng của đại sư Milarepa, đã mang trở về từ Ấn Độ và đã giấu kín. Lục Vị Bình đẳng được một nhân vật xứng đáng tái khám phá tại thời điểm thích hợp vì lợi ích của các thế hệ tương lai. Sau đó, sau khi tọa thiền dưới một gốc cây không thay đổi tư thế trong 3 tháng, 7 đức Phật xuất hiện trước ngài, tiết lộ những hướng dẫn tinh túy bí truyền mà ngài gọi là 7 pháp hạnh vận (The Seven Auspicious Teachings).

Theo lời chỉ dạy của bổn sư Lingchen Repa, là nên phổ biến pháp môn này một cách rộng rãi, lạt-ma Tsangpa Gyare đã sáng lập tu viện Shedrup Choekhor Ling tại Ralung, tỉnh Tsang. Sau đó, lạt-ma Tsangpa Gyare đi đến U thành lập một tu viện lớn tại một địa điểm đặc biệt thích hợp cho việc thực hành tâm linh. Khi ngài và các đệ tử đến Namgyi-phu, 9 con rồng (sau đó được cho là hiện hình của 9 đại thành tựu giả Ấn Độ - Indian mahasiddhas) bật dậy từ mặt đất bay lên không trung, đồng thời rống lên như sấm, trong lúc đó hoa trên trời tuông xuống như mưa một cách kỳ lạ. Vì vậy, dòng truyền thừa này được gọi là Tông phái Rồng (Dragon Sect hoặc Drukpa. Drukpa tiếng Tây Tạng nghĩa là rồng). Tu viện Druk Sewa Jangchub Ling (Nơi Tỉnh thức của Dòng Rồng Sau cùng - The Awakening Place of the Ultimate Dragon Lineage) được thành lập ở đó, vẫn còn là tu viện chính của dòng Drukpa trong một thời gian dài, và địa điểm mà lạt-ma Tsangpa Gyare đã đến được gọi là Nam Druk, nghĩa văn học là Rồng xanh da trời (Sky Dragon) để tưởng niệm sự xuất hiện điềm lành của 9 con rồng.

Lạt-ma Tsangpa Gyare đã phát hiện một phần thánh địa hành hương Tsari, một nơi đầy sức mạnh huyền bí của thần Chakrasamvara. Tại linh địa này, Lạt-ma Tsangpa Gyare gặp Yidam Chakrasamvara, người tiên đoán ngài sẽ là Phật Möepa tương lai. Theo các chỉ dẫn bí truyền của các Không Hành Nữ (dakinis), ngài cũng chế ra nhiều kho báu có thể đắc Pháp (treasures of Dharma accessible) ở miền Nam Tây Tạng. Do sự chứng đạt tâm linh, nên lạt-ma Gyalwang Drukpa đời thứ I được gọi là Druk Thamchay Khyenpa (Long Vương- the Omniscient Dragon), hay được gọi một cách tôn kính là Je Drukpa (Đức Đạo sư Rồng - Lord Dragon-Master) hay là The Drukchen (Rồng Lớn - the Great Dragon). Mặc dù thường được gọi là Drukchen Rinpoche, đạo hiệu chính của vị lạt-ma giác ngộ này, nhưng tất cả hóa thân của ngài đều gọi là Gyalwang Drukpa.

Lạt-ma Tsangpa Gyare là đạo sư nổi tiếng. Đôi khi, chỉ trong một buổi thuyết pháp của ngài đã có khoảng 50 ngàn người đến dự. Một báo cáo nói rằng, ngài có 88 ngàn đệ tử xuất sắc. Trong số đó, 28 ngàn người là hành giả du-già giác ngộ. Tăng đoàn của ngài nổi tiếng thanh tịnh, giản dị, khổ hạnh và uyên thâm giáo pháp. Lạt-ma Tsangpa Gyare đã viết một sớ giải nổi tiếng về Mật thừa Chakrasamvara (Hạnh phúc thừa hay Thống nhất thừa - Wheel of Perfect Bliss' or 'Wheel of Union), được giảng dạy rộng rãi.

Lạt-ma Tsangpa Gyare viên tịch năm 1211, trụ thế 51 tuổi. Sau khi hỏa táng nhục thân ngài, tim, lưỡi, và mắt của ngài vẫn còn nguyên vẹn, không cháy. Xương sọ của ngài có hình ảnh Bồ-tát Quán Âm, Bồ-tát Văn Thù và Kim cương thủ. 21 hình ảnh Bồ-tát Quan Âm xuất hiện trên 21 đốt xương sống của ngài. Vì xá lợi của lạt-ma Tsangpa Gyare biểu thị các hình thức khác nhau của đức Bồ-tát Chenrezig (Bồ-tát Đại từ), nên các đệ tử của ngài tin tưởng mạnh mẽ rằng ngài thật sự là hóa thân của một vị Bồ-tát. Điều này lý giải tại sao lạt-ma Tsangpa Gyare tái sinh hết đời này đến đời khác, để chăm sóc hạnh phúc của chúng sinh, nhất là những ai bước theo dấu chân của dòng Rồng (Dragon lineage). Lạt-ma Tsangpa Gyare tiên đoán rằng, trước khi ngài tái thế để đích thân hướng dẫn mọi người, sẽ có 9 người giữ pháp tòa (nine seat-holders) với hiệu là Sengey (tiếng Tây Tạng nghĩa là sư tử), sau 9 người này là 3 người giữ ngai vàng (three throne holders), là hóa thân của Bồ-tát Quán Âm, Văn Thù Sư Lợi và Kim cương thủ, kế vị ngài.

Trong số các đệ tử của ngài, lạt-ma Gyalwa Gotsangpa truyền bá truyền thống Drukpa ở miền Tây Tây Tạng. Đệ tử của lạt-ma Gyalwa Gotsangpa được gọi là đệ tử của Tông phái Drukpa Thượng (Upper Drukpa School). Các đệ tử của lạt-ma Choje Lorepa, một học trò khác của Lạt-ma Tsangpa Gyare, tách ra thành lập Tông phái Drukpa Hạ (Lower Drukpa School). Lạt-ma Onray Dharma Singhe thành lập Tông phái Drukpa Trung (Central Drukpa School). Và lạt-ma Pariwa lập nên Dòng Đại Nam tử Tâm linh (Great Spiritual Sons Lineage) thuộc Tông phái Drukpa Trung. Một đệ tử khác của Tsangpa Gyare là Phajo Druggom Zhigpo (1184 - 1251), rời Tây Tạng đến Bhutan sau khi lời tiên đoán của thầy ngài chỉ dẫn ngài đi về hướng nam của Tây Tạng. Lạt-ma Phajo Druggom Zhigpo đã sáng lập những tự viện đầu tiên của dòng Drukpa tại Phachok Deng và Tango, Bhutan.

* Nguyên tác: The 1st Gyalwang Drukpa (1161-1211)

Thích Minh Trí dịch theo drukpa.org


Về Menu

Vài nét về sơ tổ sáng lập dòng Trưởng Drukpa Lineage Tây Tạng

火浣布袈裟 thiền 簡単便利戒名授与水戸 m¹ 履职总结 Người xuất gia 印順法師的大乘密教觀點之探討 Xương rồng န နက စ န င အတ thuÑc dai duc hang thiet voi cong hanh tam bo nhat bai 楞嚴咒 福袋 忏悔 不可信汝心 汝心不可信 giau trạng åœ Ăn chay ngày ấy Bác sĩ Erich Wulff 生靈 Tưởng niệm Đức Đệ nhất Pháp chủ hãy sống 365 ngày trọn vẹn cùng chữ tinh thần doanh nhân thế kỷ 21 mục đích của cuộc đời là gì bo ñã 须弥山顶卅三天 ع٧٨ ١٣ khai 仏壇の線香の位置 Trá Tinh 阿罗汉需要依靠别人的记别 Mộc miên 法华经 Một số nghi lễ trong Phật giáo Theravāda Quả chanh và nhiều công dụng tốt 葛飾区のお寺曹洞宗 ChÃƒÆ hằng thuận Nhớ lắm đồng trăng 佛教色欲 念阿弥陀佛还能念地藏佛号吗 Thế giới có gần một tỉ người hút mất hoÃƒÆ 禅诗精选 地天泰 Hoa lơ sốt cà chua Thêm bạn để khỏe mạnh vui vẻ hơn 4 chế độ ăn kiêng giúp giảm bệnh tật 生日快乐