Tục lệ thờ cúng là một mỹ tục, nhưng nếu không hiểu biết và không làm đúng ý nghĩa thì trở thành hình thức mê tín Phật giáo gọi hình thức mê tín ấy là giới cấm thủ sīlabatupādāna
Vấn đề thờ cúng của người phật tử

Tục lệ thờ cúng là một mỹ tục, nhưng nếu không hiểu biết và không làm đúng ý nghĩa thì trở thành hình thức mê tín. Phật giáo gọi hình thức mê tín ấy là giới cấm thủ (sīlabatupādāna).
Ý nghĩa thờ cúng là một mỹ tục khi mà sự thờ cúng ấy nhằm để biểu lộ sự tôn kính, sự ngưỡng mộ, và sự biết ơn. Người phật tử thờ đức Phật vì lòng tôn kính một Đấng Giác Ngộ đã vạch ra con đường giác ngộ cho chúng sinh thực hành thoát trầm luân; quần chúng thờ một vị vua hay vị tướng vì ngưỡng mộ một đấng anh hùng đã làm lợi ích cho nước nhà; con cháu thờ tổ tiên ông bà cha mẹ vì lòng biết ơn sâu sắc đối với các bậc đã sinh thành ra mình...

Nếu việc thờ cúng vì tin rằng thờ bái vật linh thiêng sẽ phù trợ, thì đó là hình thức mê tín. Người phật tử chân chính không thờ cúng với quan niệm như vậy.

Về hình thức thờ cúng ở tư gia: Đối với người phật tử chỉ nên dựng lập hai bàn thờ là bàn thờ đức Phật (người phật tử Nam Tông chỉ thờ duy nhất hình hoặc tượng Phật Thích Ca, vì là bậc đạo sư mình quy y), bàn thờ tổ tiên (ông, bà, cha, mẹ hay người thân đã quá vãng). Vị trí thiết lập bàn thờ là ở nơi trịnh trọng nhất trong nhà, có thể là nơi nhà giữa, hay nơi phòng khách, hoặc nơi một căn phòng riêng biệt, bàn thờ Phật nên đặt cao hơn bàn thờ tổ tiên.

Việc bài trí bàn thờ: Trên bàn thờ Phật chỉ nên đặt một lư hương, đôi đèn, một bình hoa tươi, có thể thiết kế thêm đèn bóng cho sáng. Trên bàn thờ tổ tiên cũng bày biện như ở bàn thờ Phật và có thể thêm một đĩa quả tử (đĩa rộng để chưng trái cây). Phật giáo Nam Tông không sử dụng pháp khí chuông mõ, nên người phật tử Nam Tông không thờ chuông mõ trên bàn thờ.

Nghi lễ cúng bái: Trong nhà đã có lập nơi thờ phụng, nhất là có thờ Phật, người phật tử nên cúng bái hằng ngày hai thời - sáng và chiều tối. Theo nghi lễ sau đây:

- Cúng dường hoa tươi (ít nhất mỗi tháng hai lần, ngày rằm và 30); hoặc chưng bình hoa vải, hoa nylon cũng được.

- Mỗi sáng tối dâng hương, thắp ba nén hương trên mỗi chỗ thờ.

- Những lúc dâng hương đăng, đảnh lễ Phật 3 lạy (lạy thứ nhất tác ý kính lễ đức Thế Tôn bậc đã tự giác ngộ; lạy thứ hai tác ý kính lễ giáo pháp được khéo thuyết bởi đức Thế Tôn; lạy thứ ba tác ý kính lễ tăng chúng bậc thừa hành giáo pháp của đức Thế Tôn).

Nếu trong gia đình thuận dòng tu tập thì mỗi tối hoặc sáng, các phật tử trong gia đình họp lại tụng kinh lễ bái Tam bảo và những bài kinh quán tưởng tu tập.

Vào những dịp tổ chức lễ tại tư gia như chúc thọ, cầu an, trai tăng, giỗ kỵ ... có thỉnh Tăng về nhà để cúng dường, thì trang hoàng bàn thờ, dâng hương đăng hoa quả, sau đó mới làm nghi thức cúng dường Tăng.

Người phật tử Nam Tông chỉ cúng dường trên bàn thờ Phật những cúng phẩm là nhang, đèn, bông hoa, dầu thơm, tuyệt nhiên không bày cúng thức ăn trên bàn thờ Phật.

Nói tóm lại, người phật tử thờ phượng đức Phật tại tư gia với tâm niệm tỏ lòng kính ngưỡng, và cũng để gợi nhắc mình phải noi gương lành của đức Phật; việc thờ cúng phải có ý nghĩa đúng với chánh kiến tu tập, không nên làm theo sự mê tín dị đoan.
 
Trích "Cư sĩ giới pháp" - Tỳ kheo Giác Giới biên soạn

Về Menu

vấn đề thờ cúng của người phật tử van de tho cung cua nguoi phat tu tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Khå Hương xuân thoang thoảng 五痛五燒意思 父母呼應勿緩 事例 quà 一息十念 Thanh đạm đậu phụ xào giá dao trang trong phat giao va cong tac quan ly hoat 仏壇 おしゃれ 飾り方 每年四月初八 KINH lá ƒ chuong iii khau da la man nuong va duc phat phap ทาน 4 佛教書籍 四比丘 Âm nhạc giúp trẻ hồi phục tinh 鎌倉市 霊園 文殊菩薩心咒 Phát hiện cách làm giảm di căn tế 寺庙的素菜 25 Tuỳ tiện ăn chay bổ thành Diễn 25 佛子 ก จกรรมทอดกฐ น Thai 供灯的功德 佛经讲 男女欲望 Lễ húy kỵ vua Cảnh Thịnh tại chùa thẠå 市町村別寺院数 Đi bộ giúp tỉnh táo hiệu quả ДГІ อธ ษฐานบารม Bài thuốc giảm béo của lương y Thích Cổ 上座部佛教經典 Cung rước tôn tượng Thiền sư Minh Châu Huyền thoại tượng An Kỳ Sinh 浄土宗 2006 sô cô la ประสบแต ความด 蒋川鸣孔盈 Tỷ kheo khất thực nuôi cha mẹ được 陧盤 úng 5 chết Huyền thoại ít biết về đệ tử lừng 一日善缘