Theo tinh thần Phật giáo Đại thừa, chư vị Bồ tát tùy loại ứng hiện thân, nghĩa là mang thân hình nào có thể giúp cho nhiều người hướng thiện, an vui, giải thoát thì các Ngài hiện diện với thân hình đó; vì các vị Bồ tát xem thân vật chất này như chiếc áo mặc bên ngoài, hay một phương tiện để thực hiện sáu pháp Ba la mật của Bồ tát hạnh.

Vai trò của Ni giới Việt Nam trong xã hội hiện nay

kinh_1202858666.gifThời Đức Phật tại thế, bà Ma ha Ba Xà Ba Đề cùng với hàng trăm cung nữ ở thành Ca Tỳ La Vệ đã được Đức Phật cho xuất gia và về sau, cũng đã có những vị Tỳ kheo ni chứng đắc từ Sơ quả cho đến quả vị A la hán. Như vậy, giáo đoàn của Đức Phật đã công nhận sự hiện diện của hàng Tỳ kheo ni; nói rộng hơn, Đức Phật còn công nhận cả hàng cư sĩ tại gia có thể làm công việc cứu nhân độ thế của Bồ tát. Có thể nói, theo kiến giải của kinh điển Đại thừa thì hàng tứ chúng của Đức Phật gồm có Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di đều được coi là hiên thân Bồ tát nối gót theo Phật để tự rèn luyện bản thân thăng hoa, vừa làm lợi ích cho cuộc đời.

Và kinh Hoa Nghiêm, một bộ kinh lớn của tư tưởng Đại thừa, đã thể hiện rõ nét tinh thần này qua hình ảnh của Thiện Tài đồng tử cầu đạo với 53 vị thiện tri thức, trong đó có hàng nữ giới như Tỳ kheo ni Sư Tử Tần Thân và các nữ cư sĩ như Hưu Xã Ưu bà di, Từ Hạnh đồng nữ, Cụ Túc Ưu bà di, Bất Động Ưu bà di và bà Tu Mật Đa. Kinh Hoa Nghiêm đã giới thiệu những phụ nữ tại gia và xuất gia làm được những việc khó làm đến mức gọi là bất khả tư nghì mà hàng nam giới bình thường không làm được. Nói cách khác, kinh điển Đại thừa nhấn mạnh đến năng lực tiềm ẩn vô cùng vô tận trong con người, kinh gọi là bí mật tạng, nếu biết phát huy đúng đắn khai thác trọn vẹn. Tỳ kheo ni Sư Tử Tần Thân và các Ưu bà di mà kinh Hoa Nghiêm đưa ra là những người đã nhận ra và phát huy được năng lực vô song cua chính mình, mới trở thành mẫu người siêu việt được kinh điển Đại thừa đề cao.

Từ xa xưa, hàng nữ giới tu hành vào thời Đức Phật tại thế, cho đến mẫu người phụ nữ được ghi lại trong kinh điển Đại thừa thể hiện được hiểu biết trong sáng, năng lực siêu tuyệt và đạo hạnh đáng kính ngưỡng như vậy. Đến đầu thế kỷ XX ở Việt Nam, có các vị Ni làm nên đạo nghiệp phải kể đến Sư bà Diệu Tịnh, sư bà Diệu Không, Ni trưởng Như Thanh… đã khởi đầu cho việc hình thành và phát triển của Ni giới Việt Nam. Và đến nay, chư Ni đã xây dựng được giáo đoàn lên đến hàng vạn người.

Riêng hệ phái Khất sĩ cũng có những vị Ni nổi danh như quý sư bà Huỳnh Liên, Bạch Liên, Tạng Liên... đa thành lập được Ni giới Khất sĩ dấn thân trên mọi nẻo đường đời để truyền bá Chánh pháp, cứu độ rất nhiều người. Điều này chứng tỏ năng lực giáo hóa của chư Ni Việt Nam rất đáng kể ở thế kỷ XX.

Có thể nói ngày nay, số lượng chư Ni ở Việt Nam đông hơn chư Tăng, trong đó có nhiều vị tốt nghiệp học vị thạc sĩ, tiến sĩ. Vì vậy, thiết nghĩ chư Ni có thể tham gia vào mọi lãnh vực hoạt động; nhưng quan niệm Tiểu thừa trong giới Tăng Ni, Phật tử không phải không còn, nghĩa là quan niệm phân biệt giới tánh và phân biệt hình thức tu tại gia và xuất gia vẫn còn rất mạnh, nên không thấy được năng lực siêu việt tiềm ẩn trong từng con người. Chính điều này đã tạo ra một sức cản lớn cho tầm hoạt động của chư Ni và giới cư sĩ ở Việt Nam.

Chúng tôi mong rằng trên bước đường thắp sáng ngọn đèn trí tuệ của Đức Phật, cần có cái nhìn đúng với sự thật để phát huy được nhận thức trong sáng và năng lực làm lợi ích cho đời, làm đẹp cho đạo, không luận là hàng nữ lưu hay nam giới, bất kể là người xuất gia hay tại gia, theo tinh thần của kinh Hoa Nghiêm đã gợi mở. Có như vậy, chúng ta mới tận dụng được chất xám của tất cả mọi người thuộc mọi thành phần xã hội, vừa thể hiện được chân lý bình đẳng của Đức Phật dạy, vừa xây dựng thế giới Ta bà được an vui và phát triển bền vững. 

HT THÍCH TRÍ QUẢNG


Về Menu

Vai trò của Ni giới Việt Nam trong xã hội hiện nay

don mung mua phat dan lan thu 2641 chua bongeun chon binh yen cho tam hon Tự tứ ngày tập hợp giới thân huệ con người cao ở Những đóng góp của các thương gia trong 一念心性 是 cuộc sống đã hiện đại nhưng xin chùa global vipassana kỳ quan kiến trúc sứ mệnh người phật tử đối với dân hạnh phúc thật sự của người tiêu nhập bồ tát ÐÑÑ 佛教的出世入世 Mẹ 除淫欲咒 thư thất Ông Bụt khóc Chim bồ câu bay về Nhẫn ト妥 Có mục tiêu sống tốt บทสวดพาห งมหากา giải nghi về nhân quả Tái sinh vãµ từ quan can tu nghiep la gi khổ đế VÃÆ Món chay mùa Vu lan hoa thuong thich thien chon 1914 10 triet ly song cua mahatma gandhi chum anh ht thich duc chon luc sanh tien mai nam mô cầu sám hối bồ tát nghi ve van hoa tam linh va tin nguong ngay nay Phương Tây chuộng chữa bệnh bằng cũng thanh thiếu niên pt chùa bằng mừng ngày VÃƒÆ thÍ お墓 更地 vong xoay cua nghiep luc ト妥 VÃ Æ 지장보살본원경 원문 Hồi ức một quận chúa Kỳ 2 Bản án lịch sử và hoàn cảnh tây tạng Có cách nào làm chậm sự lão hóa da