Phật giáo quan niệm chết lâm sàng tim ngừng đập, mũi ngừng thở, chết não chỉ là giai đoạn đầu tiên của tiến trình chết Phải mất thêm một thời gian nữa thường là sau 8 giờ , đợi thần thức ra khỏi hẳn xác thân mới được xem là thực sự chết
Vì sao Phật tử ít tham gia hiến tạng và xác?

Phật giáo quan niệm chết lâm sàng (tim ngừng đập, mũi ngừng thở, chết não) chỉ là giai đoạn đầu tiên của tiến trình chết. Phải mất thêm một thời gian nữa (thường là sau 8 giờ), đợi thần thức ra khỏi hẳn xác thân mới được xem là thực sự chết.
HỎI: 

Hiện nay, việc hiến tạng và xác đang là vấn đề rất cấp thiết cho bệnh nhân và y học. Tôi đang có tâm nguyện hiến tạng và xác của mình sau khi qua đời. Tuy nhiên, qua tìm hiểu tôi được biết việc này chỉ có một số ít chư Tăng tán đồng cũng như kêu gọi Phật tử tham gia hiến tạng và xác để phục vụ chúng sinh. Kết quả là tuy có một số Phật tử đăng ký nhưng con số này khá ít so với số lượng đông đảo các bậc tu hành và Phật tử hiện nay. Điều này đã làm tôi nghĩ ngợi. Xin quý Báo có nhận định về vấn đề này để tôi đủ cơ sở xác định tâm nguyện của mình.
(MỘC DIỆP, rubyinrock250@yahoo.com.vn)
ĐÁP:
 Bạn Mộc Diệp thân mến!

Hiến tạng và hiến xác là hạnh nguyện cao cả, không phải ai cũng làm được. Yêu quý xác thân khi sống cũng như lúc chết là tập nghiệp sâu dày của con người. Nhất là người Việt chúng ta vốn ảnh hưởng lâu đời văn hóa địa táng (chôn), khi sống cần có nhà, lúc chết phải có mồ nên ái ngại khi hiến xác. Mặt khác, quan niệm khi chết cần phải lành lặn, đầy đủ các cơ phận nên người Việt cũng rất ái ngại khi có mổ xẻ, hiến tạng, mất một phần thân xác.

Riêng người Phật tử thì có quan niệm về sống chết nhẹ nhàng hơn. Con người gồm hai phần, thân thể (sắc uẩn) và tâm thức (thọ, tưởng, hành, thức uẩn). Khi chết, tâm thức theo nghiệp tái sinh, còn xác thân tứ đại thì trả về cho đất, nước, gió, lửa; nơi mà nó sinh ra. Thân người chết hay xác chết vì thế không có gì quan trọng, an táng cách nào cũng được. Người Phật tử chấp nhận các cách thức tống táng ngoài truyền thống địa táng như hỏa táng (thiêu, rải tro cốt), kể cả hiến xác cho y học khá dễ dàng.

Hiện trạng “Chỉ có một số ít chư Tăng tán đồng cũng như kêu gọi Phật tử tham gia hiến tạng và xác để phục vụ chúng sinh”, thiết nghĩ, có nguyên nhân quan trọng của nó. Phật giáo quan niệm chết lâm sàng (tim ngừng đập, mũi ngừng thở, chết não) chỉ là giai đoạn đầu tiên của tiến trình chết. Phải mất thêm một thời gian nữa (thường là sau 8 giờ), đợi thần thức ra khỏi hẳn xác thân mới được xem là thực sự chết. Bởi khi thần thức chưa ra khỏi xác thân mà có những can thiệp, tác động khiến người chết không vừa ý, hoặc đau đớn thì thần thức khởi phiền não, oán giận, hình thành cận tử nghiệp xấu, ảnh hưởng không tốt đến tái sinh.

Hiến xác là cho/tặng cả xác thân để phục vụ nghiên cứu, học tập, thực hành giải phẫu. Thường thì người Phật tử (có tâm nguyện hiến xác) sau khi chết lâm sàng khoảng 8 giờ, thân nhân mới báo tin cho các cơ quan hữu quan đến nhận xác. Sự chậm trễ này là có chủ ý, sẽ giữ cho thần thức an tịnh ra khỏi xác thân, tránh tạo ra cận tử nghiệp xấu cho người chết. Tuy nhiên, sự trì hoãn này khá bất lợi cho bên cơ quan nhận xác (vì nhận xác càng sớm sẽ bảo quản tốt và dễ hơn).

Hiến tạng là cho/tặng một số cơ phận nội tạng, mô (gan, thận…, giác mạc) để cấy ghép cho người bệnh đang rất cần. Hiến tạng khác hiến xác ở chỗ là phải thực hiện ngay sau khi chết não, không được chậm trễ. Như vậy, theo Phật giáo, những Phật tử nào mang tâm nguyện thí xả cao cả, chí nguyện thật kiên cường, làm chủ cận tử nghiệp bất động (như tâm nguyện Bồ-tát) mới có thể hiến tạng để mình và người đều được lợi ích.

Chúng tôi tin rằng sẽ có Tăng (Ni), Phật tử làm được việc cao cả và khó làm này. Tuy nhiên nếu chúng ta chưa đủ khả năng làm chủ thì cũng nên cân nhắc, thận trọng. Vì lỡ ngay lúc ấy thần thức chưa kịp thoát xác, người chết cảm nhận rõ ràng sự đau đớn, ân hận, thống khổ, phiền não, tức giận thì sẽ tạo ra cận tử nghiệp bất thiện, ảnh hưởng không tốt đến tái sinh (đọa lạc).

Người Phật tử cần biết rằng, Phật giáo rất tán thán, đề cao hạnh nguyện hiến tạng, hiến xác để cứu người. Có thể xem đây là biểu hiện đỉnh cao của hạnh bố thí, xả ly, phước đức lớn nhất. Tuy nhiên Phật giáo cũng chỉ rõ tiến trình chết (gồm nhiều giai đoạn) để mỗi người tự lượng sức. Hiến xác (sau khi chết khoảng 8 giờ) thì khá dễ và có nhiều người tham gia hơn. Còn hiến tạng thì ngoài sự dũng mãnh phát nguyện cần phải tự lượng và cân nhắc, không nên phát tâm theo cảm tính, nhất thời. Nếu thiếu hiểu biết và không tự lượng sức để tạo cận tử nghiệp xấu thì chưa hẳn là điều hay. Do đó, số người hiến tạng “khá ít so với số lượng đông đảo các bậc tu hành và Phật tử hiện nay” cũng không phải là điều khó hiểu.

Chúc bạn tinh tấn!

Bài viết: "Vì sao Phật tử ít tham gia hiến tạng và xác?"
Nhiên Như/Quảng Tánh - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

vì sao phật tử ít tham gia hiến tạng và xác? vi sao phat tu it tham gia hien tang va xac tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

rụng ly do vi dau Làm chủ thời gian của chính mình Niệm Phật thuong chiem nguong dai tuong phat a di da japan mot doi va dao la hai mat cua mot dong tien tho dia Công dụng trị bệnh của cần tây Æ ng tvtl sung phuc khai giang sinh hoat he danh cho nghe kinh ëng niềm tin tôn giáo trong đời sống นางหมอนฟ งไม ท Thường học cách thiền qua việc nói chuyện tin và sống theo định luật nhân quả viet tho cho ban Để yêu thương mang lại hạnh phúc thống Thá Ÿ cac nha su chau a tren dat my 無量義經 khong du nhien lieu va tuoi tho de di den trai dat Suy nhược tinh thần làm tăng nguy cơ Cải thiện và làm đẹp da bằng dầu mẠt hÆ i le hang thuan duoi goc nhin cua mot vi giao su su Vị thầy đức hạnh mẫu mực của Ni MÃÅ Học thực hành chánh niệm để có chuyến du Trang nghiêm lễ hoàn táng vua Lê Dụ Sinh vai dao Nằm chương iii nguyên thỉ phật giáo và tam kiều di san van hoa phat giao viet nam mang dam dau an đôi xu ly van de tinh cam theo quan niem phat giao Tuà bÊo VÃ Tung dat