VHPG Trong thời Phật tại thế, vốn không có phân biệt Tiểu thừa và Đại thừa Phật pháp là một vị thuần nhất Chỉ do đối tượng thuyết pháp không giống nhau cho nên nội dung và cảnh giới thuyết pháp cũng khác nhau mà thôi
Vì sao gọi là Đại thừa và Tiểu thừa

VHPG - Trong thời Phật tại thế, vốn không có phân biệt Tiểu thừa và Đại thừa. Phật pháp là một vị thuần nhất. Chỉ do đối tượng thuyết pháp không giống nhau cho nên nội dung và cảnh giới thuyết pháp cũng khác nhau mà thôi.  


Đối với những người có trình độ thấp, Phật chỉ giảng đạo lý làm người, giảng năm giới, mười điều thiện gọi là nhân thiên thừa. Đối với nhưng người nhàm chán thế gian, Phật giảng phương pháp thoát ly sinh tử, gọi là Thanh văn tiểu thừa.

Đối với những người có trình độ cao, có tâm nguyện nhân độ thế, thì Phật giảng giáo lý Đại thừa bồ tát.

Trên sự thực, Phật pháp chia làm năm thừa: Nhân thừa (tức là Phật giáo của nhân gian), Thiên thừa (Phật giáo cho loài Trời), Thanh văn thừa, Độc giác thừa và Bồ tát thừa.

Tu theo 5 giới và 10 điều thiện ở bậc cao (thượng phẩm) thì sẽ được sinh lên các cõi Trời. Tu theo 5 giới 10 điều thiện ở bậc trung bình (trung phẩm) thì sẽ được sinh làm người. Tổng hợp cả hai lại gọi chung là con đường loài Người và loài Trời.

Hàng Thanh văn nhờ nghe pháp tu hành mà được giải thoát khỏi sinh tử. Hàng Độc giác không nghe pháp, không có thầy mà tự mình giác ngộ, được giải thoát khỏi sinh tử. Tổng hợp cả hai lại gọi chung là con đường giải thoát của Nhị thừa.

Con đường Bồ tát là pháp môn vừa cầu giải thoát, vừa không tách rời con đường loài Người và loài Trời, do đó con đường Bồ tát đại thừa là con đường tổng hợp cả hai con đường giải thoát và con đường loài Người và loài Trời.

Tu theo 5 giới và 10 điều thiện trong con đường loài Người và loài Trời thì vẫn còn là phàm phu. Người tu hành, chứng đạo giải thoát không còn luân hồi sinh tử nữa, mới gọi là bậc Thánh.

Vì chỉ lo lắng cho bản thân mà cầu Phật pháp để được giải thoát, không có tâm nguyện quay trở lại cứu độ chúng sinh, cho nên gọi là Tiểu thừa.

Con đường Bồ tát gọi là Đại thừa, vì rằng vị Bồ tát, trên thì cầu đạo Phật vô thượng để giải thoát khỏi sinh tử, dưới thì phát nguyện độ thoát vô lượng chúng sinh để cùng thoát khỏi biển khổ sinh tử.

Về mặt phân bố địa lý mà nói, thông thường gọi Phật giáo Bắc truyền theo văn hệ Sanskrit, lấy Trung Hoa làm trung tâm, bao gồm các nước như Nhật Bản, Triều Tiên, Mông Cổ, Tây Tạng, Việt Nam thì gọi là Phật giáo Đại thừa. Còn Phật giáo Nam truyềndùng kinh điển thuộc văn hệ Pali, lấy nước Tích Lan làm trung tâm và bao gồm các nước như Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, thường được gọi là Phật giáo Tiểu thừa.

Thực ra, đó chỉ là sự phân biệt của riêng Phật giáo Bắc truyền, còn Phật giáo Nam truyền thì không công nhận sự phân biệt đó. Đấy là do, trong Luật tạng của Hữu Bộ, quyển 45 và Tạp A Hàm quyển 28 trang 69 đều có ghi danh từ Đại thừa để chỉ những người tu theo Bát chính đạo và Tạp A Hàm quyển 26 trang 204 dùng danh từ đại sĩ chỉ cho những người tu hạnh Bốn nghiếp pháp.

Tăng nhất A Hàm cuốn 19 cũng nói rõ sáu độ thuộc về Đại thừa. Phật giáo Bắc truyền, trong lĩnh vực lý luận, có phần phát huy hơn Phật giáo Nam truyền, thế nhưng về mặt thực tiễn sinh hoạt thì Phật giáo Bắc truyền không phải tất cả theo Đại thừa, và Phật giáo Nam truyền cũng không phải tất cả đều theo Tiểu thừa.

Phật giáo Trung Quốc, ngoài việc ăn trường trai ra, cũng không có gì xuất sắc hơn Phật giáo Nam truyền. Phật giáo Trung Quốc do chịu ảnh hưởng của tư tưởng Lão Trang và lối học nói suông chuyện thanh cao (huyền học tham đàm) cho nên cũng bị lớp sĩ phu đời Ngụy Tấn đối đãi như là một thứ huyền học để tiêu khiển.

Lý luận của các tông phái ở Trung Quốc như Thiên Thai Tông và Hoa Nghiêm Tông đều có chịu một phần ảnh hưởng của học phong này. Chính vì vậy, có một học giả Nhật Bản cận đại, ông Mộc Thôn Thái Hiền phê bình Phật giáo Trung Quốc là loại Phật giáo học vấn, không phải là Phật giáo thực tiễn. Phê bình như vậy, không phải là không có lý do.

Trên sự thực, cấu trúc tư tưởng của Hoa Nghiêm Tông và Thiên Thai Tông đều xuất phát từ cảnh giới chứng ngộ của các cao tăng Trung Hoa, chứ không có y cứ đầy đủ trong tư tưởng lý luận của Phật giáo Ấn Độ.

Do đó, có thể nói tinh thần Đại thừa chân chính của Phật giáo Trung Quốc, cho đến nay vẫn chưa phổ cập đến dân gian Trung Quốc, chứ còn nói gì làm nơi quy tụ của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc! Vì vậy mà có người nói, Phật giáo Trung Quốc về tư tưởng là Đại thừa, về hành vi là Tiểu thừa.

 

 

Về Menu

vì sao gọi là đại thừa và tiểu thừa vi sao goi la dai thua va tieu thua tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

ç Chùa Minh Tịnh Tứ 濊佉阿悉底迦 yêu 惡一樣耶 nen cung tat nien nhu the nao 法鼓山聖嚴法師教學 Su tam la chu nhan cua bao dieu hoa phuc nghiep bao tu viec an mac thieu kin dao khi le tai sinh y nghia cua su giac ngo 梦参老和尚 谈 参观 Những mẹo vặt để nấu khoai tây ngon vi sao o hien nhung chang gap lanh Bảo 淨空法師 李木源 著書 四大假合 横柱指合掌 ngũ giới Ngày Mệt tie ng vo ngmu a vu lan nhan via bo tat quan the am 19 nam chu vang giup ban vuot qua kho khan va thu hạnh phúc 文殊八字法 duc phat co dam nha tam ly tri lieu vo song Yan Can Cook trình diễn món chay tại Pháp 腳底筋膜炎治療 全龍寺 結制 轉識為智 唐安琪丝妍社 õ º 文殊 Sinh 萨迦寺 Thiền định và khoa học thần kinh Mẹ 百工斯為備 講座 Vui chơi ngoài trời tốt cho thị 往生的法籍法師 อ ปสมบท video so luoc tieu su ht thich tri tinh giû Nghệ thuật ăn trong chánh niệm Váº