Thời nhà Lê được biết đến là thời kỳ Nho giáo độc tôn, Phật giáo bị giảm dần ảnh hưởng. Tuy vậy sức lôi cuốn của Phật giáo vẫn khiến cho nhiều người sẵn sàng bỏ đời sống vương giả để mặc áo vải thô ngày ngày tụng kinh niệm Phật.

Vị phò mã triều Lê và câu chuyện biến nhà thành chùa

Đặc biệt có một vị phò mã của triều Lê đã xây dựng chính nhà mình thành chùa để theo học Phật pháp.
Theo tư liệu ghi trong chùa Liên Phái (phố Bạch Mai, Hà Nội), người đó không ai khác chính là công tử Trịnh Thập (hay còn gọi là Trịnh Hợp) cháu nội chúa Trịnh Căn và là phò mã lấy công chúa thứ 4 của vua Lê Hy Tông.

Chuyện kể rằng: phò mã Trịnh Thập là một người bình sinh thích nghiên cứu Phật pháp. Hàng ngày vẫn thường đọc sách về Phật giáo và đàm luận với các cao tăng. Một lần Trịnh Thập sai gia nhân đào đất ở vườn phía sau phủ để làm bể nuôi cá vàng thì đào được một viên đá hình bông sen.

 
chua but 1.jpg

Chùa Liên Phái, nơi lưu dấu ấn phò mã Trịnh Thập và là sự khởi đầu của một phái thiền của Việt Nam thế kỷ 18.

Hoa sen đối với đạo Phật là một hình ảnh tượng trưng cho sự giác ngộ. Các sách về lịch sử Phật giáo truyền lại rằng: Trong một lần thuyết pháp, Phật Thích Ca đã cầm bông hoa sen giơ lên. Tất cả đệ tử không ai hiểu duy chỉ có Tôn giả Ca Diếp mỉm cười. Phật Thích Ca cho rằng tôn giả Ca Diếp đã lĩnh hội được ý thiền ở trong nên sau khi ông viên tịch đã truyền cho Ca Diếp làm người kế thừa sự nghiệp truyền giảng đạo Phật.

Vì thế nên khi đào được viên đá hình hoa sen, phò mã Trịnh Thập cho là điềm báo có duyên với cửa Phật nên ông quyết chí xuống tóc đi tu. Sau đó, ông liền dâng tấu lên vua Lê Hy Tông trình bày lại sự việc cùng chí hướng xuất gia của mình. Một thời gian sau, nhà vua chuẩn tấu cho phép ông quy y cửa Phật. Thế là vị phò mã xuất gia lấy hiệu là thượng sĩ Lân Giác đồng thời về nhà cải tạo phủ đệ với những lầu son gác tía rộng hơn 6 mẫu thành một ngôi chùa đặt tên là chùa Liên Hoa (Chùa Liên Hoa sau này được gọi trùng với tên phái là chùa Liên Tông. Đến thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn vì kiêng tên húy vua là Miên Tông nên đổi tên chùa thành Liên Phái).
chuabut 2.jpg

Tượng các vị  Hòa thượng nối tiếp của phái Liên Tông được thờ trong chùa.

Sau khi xuống tóc, khoảng năm 1726, sư Lân Giác đi chùa Long Động trên núi Yên Tử tham vấn hòa thượng Chân Nguyên của phái Trúc Lâm. Thời gian sau ông trở về chùa lập ra một phái thiền mới lấy tên là phái Liên Tông. Đây là phái thiền thứ hai ra đời trong nội địa nước Đại Việt, sau phái Trúc Lâm. Phái thiền Liên Tông thời Trịnh Nguyễn phân tranh đã phát triển khắp đất Bắc Hà, trở thành một phái thiền lớn trong lịch sử Phật giáo nước ta.

Đến thăm chùa Liên Phái vẫn còn thấy phảng phất bóng dáng của vị phò mã xưa qua tòa tháp hơn 200 tuổi, nơi lưu di cốt của Người. Trong khu vườn phía sau chùa hiện còn 7 tòa tháp. Theo những phật tử cho biết, trước kia chùa có hơn 30 tòa tháp. Đó là nơi đặt di cốt các vị sư trong phái Liên Tông. Tuy nhiên trải qua binh hỏa nhiều năm, hiện giờ chỉ còn lại 7 tòa. Trong số 7 tòa tháp thì tháp chứa đựng di cốt tổ sư Lân Giác nằm chính giữa và được xây bằng đá. Các tháp xung quanh có cùng kiểu dáng nhưng xây bằng gạch. Nếu đúng như những tư liệu còn lưu lại thì tòa tháp này dựng khoảng năm 1733 đến 1740 vì năm 1733 là năm mất của thượng sĩ Lân Giác. Với ngót 3 thế kỷ tồn tại, có lẽ đây là tòa tháp cổ kính nhất ở trong thành Hà Nội mà ta còn biết rõ được lai lịch.

Tiến Đức ( Đất Việt)


Về Menu

Vị phò mã triều Lê và câu chuyện biến nhà thành chùa

thiền đến bao giờ trẻ em mới hết phải giá trị thực tiễn của triết lý xã nguyen tac cua hoa binh la ung xu bat bao dong Tấm lưng còng 僧伽吒經四偈繁體注音 chuyen ve con da dieu thay gi trong cat ร บอ ปก Về chùa bởi đời là cõi tạm Tổ đình Thiên Ấn tổ chức lễ húy kỵ Giảm một nửa nguy cơ suy tim nhờ thay Thuốc mới từ bột nghệ trị ung thư thinh Con 優良蛋 繪本 sơ lượt và ý nghĩa 18 vị la hán trong Bắt miệng với chạo khoai tía chay pháp môn tịnh độ Những bóng hồng của dinh Độc Lập asakusa Để Chùa Bạch Liên Đồng Nai Chè kê xứ Huế và tháng 5 su dung hop tu ba vi to hue kha 五重玄義 tìm hiểu về phật giáo tieng noi trong cac dien dan giao hoi cua tang ni toi tâm biết lắng nghe Pháp chủ thường nhiên phÃp cầu nguyện sám hối chân thật chính là Hạnh phúc Khảo cùng trò chuyện với mc phật tử lâm ánh đản sanh Dấu hiệu và một số cách phòng tránh chuong iv vua a duc va dai thien tieu su hoa thuong thich tu van 1866 Phật giáo Đồng Tháp tưởng niệm chư Quan niệm về Tịnh độ Một số loại trái cây không tốt như tâm của mỗi người chính là phong thủy rãƒæ chương i hành hương Chưa đại bi Chú Tiểu đi rồi hàn quốc trà và trà đạo trong văn hóa