GNO - Nhiều người sẽ đồng ý với câu nói rằng những thứ bạn ăn sẽ thể hiện con người của bạn...

Vị Ni ra sách về ẩm thực nhà chùa

GNO - Nhiều người sẽ đồng ý với câu nói rằng những thứ bạn ăn sẽ thể hiện con người của bạn. Nhưng bao nhiêu người trong số họ thực sự thay đổi thói quen ăn uống theo chiều hướng tốt đẹp hơn hoặc có tư tưởng nghiêm túc đối với nguồn gốc thực phẩm mà họ đang dùng.

Trong cuốn sách mới Bạn ăn gì để sống?, Ni sư Seonjae chia sẻ câu chuyện cá nhân của mình về thực hành Phật giáo để nuôi dưỡng thân tâm và khắc phục bệnh ung thư phổi qua thực phẩm đơn giản mà lành mạnh của nhà chùa.

a vch 11.jpg
Ni sư Seonjae

Trong một cuộc họp báo hôm thứ Tư (4-1) để ghi dấu việc công bố quyển sách, Ni sư Seonjae nói mọi người dường như tập trung vào hương vị quá nhiều, một hiện thực đã dẫn cô viết cuốn sách thứ hai của mình trong 5 năm.

"Kể từ khi cuốn sách đầu tiên của tôi được xuất bản vào năm 2000, rất nhiều người đã yêu cầu tôi viết một cuốn sách nấu ăn. Trọng tâm không phải là làm thế nào để nấu được những bữa ăn ngon", cô nói. "Quyển sách này nhằm mục đích thay đổi suy nghĩ của mọi người về cách tiếp cận và thực phẩm nói chung".

Ni sư Seonjae, 60 tuổi, là một trong những chuyên gia nổi tiếng nhất về thực phẩm nhà chùa Hàn Quốc. Cô đã dành gần 3 thập kỷ phát triển công thức nấu ăn, nâng cao nhận thức cộng đồng và tham gia vào một chiến dịch rộng rãi để cải thiện chế độ ăn uống của mọi người.

Thực phẩm nhà chùa tương tự như thực phẩm thuần chay, nhưng sự khác biệt nằm ở thực tế rằng "có một phương thuốc trí tuệ trong thực phẩm nhà chùa Hàn Quốc", cô nói khi lập luận rằng ăn thức ăn đối với một người xuất gia không chỉ là để thỏa mãn cơn đói và sự khỏe mạnh mà còn nhằm đạt được sự tỉnh thức thông qua thực phẩm.

Năm 1994, cô cho ra mắt một luận văn về thực phẩm nhà chùa Hàn Quốc, quyển sách đầu tiên thuộc loại hình này, kích thích sự quan tâm của mọi người về cách ăn uống lành mạnh hơn. Cô đã tư vấn về thói quen ăn uống đặc biệt là cho phụ huynh có con kén chọn và tổ chức các lớp học nấu ăn thực phẩm nhà chùa.

Thậm chí cô đã trở nên tận tâm hơn cho sứ mệnh của mình sau khi vượt qua căn bệnh ung thư phổi thông qua liệu pháp ăn.

"Cha và 2 người anh của tôi đã qua đời vì bệnh ung thư phổi. Bác sĩ nói tôi chỉ có 1 năm để sống. Tại thời điểm đó tôi đã phải nghỉ mệt 3 lần khi đi bộ trong 10 phút".

Ni sư Seonjae ngừng thăm hỏi bác sĩ, người bảo rằng ông không thể làm gì cho cô. Cô quay lại với thiên nhiên và chủ yếu dựa vào thực phẩm để tự chữa lành căn bệnh của mình. Cô trở nên thận trọng hơn với thực phẩm mà mình dùng; cô chỉ nấu với nguyên liệu sản xuất trong nước, ngừng ăn bên ngoài và làm theo quan niệm Phật giáo như "Tất cả thực phẩm là thuốc" và "Thay đổi những gì bạn ăn theo mùa". Ăn, sau tất cả, là một phần rất quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng nhất trong đời sống tu hành của cô.

Nỗ lực và nhiệt tâm của cô gần đây đã được công nhận bởi Tông Tào Khê của Phật giáo Hàn Quốc, chỉ định cô là "Bậc thầy của thực phẩm nhà chùa". Ni sư trở thành người Phật tử đầu tiên có danh hiệu này.

"Các bậc thầy thực sự hiện đang ở trong những ngọn núi, những người nấu và ăn thức ăn nhà chùa như một cách để thực hành Phật giáo", cô nói. "Tôi nghĩ họ đã ban cho tôi danh hiệu này vì vậy tôi cảm thấy có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ này trong phần còn lại của cuộc đời mình".

Văn Công Hưng
(theo Yonhap)

Về Menu

Vị Ni ra sách về ẩm thực nhà chùa

thua thien hue long trong khai mac trien lam nguyen huong rong tu cong duc hoi huong vang sanh vai nội cach cung ram thang bay tai nha hop ly va tiet chỉ duc phat va nen hoa binh nhan loai cha me dung lo chung con se thi tot ma Tiếp y nghia cua viec sam hoi trong dao phat cau chuyen y nghia ve qua bao khi giet dong vat đức phật chỉ ra 10 ân huệ của cuộc tam Lễ húy nhật lần thứ 16 cố Đại lão tieu su hoa thuong thich buu phuoc 1880 Trung thu hoài ức và trăn trở ý nghĩa của nghi thức tắm phật 3 công dụng bất ngờ của yến mạch ưng son sống Nam Đọc kinh y鎈 Trà sớm với Vu lan muộn như Tại sao nên giặt khăn tắm thường Ích kỷ mở dao phat chùa quan âm トO 即刻往生西方 sữa chao hoan hy hậu quả tất yếu của các hành cha mẹ là nguồn mạch của sự yêu Kham Nghệ thuật ăn trong chánh cuoc song qua di khau xa tôi Tế bào gốc giúp cải thiện tổn thương nghìn Thiền giúp giảm nguy cơ tái phát ung thư chua sung nghiem Chẳng phải nhân duyên chẳng phải vì sao thắp hương bái phật lại không Thiếu vitamin D làm tăng nguy cơ hen suyễn Thiếu vitamin cũng gây ra chứng đau nửa