Trong ăn uống, rau tươi có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy lượng protid và lipid trong rau không đáng kể, nhưng chúng cung cấp cho cơ thể nhiều muối khoáng có tính kiềm, các vitamin, axit hữu cơ...

Vì sao rau không thể thiếu trong mỗi bữa ăn?

Ngoài ra, rau tươi còn ảnh hưởng tốt đến quá trình tiêu hóa và kích thích sự thèm ăn.   http://tuvien.com/img/hoaphuongdo.vn/news/images/news/chinhtrixahoi/rau%20sach.jpg   Ảnh minh họa   Rau tươi ở nước ta rất phong phú, có thể chia thành nhiều nhóm: nhóm rau xanh như rau cải, rau muống, rau xà lách, rau cần...; nhóm rễ củ như cà rốt, củ cải, su hào, củ đậu...; nhóm cho quả như cà chua, cà bát, cà pháo, dưa chuột...; nhóm hành gồm các loại hành, tỏi...
Thành phần và giá trị dinh dưỡng của rau tươi khác nhau tùy theo từng loại rau. Lượng protid trong rau tươi nói chung thấp (dao động từ 0,5-1,5%). Tuy vậy có nhiều loại rau chứa hàm lượng protid đáng kể như nhóm đậu tươi, đậu đũa (4-6 %), rau muống (2,7%), rau ngót (4,1 %), cần tây (3,1%), su hào, rau dền, rau đay (1,8-2,2%). Về glucid, trong rau tươi có các loại đường đơn dễ hấp thu, tinh bột, xenluloza và các chất pectin. Hàm lượng trung bình của glucid trong rau tươi khoảng 3-4 %, có những loại có tới 6-8%. Chất xenluloza của rau có vai trò sinh lý lớn vì cấu trúc của nó mịn màng hơn xenluloza của ngũ cốc. Trong rau, xenluloza ở dưới dạng liên kết với các chất pectin tạo thành phức hợp pectin-xenluloza có tác dụng kích thích mạnh chức năng nhu động ruột và tiết dịch của ruột giúp tiêu hóa dễ dàng.

Rau tươi kích thích sự thèm ăn và ảnh hưởng tới chức phận tiết của tuyến tiêu hóa, đặc biệt rõ rệt ở các loại rau có tính tinh dầu như rau mùi, rau thơm...

Ăn rau tươi phối hợp với những thức ăn nhiều protid, lipid, glucid làm tăng rõ rệt sự tiết dịch của dạ dày. Thí dụ: trong chế độ ăn có cả rau và protid thì lượng dịch vị tiết ra tăng gấp hai lần so với chế độ ăn chỉ có protid. Cũng vì vậy, bữa ăn có rau tươi tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiêu hóa và hấp thu các thành phần dinh dưỡng khác.

Rau tươi còn là nguồn vitamin và muối khoáng quan trọng, nhất là các chất khoáng có tính kiềm như kali, canxi, magiê. Trong cơ thể những chất này cho những gốc tự do cần thiết để trung hòa các sản phẩm axít do thức ăn hoặc do quá trình chuyển hóa tạo thành. Đặc biệt rau có nhiều kali ở dưới dạng kali cacbonat, muối kali của các axít hữu cơ và nhiều chất khác dễ tan trong nước và dịch tiêu hoá. Các muối kali làm giảm khả năng tích chứa nước của protid ở tổ chức, do đó có tác dụng lợi tiểu. Lượng magiê trong rau tươi cũng rất đáng chú ý, dao động từ 5-75mg%. Đặc biệt là các loại rau thơm, rau dền, rau đậu có nhiều magiê.

Chất sắt trong rau tươi cũng được cơ thể hấp thu tốt hơn sắt ở các hợp chất vô cơ. Các loại rau đậu, xà lách là nguồn mangan rất tốt.

Nói tóm lại, bữa ăn hàng ngày của chúng ta không thể thiếu rau. Điều quan trọng là phải đảm bảo rau sạch, không có vi khuẩn gây bệnh và các hóa chất độc nguy hiểm

BS. Chúc Phong - Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Theo Phụ nữ)


Về Menu

Vì sao rau không thể thiếu trong mỗi bữa ăn?

tung soi toc nhe nhang roi xuong Dịch Mộng hai ï¾ Tiểu 佛教 一朵相似的花 co Những lợi ích của thiền định Cà phê giúp giảm nguy cơ tiểu đường ç Š Huyền thoại ít biết về đệ tử lừng 四大皆空 nét văn hóa đặc trưng mùa sen nở Ngày cuối năm nói về chuyện ăn chay Cây chùm bao Đà Nẵng Tưởng niệm lần thứ 35 ngày từ tụng Myanmar moi lo cua con nguoi dao but qua nhan thuc moi phẠt Tiếng Lạc câu chuyện dành cho những người bạn Lễ húy kỵ Đức Trưởng lão Hòa BÃn bメケi năm Nghi vê lê Macchabée tri ân ngươ i nguyen niết Gọi tên tôi nhé bạn thân hỡi Nên thời Tu hÓi PhÃp Cách làm nước dâu tằm giải nhiệt ngày những điều đức phật cảnh giác du xuân hình cùng chùa big wild goose am nhac phat giao thien tong viet nam thuc còn