Không quá khắt khe như thời phong kiến, phụ nữ ngày xưa phải có đủ các yếu tố tam tòng và tứ đức Phụ nữ bây giờ thường tập trung cho việc nuôi con khỏe, dạy con ngoan, cải thiện kinh tế gia đình, giữ gìn hạnh phúc Thế nên việc gìn giữ nét văn hóa dần bị
Vai trò của người phụ nữa trong việc giữ nếp nhà

Không quá khắt khe như thời phong kiến, phụ nữ ngày xưa phải có đủ các yếu tố tam tòng và tứ đức. Phụ nữ bây giờ thường tập trung cho việc nuôi con khỏe, dạy con ngoan, cải thiện kinh tế gia đình, giữ gìn hạnh phúc. Thế nên việc gìn giữ nét văn hóa dần bị lãng quên.
Người lớn trách móc lớp trẻ thường hỗn hào, khó dạy nhưng hiếm khi tự vấn lại hành vi, lời nói, hành động của mình đã gián tiếp ảnh hưởng đến việc giáo dục nét văn hóa cho lớp trẻ. Chúng nghĩ gì khi người lớn xưng hô với nhau bằng các từ ngữ khó nghe: “mầy”, “tao”… hay văng tục vô tư khi nói chuyện. Người lớn sẳn sàng nói xấu nhau, nói dối nhau, đánh nhau, nguyền rủa gia tộc…trước mặt chúng, thử hỏi chúng sẽ nghĩ gì? 

Người lớn không quan tâm đến việc duy trì mối quan hệ dòng tộc, hệ quả đi kèm là chúng mù mờ về gia phả của mình, mù tịt về nguồn gốc tổ tiên, ông bà, người thân trong thân tộc, kể cả việc xa lạ nơi chôn nhao, cắt rốn của mình, gia đình mình.
  Thực tế còn cho thấy phụ nữ hôm nay rất hiếm người ru con bằng những câu ca dao, tục ngữ hay bằng những lời hát ru dân gian xưa hoặc rất xa lạ với những câu chuyện cổ tích đầy tính nhân văn, có tác dụng giáo dục rất sâu sắc và thâm thúy. Khá nhiều phụ thực sự bối rối trước tình huống con mình không chịu khoanh tay, cúi đầu, nói lời chào hỏi khách đến thăm nhà. Thay vào đó là thái độ khó chịu, khiên cưỡng.

Một trường hợp khác: dịp tết khách đến viếng nhà sẳn dịp lì xì cho lũ trẻ. Chưa để khách ra về, chúng xé toạc phong bao để xem số tiền trong đó là bao nhiêu. Mừng rỡ khi bắt gặp số tiền to, buồn thiu khi nhìn thấy số tiền quá “khiêm tốn” và không buồn nói lời cám ơn người đã lì xì.
 
Ngày xưa, các bậc phụ huynh luôn dạy trẻ khi nói chuyện với người lớn thì mở miệng luôn có hai từ dạ, thưa; nhận bất hay đưa bất kỳ vật dụng gì cho người lớn cũng phải dùng hai tay với thái độ cung kính. Lên mâm cơm, bao giờ cũng đợi người lớn cầm đũa trước rồi mới ầm đũa lên theo. Khi ăn, phải lựa những miếng ăn ngon để gấp vào chén cho người cao tuổi, lúc rảnh rỗi phụ huynh nên kể cho lớp trẻ nghe những câu chuyện cổ tích về sự hiếu thảo, lòng thủy chung, sự nhân ái, truyền thống văn hóa của gia đình, họ hàng, dân tộc, quê hương…
 
Người lớn còn phải thường xuyên dạy cháu con phải kính cha, thờ mẹ, hiếu thảo, lễ phép với ông bà. Mỗi khi đi làm, ra khỏi nhà hay khi trở về nhà phải thưa gửi rất lễ phép. Tất cả đã gián tiếp tạo nếp nghĩ, tập quán thuần tục trong lòng lớp trẻ.
 
Qua nghiên cứu dư luận xã hội, nhiều phụ huynh đã than vãn: lớp trẻ bây giờ “kiệm lời” quá với người lớn nhưng hào phóng “tám” cả ngày trên máy tính, trên điện thoại… Chuyện đi thưa về trình hình như đã quá xa lạ. Chúng nó còn xài tiếng lóng nữa ta nữa tây để nói về ba mẹ chúng như “ổng”, “ bả”, “Pa Pa”, “Ma Ma”…Ngày tết chúng nó chỉ mong nhận phong bao lì xì rồi “biến” mất với bạn bè trong ba ngày tết. Ngay cả chuyện chúc tết ông bà, cha mẹ, viếng thăm họ hàng, viếng mộ thân tộc, viếng thầy cô giáo vào mùng 3 tết, chúng cũng không buồn nhớ đến.
 
Lỗi tại ai? Giải pháp nào để khắc phục và chấn chỉnh để lưu giữ nét văn hóa trong gia đình. Phụ nữ ngày nay phải làm gì? 
 
Thiết nghĩ, phụ nữ nên tạo bầu không khí ấm cúng cho gia đình, nhẹ nhàng, bình tĩnh trong mối quan hệ với các thành viên, nhất là khi xảy ra những xung đột bất hòa. Gương mẫu, lễ phép với ông bà, tế nhị với mọi người xung quanh để nêu gương. Cạnh đó cần giành nhiều thời gian để con em tiếp xúc, gần gũi họ hàng, dòng tộc, giáo dục lòng tôn kính người lớn, nét đẹp văn hóa cho trẻ thông qua những hành động cụ thể, những câu chuyện dân gian ý nghĩa. 

Nên giành thời gian đưa con em tham quan các khu di tích lịch sử văn hóa để mở rộng tầm nhìn và nâng cao nhận thức. Luôn nâng cao chất lượng sống và hạnh phúc gia đình. Duy trì tốt các bữa cơm có đầy đủ các thành viên để tạo sự cảm thông, chia sẻ hầu giữ gìn ngọn lữa ấm yêu thương và giữ nếp nhà luôn hạnh phúc.
 
Bài viết: "Vai trò của người phụ nữa trong việc giữ nếp nhà" Song Anh - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

vai trò của người phụ nữa trong việc giữ nếp nhà vai tro cua nguoi phu nua trong viec giu nep nha tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

CÃÆn ส มมาอาช วะ 佛頂尊勝陀羅尼 五痛五燒意思 僧人食飯的東西 nhà báo malcolm browne 怨憎会是什么意思 剃度出家 duc kien nhan Ï 山風蠱 高島 因地不真 果招迂曲 kiên nhẫn 慧 佛學 hanh phuc vu kien nhan Ăn uống khoa học giúp giảm suy nhược 根本顶定 Cà y 萬分感謝師父 阿彌陀佛 bình yên đến bình yên đi nguÓn tin miền trung ơi LẠc HÃƒÆ nh Ä á Tứ diệu đế 念佛人多有福气 thay diem lanh co phai la dau hieu cua giai thoat Hà Nội Tưởng niệm cố Trưởng lão băng tung soi toc nhe nhang roi xuong chùa đào viên chua buu minh Tổng phÃÆp 佛教讲的苦地 con duong chinh dao cao quy co tam yeu to de hoc 4 cách hiệu quả giúp khởi động Rau quả chống tia cực tím 7 cách tránh say tàu xe Trẻ ăn thực phẩm có chì nguy hại Sô cô la 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 thích đừng tiếc chi một nụ cười tin phan sac Hơi thở sâu giúp tăng hiệu quả điều cuộc 弘一大師名言