NSGN - Đức Phật được tôn xưng là bậc Thầy của trời người (thiên nhơn chi đạo sư), là Đấng cha lành của bốn loại (tứ sanh chi từ phụ).

Vài suy nghĩ về quyền động vật trong kinh, luật Phật giáo

“Nguyện cho tất cả những chúng sanh đã được sanh ra hoặc sẽ được sanh ra, đều được hạnh phúc”1

NSGN - Đức Phật được tôn xưng là bậc Thầy của trời người (thiên nhơn chi đạo sư), là Đấng cha lành của bốn loại (tứ sanh chi từ phụ).

Bốn loại ở đây là những loài được sanh từ trứng (noãn sanh, 卵生, Phạn: aṇḍaja-yoni; như gà, vịt, chim, cá…), những loài được sanh từ bào thai (thai sanh, 胎生, Phạn: jarāyujā-yoni; như người, trâu, dê…), những loài được sanh từ biến hóa tự nhiên (hóa sanh, 化生, Phạn: upapādukā-yoni; như chư thiên, địa ngục, ngạ quỷ, trung hữu (trung ấm)…), và những loài được sanh từ những điều kiện nhân duyên hòa hợp, hoặc sinh ra như là kết quả của sự kết hợp giữa nóng và lạnh, hay cơ bản là bao gồm những chúng sanh không sanh ra được từ ba loài kia (thấp sanh, 濕生, Phạn: saṃsvedajā-yoni; như sanh sản vô tính…).

Với tất cả các chúng loài ấy, Đức Phật đều yêu thương bình đẳng, giống như người mẹ thương yêu đứa con duy nhất của mình. Kinh Đại bát-nê-hoàn ghi: Phật Thế Tôn “thương khắp chúng sanh như là con một. Tình thương như vậy chính là cảnh giới trí tuệ của chư Phật”2.

47890.jpg

Cảnh giới trí tuệ của chư Phật đã thấy và biết như thật rằng “tất cả mọi loài chúng sanh đều có tính Phật”3, do đó, họ cần phải được tôn trọng, bảo tồn và thương yêu bình đẳng. Nói cách khác, từ tuệ giác của Đức Phật, Ngài đã thừa nhận “quyền động vật” nói riêng và muôn loài chúng sanh nói chung.

Ngày nay “quyền động vật” được hiểu là “sự giải phóng động vật, là ý tưởng cho rằng các quyền lợi cơ bản nhất của động vật nên nhận được quan tâm như các quyền lợi tương tự của con người”4. Quyền con người cơ bản là những quyền tự nhiên của con người không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào, bao gồm quyền được sống, quyền tự do. Muôn loài chúng sanh cũng có quyền tự nhiên ấy! Quyền ấy không chỉ được hiểu đơn giản là quyền được sống, quyền được tự do, mà còn là quyền bình đẳng thành Phật. Do đó, Đức Phật đã thiết lập giới luật, tức những nguyên tắc đạo đức để bảo hộ “cái quyền” đó cho chúng sanh. Và Đức Phật đã bình đẳng cụ thể hóa cái quyền ấy cho muôn loài chúng sanh bằng nguyên tắc đạo đức mà tất cả các học trò của Ngài, xuất gia và tại gia đều phải tuân thủ, bắt buộc thực hành: Không sát sanh (Phạn: ahiṃsā).

Thật vậy, giáo lý căn bản của Phật giáo là Bát chánh đạo, trong đó chánh nghiệp bao hàm ý nghĩa không sát sanh. Tạp A-hàm định nghĩa: “Chánh nghiệp hữu lậu là xa lìa sát, đạo, dâm”. Và một vị Thánh đệ tử có nghĩa là: “Này các người Già-lam, Đa văn Thánh đệ tử xa lìa việc giết hại, dứt bỏ sự giết hại, dẹp bỏ dao gậy; có tàm, có quý, có tâm từ bi, làm lợi ích cho tất cả, cho đến côn trùng. Vị ấy đối với sự sát sanh, tâm đã trừ sạch”5.

Hẳn nhiên, để “tâm đã trừ sạch đối với sự sát sanh”, hành giả phải giữ gìn những nguyên tắc đạo đức, mà ở đây là giữ giới “bất sát”.

Kinh ghi: “Người ấy, sau đó từ bỏ gia đình, tài sản, từ giã thân tộc, cạo bỏ râu tóc, bận ba pháp y, xuất gia tu đạo. Cũng đồng với những người xuất gia, xả bỏ các thứ trang sức, đầy đủ các giới hạnh, không làm hại chúng sinh. Xả bỏ dao gậy, tâm hằng tàm quý, từ niệm đối với hết thảy. Đó là không giết”6.

Luật định: “Giới của Sa-di, trọn đời không được giết hại, tổn thương người, vật. Phải luôn nhớ công ơn người đã sanh ra mình cùng với ơn thầy, ơn bạn; tinh tấn hành đạo để cứu độ mẹ cha; cẩn thận chớ tranh chấp hơn thua, cứ luôn cho người là đúng, hãy nhận cái sai về mình. Hết thảy những loài bò, bay, lăn, trườn, leo, chạy… đều không được làm hại chúng, hãy thi ân và cứu giúp khiến cho chúng được bình an. Tâm niệm hãy vì người, đừng bảo người giết, thấy giết không ăn, nghe nói (họ vì mình mà) giết không ăn, nghi ngờ (họ vì mình mà) giết không ăn. Khi thấy cảnh sát sanh, hãy khởi tâm từ bi, lập nguyện rằng sau này mình đắc đạo, quốc độ của mình sẽ không có cảnh giết chóc”7.

Kinh Phạm võng ghi: “Hết thảy sanh mạng đều không được cố giết. Là Bồ-tát thì phải thường xuyên phát khởi và nuôi dưỡng tâm từ bi, tâm hiếu thuận; dùng mọi phương tiện để cứu hộ tất cả chúng sanh”8.

Luật Tứ phần ghi rõ: “Tỳ-kheo nào, cố ý đoạn mạng sống loài vật, phạm ba-dật-đề”9. Thậm chí, “Tỳ-kheo nào uống nước hoặc dùng nước có tạp trùng, phạm ba-dật-đề”10.

Sự thực tập, giữ gìn những nguyên tắc đạo đức như thế hầu như chưa thể hiện đủ trọn vẹn tình thương và sự bảo bọc quyền sống của muôn loài chúng sanh, cho nên, người xuất gia còn cần phải thực tập thiền rải tâm từ bi, hướng tâm đến muôn loài:

“Nguyện hết thảy sanh vật

Các loài có hơi thở

Tất cả mọi chúng sanh

Mỗi một trong loài ấy

Đều gặp điều tốt lành

Không loài nào gặp nạn”11.

Đặc biệt, trong kinh Từ bi, nêu bật những lời hướng nguyện thật thấm đẫm tinh thần từ bi của đạo Phật:

“Đem an vui đến cho muôn loài 

Cầu chúng sanh thảy đều an lạc.

Không bỏ sót một hữu tình nào 

Kẻ ốm yếu hoặc người khỏe mạnh

Giống lớn to hoặc loại dài, cao 

Thân trung bình hoặc ngắn, nhỏ, thô.

Có hình tướng hay không hình tướng 

Ở gần ta hoặc ở nơi xa 

Đã sanh rồi hoặc sắp sanh ra 

Cầu cho tất cả đều an lạc”12.

Và câu kinh này rất gần gũi với kinh Niết-bàn thuộc truyền thống Bắc truyền:

“Như mẹ hiền thương yêu con một 

Dám hy sinh bảo vệ cho con 

Với muôn loài ân cần không khác 

Lòng ái từ như bể như non”13.

Animal-Rights-1024x643.png

Lòng từ ái như bể như non đối với muôn loài muôn vật, với tất cả mọi loài chúng sanh, thì không nên sử dụng chúng sanh “như thực phẩm, quần áo, đối tượng nghiên cứu, hoặc giải trí”14. Và cần phải “nên thôi coi các sinh vật có tri giác là tài sản, ngay cả khi tài sản được đối xử tử tế”15.

Tinh thần từ bi ấy không chỉ dừng lại nơi những người xuất gia. Đối với người tại gia, khắp trong các kinh tạng A-hàm là những lời phát nguyện của các cư sĩ sau khi quy y Tam bảo: “Chúng con xin quy y Phật, quy y Pháp, quy y Thánh chúng. Ngưỡng mong Đức Thế Tôn thương xót chấp nhận cho chúng con được làm Ưu-bà-tắc. Từ nay về sau, nguyện không giết, không trộm, không tà dâm”16.

Không những không giết, Đức Phật còn dạy có năm thứ nghề nghiệp mà người Phật tử không nên kinh doanh, trong đó có nghề kinh doanh thịt: “Có năm nghề buôn bán này, này các Tỳ-kheo, một nam cư sĩ không nên làm. Thế nào là năm? Buôn bán đao kiếm, buôn bán người, buôn bán thịt, buôn bán rượu, buôn bán thuốc độc. Có năm nghề buôn bán này, này các Tỳ-kheo, một nam cư sĩ không nên làm”17.

Và một người cư sĩ áo trắng có thể dễ dàng đạt được hiện pháp lạc trú, không còn đọa địa ngục, không còn sanh vào loài súc sanh, ngạ quỷ và các chỗ ác, được quả Tu-đà-hoàn, không đọa ác pháp, nhất định thẳng tiến tới quả vị Chánh giác, tối đa chịu bảy lần sanh tử nữa nếu giữ gìn và thực hành một cách hoàn hảo năm giới, trong đó có giới không sát sanh. Kinh ghi:

“Xá Lợi Phất, thế nào là bạch y Thánh đệ tử khéo giữ gìn và thực hành năm pháp? Đó là bạch y Thánh đệ tử xa lìa sát sanh, vứt bỏ dao gậy, có tâm tàm quý, tâm từ bi, làm lợi ích cho tất cả, cho đến loài côn trùng, người ấy đối với sự sát sanh, tâm đã tịnh trừ. Đó là pháp thứ nhất mà bạch y Thánh đệ tử đã giữ gìn và thực hành một cách hoàn hảo”18.

Đến đây, chúng ta thấy rõ ràng rằng, không đâu trên thế giới này, với tôn giáo và những nhà bảo vệ động vật, có thể đưa ra những thông điệp chứa đựng “lòng từ ái như bể như non” giống như đạo Phật. Thật là, tình thương thấm đượm non sông!

Nguyên Hùng

_________________

(1) Mahamangala sutta, Sutta Nipata, 258-269.

(2) Phật thuyết Đại bát-nê-hoàn kinh, ĐTK/ĐCTT, T.12, N°. 0376, p. 0860b14.

(3) Phật thuyết Đại bát-nê-hoàn kinh, ĐTK/ĐCTT, T.12, N°. 0376, p. 0881a09.

(4) Wise Steven M, “Animal Rights”, Encyclopædia Britannica, 2007; Taylor Angus, Animals & Ethics, Broadview Press, 2003, tr.15 ff, và cụ thể tr.16.

(5) Trung A-hàm, kinh Già-lam, số 16. Tương đương Pāli, A. III. 65, Kesaputtiyā.

(6) Trường A-hàm, kinh A-ma-trú.

(7) Sa-di thập giới pháp tịnh oai nghi, ĐTK/ĐCTT, T.24, N°. 1471, p.0926b25.

(8) Phạm võng kinh, ĐTK/ĐCTT, T.24, N°. 1484, p.1004b.

(9) Tứ phần luật, ĐTK/ĐCTT, T.22, N°. 1428, p. 0676c25.

(10) Tứ phần luật, ĐTK/ĐCTT, T.22, N°. 1428, p. 0677c.

(11) Vinaya pitaka, Tiểu phẩm Cullavagga, Vin ii. 110.

(12) Metta Sutta, thuộc Kinh Tập (Sutta Nipata) của Tiểu bộ kinh, Thích Thiện Châu dịch.

(13) Kinh đã dẫn.

(14)  “’Personhood’ Redefined: Animal Rights Strategy Gets at the Essence of Being Human”, Association of American Medical Colleges, tra cứu 17-5-2010; Taylor Angus, Animals and Ethics, Broadview Press, 2003, tr.15 ff.

(15) Xem Steiner Gary trong Gary Francione (chủ biên), Animals as persons: essays on the abolition of animal exploitation, nhà in Đại học Columbia, 2008, tr.ix ff.

(16) Trường A-hàm, kinh Du hành, ĐTK/ĐCTT, T.01, N°.0001, p.0012b04.

(17) Tăng chi bộ kinh V, (VII) (177) Người buôn bán.

(18) Trung A-hàm, kinh Ưu-bà-tắc, số 128. Tương đương Pāli: A. V. 179. Gihī.


Về Menu

Vài suy nghĩ về quyền động vật trong kinh, luật Phật giáo

修行者 孕妇 Giáo đoàn VI tưởng niệm Tổ sư Minh Thuốc Tây Tạng có thể trị lành bệnh 大学生申请助学金的申请理由怎么写 nhung cung bac com chay Ï bát nhã và tình yêu 唐安琪丝妍社 интервю с рептил thay đổi cách nhìn phiền não bằng con vÃ å žå æ 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 Æ y nghia that cua su khong dinh mac va tam 楞嚴咒 福袋 ăn chay là biểu hiện của yêu thương 三年级老师对学生的评语 họa 激安仏壇店 thé tất co nen uong ruou khong เพรงดนต ฟ 11 lợi ích tuyệt vời của quả bơ ÄÆ ส งขต 未来佛 證嚴上人第一位人文真善美 原子电负性的影响因素 青瓷周传雄歌曲主要想表达什么 binh yen nhe ban Vì sao người nữ thường bị suyễn hơn Công dụng tuyệt vời của nước vua ç mỗi 崔红元 5 ประโยชน ท äº æ æ ªæ æ ªä ç Œ PhÃÆp nguoi tu va dang vong ส มมาอาช วะ 腳底筋膜炎治療 NhÃƒÆ bạo 心经 Điều 3 kieu tri ky nhat dinh phai ket giao trong ç ç mÃƒÆ åƒäæœä½