Trong nền Văn Hoá lâu đời của chúng ta đã mang đậm bản sắc Phật giáo Tất cả mọi người con Phật Việt Nam học các nghi lễ giảng dạy của Đức Phật, hàng ngày thường chỉ đọc kinh Phật phiên dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán do người Trung hoa dòng Bắc Hán tạng tr
Vài ý nghĩ về việc dịch thuật những bài chú phạn ngữ

Trong nền Văn Hoá lâu đời của chúng ta đã mang đậm bản sắc Phật giáo. Tất cả mọi người con Phật Việt Nam học các nghi lễ giảng dạy của Đức Phật, hàng ngày thường chỉ đọc kinh Phật phiên dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán do người Trung hoa dòng Bắc Hán tạng truyền sang.
 

Do bối cảnh lịch sử, người Phật tử cũng quen dần những phiên âm Hán Phạn, trong việc học hỏi, tu tập, tụng niệm, trì chú, kinh Phật, dưới sự hướng dẫn của các chư Tăng Ni và Nho sĩ mà không gặp trở ngại nào đáng kể. Tuy nhiên việc bất đồng ngôn ngữ vẫn là hàng rào ngăn chặn, những dòng tư tưởng ẩn áo cao siêu trong kinh sách Phật giáo trong giới Phật tử bình dân. Đây cũng là Then chốt chính để kẽ hở mê tín dị đoan xen vào làm méo mó hình ảnh Phật pháp.

Dịch thuật kinh điễn Phật giáo là một công việc thầm lặng, chứa đầy khó khăn, cần có một tinh thần làm việc tự giác, vô tư. Người dịch bị đòi hỏi ngoài tri thức uyên áo về Phật học, phải có kỹ năng tinh hoa trong biểu đạt ngôn ngữ và nhiều tài liệu tham khảo, để phù hợp trong cách chọn từ, phân loại, thêm, bớt, đảo vị trí từ, cụm từ hay thay đổi cụm từ xác nghĩa tương đương.

Hầu tránh được những sự hiểu sai lệch cho người tu và cũng hạn chế những mê tín dị đoan thật đáng tiếc. Sau đó cũng có thể giúp trẻ em đọc hiểu dễ dàng và phân biệt được sự khác nhau giữa Kinh và Truyện Cổ tích.


Đọc một bản kinh Phật hoặc bài Trì Thần Chú bằng chữ Hán Phạn hay một ngoại ngữ nào đó, là một điều hữu ích đáng làm, nhưng phải hiểu được nghĩa chính xác nội dung của bài đó, để có thể, biết được điều mà đức Phật muốn nói đến với chúng sanh, qua đó mà gây dựng nền tãng phát triển, con đường hoằng dương Chánh pháp cho chính bản thân và cho những người yêu mến Phật học.

Chữ Việt đã đủ sức diễn đạt tư tưởng của dân tộc trong qúa khứ và ngày nay có khả năng diễn dịch các loại sách văn hoá, khoa học, triết học, tôn giáo... của nước ngoài. Nhưng ước mơ được đọc những Tạng Kinh Điễn Phật học bằng tiếng việt vẫn còn xa vời trong Phật giáo Việt Nam.

Điều này phải trông chờ vào các chư tôn đức và các bậc thiện tri thức, các nhà nghiên cứu trong tương lai. Đành rằng, cái khó khăn về nhân lực, phương tiện và thời gian, nhưng việc dịch thuật kinh điển là vấn đề thực tế cần giãi quyết nhanh chóng.

Nhưng ý chí vẫn là nỗ lực, để tìm cách hoàn thành những công việc đang đặt ra trong đề án. Nếu không Việt hóa Kinh điển, thì giới hạn hàm dưỡng tư tưỡng siêu việt trong kinh Phật viết bằng ngoại ngữ, sẽ là cánh cửa bị đóng vĩnh viễn của người Phật tử Việt Nam. Vì không còn sự lựa chọn nào khác hơn là phải học và tụng kinh điển qua âm Hán Việt, phải tốn rất nhiều giờ và khó khăn lắm mới học thuộc được lòng từng chữ trong một bài kinh mà chưa hiểu ý nghĩa của nó và đôi lúc còn gây ra sự nhầm lẫn.

Uớc mơ cũng là ý nguyện, một hướng đi làm lợi ích trong cuộc đời. Tất cả những ước mơ đều có thể trở thành sự thật, nếu chúng ta dám sống với ước mơ và lớn lên với nó qua sự cố gắng thực hiện.

Bước đi ban đầu trong sự dịch thuật Đại Bi Thập Chú ra tiếng Việt là ước mơ từ thuở nhỏ cuả Thầy Minh Đức, người đã từng bị nhận vài trăm roi, khi trã bài không thuộc những câu chú này ở Tu Viện. Cho đến ngày nay kỷ niệm những trận đòn tơi tả vẫn chưa ngũ quên, đã nhắc thầy thực hiện hoài bảo ngày trước : Lớn lên sẽ tìm cách dịch những câu chú này để trẻ em hệ sau tu học dễ hơn và khỏi phải bị đòn như Thầy khi xưa nữa.

Từ một cậu bé ngây thơ bước vào tu viện đầu còn ba chóp, trở thành vị tăng sinh viên của Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn. Từng sống và tu tập tại các chùa lớn ở miền nam. Bao nhiêu kinh nghiệm hấp thụ từ các vị Thầy nỗi tiếng xứ Việt, nhưng vẫn chưa đủ mầm móng tìm ra những ý nghĩa ẩn áo trong Đại Bi Thập Chú.

Việc gì cũng đều có nhân duyên cả, chỉ là cơ duyên đến sớm hay muộn thôi. Tình cờ trong việc trau dồi về thi ca Phật học trong Phạn ngữ với TS Huệ Dân gần đây, Thầy đã không ngần ngại dùng dòng thơ văn việt, chuyễn các từ dịch trong Phạn ngữ rất khô khan để hoàn thành Đại Bi Thập Chú.


Tuy nhiên bước đầu còn nhiều khó khăn nên chưa thực hoàn hảo và sự thay đổi nhất thời bằng việc đọc tụng Chú tiếng Việt, không tránh khỏi chói tai nguời nghe, vì chưa quen, nhất là những bài chú này đã áp dụng trì tụng hàng ngày bằng âm Hán Việt trong các chùa từ lâu đời, nhưng sự có mặt của Đại Bi Thập Chú thi hóa tiếng Việt cũng là điều đáng khích lệ.

Vì đây là một Sứ giả khởi đầu cho những Sứ giả hệ sau trong việc nghiên cứu nhằm đưa đạo Phật Việt Nam gần gũi với người con Phật việt nam, ở thế kỷ mới và cũng là hướng đi cho việc thực hiện phiên dịch kinh tạng theo sự chuyển biến tinh tấn của chữ Việt trong những ngày gần đây.

Dịch được nhiều kinh bằng chữ Việt để người Việt tụng, hiểu rõ được nội dung của những kinh đó dạy điều gì. Lời Kinh vốn không nên sửa, không nên dịch phóng tác tự do theo sự hiểu biết cá nhân. Ai cảm thấy có đủ Trí tuệ siêu việt trong Phật học thì cứ viết một quyển sách bình giải kinh, để Bậc Độc giả sẽ phân định đúng sai.

Đức Phật đã từng dạy: "Sau khi Như Lai diệt độ, người nào có thể biên chép, giữ nhận, đọc tụng, cúng dường, giải kinh cho người khác thì người đó được Như Lai lấy áo choàng lên mình…"

 

 

Về Menu

vài ý nghĩ về việc dịch thuật những bài chú phạn ngữ vai y nghi ve viec dich thuat nhung bai chu phan ngu tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Cà phê giúp giảm nguy cơ tiểu đường 地藏經 äºŒä ƒæ Phật ngọc Dâng trào lòng kính ngưỡng 佛教算中国传统文化吗 Tranh Điều trị lo âu Trò chuyện hiệu quả いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 giç 加持是什么意思 hai Thận trọng với sản phẩm có mùi Năm mới sẽ tu luyện như lời ba má 文殊八字法 Nghiện điện thoại gây hại cho sức 般涅槃 Vô tình thuyết pháp ngam Nhç Trẻ mắc chứng hoảng sợ khi ngủ dễ Những điều có thể chưa biết về cây 己が身にひき比べて tho mac giang tu bai so 1341 den so 1350 tuyen tap 佛教教學 ประสบแต ความด 五百大願 こころといのちの相談 浄土宗 Người thầy vỡ lòng Tiền Giang Tổ chức buffet chay từ Giá trị tư tưởng Thiền học Bài Phật vÛi quê những bức tượng phật cao nhất thế Như đóa sen hồng 色登寺供养 随喜 Trí tuệ thị nghiệp tai sao chung ta phai song ky nang tu hoi ban than お墓参り cao tu linh son den yen tu åº phà Gi 必使淫心身心具断 dinh さいたま市 氷川神社 七五三 曹洞宗総合研究センター 净地不是问了问了一看 Bia rượu tác động xấu đến giấc 墓地の販売と購入の注意点