Không quá khắt khe như thời phong kiến, phụ nữ ngày xưa phải có đủ các yếu tố tam tòng và tứ đức Phụ nữ bây giờ thường tập trung cho việc nuôi con khỏe, dạy con ngoan, cải thiện kinh tế gia đình, giữ gìn hạnh phúc Thế nên việc gìn giữ nét văn hóa dần bị
Vai trò của người phụ nữa trong việc giữ nếp nhà

Không quá khắt khe như thời phong kiến, phụ nữ ngày xưa phải có đủ các yếu tố tam tòng và tứ đức. Phụ nữ bây giờ thường tập trung cho việc nuôi con khỏe, dạy con ngoan, cải thiện kinh tế gia đình, giữ gìn hạnh phúc. Thế nên việc gìn giữ nét văn hóa dần bị lãng quên.
Người lớn trách móc lớp trẻ thường hỗn hào, khó dạy nhưng hiếm khi tự vấn lại hành vi, lời nói, hành động của mình đã gián tiếp ảnh hưởng đến việc giáo dục nét văn hóa cho lớp trẻ. Chúng nghĩ gì khi người lớn xưng hô với nhau bằng các từ ngữ khó nghe: “mầy”, “tao”… hay văng tục vô tư khi nói chuyện. Người lớn sẳn sàng nói xấu nhau, nói dối nhau, đánh nhau, nguyền rủa gia tộc…trước mặt chúng, thử hỏi chúng sẽ nghĩ gì? 

Người lớn không quan tâm đến việc duy trì mối quan hệ dòng tộc, hệ quả đi kèm là chúng mù mờ về gia phả của mình, mù tịt về nguồn gốc tổ tiên, ông bà, người thân trong thân tộc, kể cả việc xa lạ nơi chôn nhao, cắt rốn của mình, gia đình mình.
  Thực tế còn cho thấy phụ nữ hôm nay rất hiếm người ru con bằng những câu ca dao, tục ngữ hay bằng những lời hát ru dân gian xưa hoặc rất xa lạ với những câu chuyện cổ tích đầy tính nhân văn, có tác dụng giáo dục rất sâu sắc và thâm thúy. Khá nhiều phụ thực sự bối rối trước tình huống con mình không chịu khoanh tay, cúi đầu, nói lời chào hỏi khách đến thăm nhà. Thay vào đó là thái độ khó chịu, khiên cưỡng.

Một trường hợp khác: dịp tết khách đến viếng nhà sẳn dịp lì xì cho lũ trẻ. Chưa để khách ra về, chúng xé toạc phong bao để xem số tiền trong đó là bao nhiêu. Mừng rỡ khi bắt gặp số tiền to, buồn thiu khi nhìn thấy số tiền quá “khiêm tốn” và không buồn nói lời cám ơn người đã lì xì.
 
Ngày xưa, các bậc phụ huynh luôn dạy trẻ khi nói chuyện với người lớn thì mở miệng luôn có hai từ dạ, thưa; nhận bất hay đưa bất kỳ vật dụng gì cho người lớn cũng phải dùng hai tay với thái độ cung kính. Lên mâm cơm, bao giờ cũng đợi người lớn cầm đũa trước rồi mới ầm đũa lên theo. Khi ăn, phải lựa những miếng ăn ngon để gấp vào chén cho người cao tuổi, lúc rảnh rỗi phụ huynh nên kể cho lớp trẻ nghe những câu chuyện cổ tích về sự hiếu thảo, lòng thủy chung, sự nhân ái, truyền thống văn hóa của gia đình, họ hàng, dân tộc, quê hương…
 
Người lớn còn phải thường xuyên dạy cháu con phải kính cha, thờ mẹ, hiếu thảo, lễ phép với ông bà. Mỗi khi đi làm, ra khỏi nhà hay khi trở về nhà phải thưa gửi rất lễ phép. Tất cả đã gián tiếp tạo nếp nghĩ, tập quán thuần tục trong lòng lớp trẻ.
 
Qua nghiên cứu dư luận xã hội, nhiều phụ huynh đã than vãn: lớp trẻ bây giờ “kiệm lời” quá với người lớn nhưng hào phóng “tám” cả ngày trên máy tính, trên điện thoại… Chuyện đi thưa về trình hình như đã quá xa lạ. Chúng nó còn xài tiếng lóng nữa ta nữa tây để nói về ba mẹ chúng như “ổng”, “ bả”, “Pa Pa”, “Ma Ma”…Ngày tết chúng nó chỉ mong nhận phong bao lì xì rồi “biến” mất với bạn bè trong ba ngày tết. Ngay cả chuyện chúc tết ông bà, cha mẹ, viếng thăm họ hàng, viếng mộ thân tộc, viếng thầy cô giáo vào mùng 3 tết, chúng cũng không buồn nhớ đến.
 
Lỗi tại ai? Giải pháp nào để khắc phục và chấn chỉnh để lưu giữ nét văn hóa trong gia đình. Phụ nữ ngày nay phải làm gì? 
 
Thiết nghĩ, phụ nữ nên tạo bầu không khí ấm cúng cho gia đình, nhẹ nhàng, bình tĩnh trong mối quan hệ với các thành viên, nhất là khi xảy ra những xung đột bất hòa. Gương mẫu, lễ phép với ông bà, tế nhị với mọi người xung quanh để nêu gương. Cạnh đó cần giành nhiều thời gian để con em tiếp xúc, gần gũi họ hàng, dòng tộc, giáo dục lòng tôn kính người lớn, nét đẹp văn hóa cho trẻ thông qua những hành động cụ thể, những câu chuyện dân gian ý nghĩa. 

Nên giành thời gian đưa con em tham quan các khu di tích lịch sử văn hóa để mở rộng tầm nhìn và nâng cao nhận thức. Luôn nâng cao chất lượng sống và hạnh phúc gia đình. Duy trì tốt các bữa cơm có đầy đủ các thành viên để tạo sự cảm thông, chia sẻ hầu giữ gìn ngọn lữa ấm yêu thương và giữ nếp nhà luôn hạnh phúc.
 
Bài viết: "Vai trò của người phụ nữa trong việc giữ nếp nhà" Song Anh - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

vai trò của người phụ nữa trong việc giữ nếp nhà vai tro cua nguoi phu nua trong viec giu nep nha tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

nói dối Lại bàn về danh hiệu Bồ tát Quan Thế tan man ve tam va vat tu phan mem excel Làm gì để giảm biểu hiện của say lạc quan lên để vui sống tien trinh tao nen dau kho Đôi bàn tay ba giai thoai ve tam vi thien tang phat an dai su suy nghi ve khai niem giai thoat sinh tu trong dao những giá trị của cuộc sống nhan ra le vo thuong tu nhung ca truc hinh anh cuoc doi duc phat thich ca mau ni tấm lòng hiếu thảo của đứa con tật có bao giờ bạn cô đơn chưa nang thiền sư nhất hưu tông thuần lê tuyên biên dịch cau chuyen tim phat o dau điều bạn chưa biết về lumbini 1969 thường Trẻ ăn thực phẩm có chì nguy hại ra tu thứ Cà phê không làm não bộ hoạt bát hơn phía trước là hố thẳm quá khứ đã qua Xét nghiệm máu giúp phát hiện sớm ung câu chuyện về nhà sư tai Món chay ngày Tết Mồng 2 hà tĩnh phát hiện chuông đồng cổ quen va nho trong cuoc song hien tai mát Những Thầy Cô tuyệt vời gian nan hành trình vượt thoát nói xấu người khác những hậu quả và quê Món chay đãi người thân dịp cuối năm hoc chu nhan tu tong thong lincoln nghiệp có thể dùng nghi lễ bói toán hát mãi câu hát bình an 執著的故事 tu do khoi nhung suy tu Tinh tế trà sen Hà Nội Bảo hộ sự sống con người hon nhan ngheo co hanh phuc hẠDự cảm về ngũ tịnh nhục loại thịt tình bạn trên tinh thần hiểu và thương hoa thuong thich phap trang 1898