Thời nhà Lê được biết đến là thời kỳ Nho giáo độc tôn, Phật giáo bị giảm dần ảnh hưởng. Tuy vậy sức lôi cuốn của Phật giáo vẫn khiến cho nhiều người sẵn sàng bỏ đời sống vương giả để mặc áo vải thô ngày ngày tụng kinh niệm Phật.

Vị phò mã triều Lê và câu chuyện biến nhà thành chùa

Đặc biệt có một vị phò mã của triều Lê đã xây dựng chính nhà mình thành chùa để theo học Phật pháp.
Theo tư liệu ghi trong chùa Liên Phái (phố Bạch Mai, Hà Nội), người đó không ai khác chính là công tử Trịnh Thập (hay còn gọi là Trịnh Hợp) cháu nội chúa Trịnh Căn và là phò mã lấy công chúa thứ 4 của vua Lê Hy Tông.

Chuyện kể rằng: phò mã Trịnh Thập là một người bình sinh thích nghiên cứu Phật pháp. Hàng ngày vẫn thường đọc sách về Phật giáo và đàm luận với các cao tăng. Một lần Trịnh Thập sai gia nhân đào đất ở vườn phía sau phủ để làm bể nuôi cá vàng thì đào được một viên đá hình bông sen.

 
chua but 1.jpg

Chùa Liên Phái, nơi lưu dấu ấn phò mã Trịnh Thập và là sự khởi đầu của một phái thiền của Việt Nam thế kỷ 18.

Hoa sen đối với đạo Phật là một hình ảnh tượng trưng cho sự giác ngộ. Các sách về lịch sử Phật giáo truyền lại rằng: Trong một lần thuyết pháp, Phật Thích Ca đã cầm bông hoa sen giơ lên. Tất cả đệ tử không ai hiểu duy chỉ có Tôn giả Ca Diếp mỉm cười. Phật Thích Ca cho rằng tôn giả Ca Diếp đã lĩnh hội được ý thiền ở trong nên sau khi ông viên tịch đã truyền cho Ca Diếp làm người kế thừa sự nghiệp truyền giảng đạo Phật.

Vì thế nên khi đào được viên đá hình hoa sen, phò mã Trịnh Thập cho là điềm báo có duyên với cửa Phật nên ông quyết chí xuống tóc đi tu. Sau đó, ông liền dâng tấu lên vua Lê Hy Tông trình bày lại sự việc cùng chí hướng xuất gia của mình. Một thời gian sau, nhà vua chuẩn tấu cho phép ông quy y cửa Phật. Thế là vị phò mã xuất gia lấy hiệu là thượng sĩ Lân Giác đồng thời về nhà cải tạo phủ đệ với những lầu son gác tía rộng hơn 6 mẫu thành một ngôi chùa đặt tên là chùa Liên Hoa (Chùa Liên Hoa sau này được gọi trùng với tên phái là chùa Liên Tông. Đến thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn vì kiêng tên húy vua là Miên Tông nên đổi tên chùa thành Liên Phái).
chuabut 2.jpg

Tượng các vị  Hòa thượng nối tiếp của phái Liên Tông được thờ trong chùa.

Sau khi xuống tóc, khoảng năm 1726, sư Lân Giác đi chùa Long Động trên núi Yên Tử tham vấn hòa thượng Chân Nguyên của phái Trúc Lâm. Thời gian sau ông trở về chùa lập ra một phái thiền mới lấy tên là phái Liên Tông. Đây là phái thiền thứ hai ra đời trong nội địa nước Đại Việt, sau phái Trúc Lâm. Phái thiền Liên Tông thời Trịnh Nguyễn phân tranh đã phát triển khắp đất Bắc Hà, trở thành một phái thiền lớn trong lịch sử Phật giáo nước ta.

Đến thăm chùa Liên Phái vẫn còn thấy phảng phất bóng dáng của vị phò mã xưa qua tòa tháp hơn 200 tuổi, nơi lưu di cốt của Người. Trong khu vườn phía sau chùa hiện còn 7 tòa tháp. Theo những phật tử cho biết, trước kia chùa có hơn 30 tòa tháp. Đó là nơi đặt di cốt các vị sư trong phái Liên Tông. Tuy nhiên trải qua binh hỏa nhiều năm, hiện giờ chỉ còn lại 7 tòa. Trong số 7 tòa tháp thì tháp chứa đựng di cốt tổ sư Lân Giác nằm chính giữa và được xây bằng đá. Các tháp xung quanh có cùng kiểu dáng nhưng xây bằng gạch. Nếu đúng như những tư liệu còn lưu lại thì tòa tháp này dựng khoảng năm 1733 đến 1740 vì năm 1733 là năm mất của thượng sĩ Lân Giác. Với ngót 3 thế kỷ tồn tại, có lẽ đây là tòa tháp cổ kính nhất ở trong thành Hà Nội mà ta còn biết rõ được lai lịch.

Tiến Đức ( Đất Việt)


Về Menu

Vị phò mã triều Lê và câu chuyện biến nhà thành chùa

Sự giác ngộ dễ thương ト妥 Pháp 若我說天地 Nhân 無量義經 Ngua Sỏi đỏ dao phat la dao hieu Đậu hũ cay sốt nấm å ç Món ngon Dimsum chay phật thành đạo tứ 离开娑婆世界 บทสวดพาห งมหากา hoa trái một cảnh chùa năm Phật giáo để thành một phật tử luật nghi khất sĩ お仏壇 通販 đời người như một bộ phim Hơi thở nặng mùi và cách điều trị thiết lập tịnh độ khuyên tu pháp môn niệm phật dung bo lo cuoc song du chi la phut giay Nhớ ô mai Hà Nội hòa thượng yto zosimichi năm mới lại nói chuyện chấn hưng phật su khac biet giua tu tuong lam giau va uoc mon lam chùa trùng khánh Mong ước điều lành họa định thất 彿日 不說 kim cang ï¾ å chua quan the am 사념처 Chùa Hội Khánh Ï 白骨观 危险性 bài học từ cuộc sống tín Chợ 鼎卦 提等 ni su thich nu hanh tue chùa thanh trước