GNO - Tôi là người không khỏe, tuy còn trẻ nhưng có nhiều bệnh như dạ dày, thoái hóa, viêm khớp...

	Vì sao tôi ăn chay?

Vì sao tôi ăn chay?

Tác giả bài viết - Ảnh: NVCC

(Nhân đọc bài Ăn chay: "Vì mỗi loài đều biết đớn đau...")

GNO - Hôm nay, với sự hiểu biết có hạn và câu chuyện đời thật của tôi, tôi xin chia sẻ một chút quan niệm của mình. Nếu quan điểm này chưa được đúng hoặc không trùng với ý mọi người thì cũng mong mọi người hoan hỷ góp ý.

Trước tiên tôi chia sẻ câu chuyện về bản thân mình. Tôi là người không khỏe, tuy còn trẻ nhưng có nhiều bệnh như dạ dày, thoái hóa, viêm khớp, đau nửa đầu, đau vai gáy... Ban đầu, qua tìm hiểu, tôi đã chọn ăn chay hai ngày/tháng là ngày mồng một và rằm.

Được biết, đây cũng là hai ngày trùng với thời điểm lực hút của mặt trăng với trái đất mạnh nhất, biểu hiện qua thủy triều cao nhất. Lực hút này làm cho hoạt động của cơ thể bị rối loạn, nhất là hoạt động của hệ thần kinh. Trăng rằm gây biến đổi tâm sinh lý rõ rệt, thường là thời điểm người mộng du hay hoạt động nhất, người bị động kinh hay lên cơn nhất, bệnh nhân tâm thần bị kích động mạnh nhất...

Theo đó, ăn chay vào những ngày này sẽ làm cho bộ máy tiêu hóa được nghỉ ngơi nhiều hơn, cân bằng âm dương, tránh tác động xấu của ngày trăng tròn. Như vậy, lý do ban đầu để tôi ăn chay là vì nhu cầu và lợi ích của bản thân chứ không vì lý do nào khác.

Tiếp theo, sau quá trình duy trì ăn chay vào hai ngày trên được một thời gian cũng là lúc tôi trải qua thời gian gần như khó khăn nhất của mình. Tôi đã phải đương đầu với một biến cố và phải tự mình gắng gượng vươn lên. Lúc này, may mắn tôi cũng bắt đầu có duyên với Phật pháp.

Tôi bắt đầu tìm hiểu ý nghĩa thật sự của việc ăn chay. Ở đây tôi chưa bàn đến chuyện ăn chay có bao nhiêu dạng, bao nhiêu kiểu cách, món nào là món chay, món nào là món mặn. Phật pháp chia làm mấy tông phái và quan niệm của các tông phái như thế nào về vấn đề ăn chay.

Quay lại với ý nghĩa của việc ăn chay - là để nuôi dưỡng lòng từ bi. Vậy nên ăn chay được càng nhiều càng quý. Với tôi, “nuôi dưỡng” nôm na là phải làm từ từ, từng bước một giống như mưa dầm thấm lâu... Tôi tự rèn cho bản thân ý nghĩ là không sát sinh, chưa buông bỏ được nhiều thì buông bỏ dần dần, dần dần tránh sát sinh, bớt ham muốn ăn thịt động vật.

Sau khi đã hiểu ăn chay là để nuôi dưỡng lòng từ bi, tôi chuyển sang phát tâm ăn chay ít nhất 2 ngày/tháng. Để việc ăn chay của mình có ý nghĩa hơn, tôi tìm hiểu những món nào được coi là chay, những món nào được coi là mặn và vì sao cái này được coi là chay, cái kia được coi là mặn.

Đừng ai mỉa mai là ăn chay mà tâm không chay thì cũng vứt. Câu nói rất đúng, nhưng con đường tu học của mỗi người một khác, không ai giống ai và như Phật dạy “vạn sự tùy duyên”. Con người tùy duyên mà tan hợp, cũng tùy duyên mà tu học mà phát tâm. Chúng ta cũng hiểu với nhau một điều đơn giản là nhịn ăn thì dễ, thay đổi cách ăn, món ăn, sở thích ăn uống, lịch ăn uống dễ hơn nhiều so với việc tu tâm dưỡng tính. Tu tâm dưỡng tính là một quá trình, kiên trì, bền bỉ và qua nhiều giai đoạn, qua rèn luyện chứ không phải nói ra là làm được ngay.

Vậy nên, cũng đừng ai nói “Tâm chay thì món gì cũng chay” mà song song với việc ăn chay thì mình tu tâm chay, tu được tâm chay thì mình tu thêm khẩu nghiệp.

Cũng đừng nói là không nhất thiết phải ăn chay vì có cung có cầu, chỉ cần không phải tại mình mà con vật đó bị chết là được, mình không nhìn thấy là được, mình không biết là được. Sao không nghĩ là nếu ai cũng phát tâm không ăn thì những con vật đó không bị chết do người giết. Hãy để nó theo vòng duyên sinh duyên diệt thôi.

Trở lại với chuyện của mình, từ nhu cầu của tự thân đến phát nguyện ăn chay vì lý tưởng tu dưỡng, thân tâm tôi dần nhẹ nhàng hơn. Mong rằng, mọi người tùy duyên mà ăn chay, tùy duyên mà phát tâm và chính yếu là tu tâm chay tịnh. Tu càng nhiều càng quý, phát tâm càng nhiều càng quý...

Bùi Kim Tuyến
(Pháp danh: Từ Thủy)

-----------------

* Bạn đã ăn chay chưa? Hãy chia sẻ câu chuyện về tập ăn chay của bạn cũng như những giá trị sau khi ăn chay mà bạn cảm nhận được với Giác Ngộ online, bài gửi về: bandocgiacngo@gmail.com. Trân trọng đón chào!


Về Menu

Vì sao tôi ăn chay?

phận phan tich ngu uan vo nga 佛教中华文化 tự tánh di đà 1 khi tịnh tài sinh bất tịnh nhật ký thien su muso soseki tam thai người tu đạo có thể làm được việc phat giao Lễ truy niệm Hòa thượng Dương Dal tại thế DÃ Æ vĩnh biệt cô út 佛頂尊勝陀羅尼 Lâm Đồng Tổ chức lễ đại tường oàn chua mat troi va mat trang ha tinh dai le vu lan bao hieu chua nhieu long thiền vipassana một nghệ thuật sống Thuốc lá điện tử cũng gây hại tim hay cung dong cam bao dung de vun ven hanh phuc Mùa hoa loa kèn ao lam trong tieng ve mua phuong vi Tìm trong một cõi ăn chay chỉ trong một chớp mắt loi noi doi vo hai nen noi hay khong nen noi 一念心性 是 trai nghiem khong gian tho cung bang chat lieu gom bai van van cam thuong nhung linh hon nga quy Mat Tết Đoan Ngọ và nhớ Nghệ sĩ kể chuyện ăn chay khoang cach giua ly thuyet va thuc hanh Phòng ngừa viêm khớp vai cổ và tay i廙m Con xin làm sen nhỏ và nâng gót hài dl 2015 Đón doi Thiền trong cuộc sống lam sao de kiep sau toi khong gap nguoi do nua Phát hiện cách làm giảm di căn tế bào 真言宗金毘羅権現法要 cho su khong so hai gia tuong cua cuoc doi Canh bí đỏ mát lành cho mùa hè mùa thi bình an giữa cuộc đời Lễ tưởng niệm húy nhật Đức Đệ di duong cung can phai thien song khong nhin lui dung de khi ve gia phai tiec nuoi nhung dieu quy お墓の墓地 霊園の選び方