Theo sự phán giáo của ngài Thiên Thai và Cát Tạng Thiên Thai tông và Tam Luận tông , có 5 thời kỳ thuyết pháp của đức Phật là Hoa Nghiêm, A Hàm, Bát Nhã, Phương Đẳng và Pháp Hoa Niết Bàn Trong đó lại chia ra 3 giai đoạn Chuyển pháp luân tam pháp luân
Vị trí kinh Pháp Hoa theo cách phán giáo của Ngài Thiên Thai

Theo sự phán giáo của ngài Thiên Thai và Cát Tạng (Thiên Thai tông và Tam Luận tông), có 5 thời kỳ thuyết pháp của đức Phật là Hoa Nghiêm, A Hàm, Bát Nhã, Phương Đẳng và Pháp Hoa Niết Bàn. Trong đó lại chia ra 3 giai đoạn Chuyển pháp luân (tam pháp luân) là:   1. Căn bản Pháp luân: Kinh Hoa Nghiêm, khi đức Phật nói kinh này chỉ có một số rất ít người hiểu, nên Ngài mới tùy phương tiện nói ra ba thừa đó là: Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa, và Bồ-tát thừa.
2. Chi mạt Pháp luân: Trước hết là thời A hàm, nhưng hàng Thanh Văn thiên chấp kinh này nên đức Phật và Phương Đẳng để đưa lên Đại thừa. Nhưng ở Đại thừa này chưa rốt ráo, vì mới chỉ thọ ký cho hàng Bồ-tát thành Phật, chứ chưa thọ ký cho Thanh Văn. Do đó, giáo pháp ở các thời này vẫn còn là chi mạt (cành ngọn). Đến giai đoạn thứ ba:

3. Nhiếp mạt quy bản pháp luân: Đây mới là Pháp luân rốt ráo của đức Phật, đó là thời giáo Pháp Hoa gồm những chi mạt về căn bản. Mở đầu là Hoa Nghiêm và kết thúc là Pháp Hoa. Đây là thủy chung của một thời giáo hóa mang cùng một ý nghĩa nhưng hai phương pháp khác nhau:

Hoa Nghiêm thì nói thẳng nên chỉ có một số Bồ-tát giác ngộ được mà thôi, còn Pháp Hoa thì dùng nhiều cách nói để đưa người đến giác ngộ; tùy căn cơ chúng sanh mà đức Phật đã nói những kinh khác, cho đến Pháp Hoa mà gồm đủ tất cả giáo lý của đức Phật đã được nói trong 45 năm.

Vì tánh cánh quan trọng đó của kinh này mà ngài Trí Khải đã căn cứ vào đó để lập ra Thiên Thai tông rất thịnh hành. Khi truyền qua Nhật Bản, đến vào năm 1222 có thiền sư Nhật Liên dựa vào Pháp Hoa Huyền Nghĩa của Ngài Trí Khải mà lập ra Nhật Liên tông, đến nay vẫn thạnh.
Đó là vị trí kinh Pháp Hoa theo cách phán giáo của ngài Thiên Thai vậy.

Về Menu

vị trí kinh pháp hoa theo cách phán giáo của ngài thiên thai vi tri kinh phap hoa theo cach phan giao cua ngai thien thai tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

加持是什么意思 Thiếu vitamin B12 gây lão hóa tự kỷ 唐朝的慧能大师 お仏壇 通販 å ç 因无所住而生其心 栃木県 寺院数 Chứng rối loạn lưỡng cực là 弥陀寺巷 般若心経 読み方 区切り 天风姤卦九二变 能令增长大悲心故出自哪里 麓亭法师 Ä Æ 持咒 出冷汗 Mẹ là nhất nhất trên đời nguoi thi dau kho 曹村村 仏壇 拝む 言い方 閩南語俗語 無事不動三寶 怎么面对自己曾经犯下的错误 人鬼和 ทาน 出家人戒律 æ å 住相 duc phat trong cai nhin cua cac nha khoa hoc Tưởng niệm húy nhật lần thứ 28 人生是 旅程 風景 净土网络 曹洞宗 長尾武士 三身 华严经解读 加持成佛 是 Lý giải những cái hắt hơi пѕѓ thiền vipassana một nghệ thuật sống 不可信汝心 汝心不可信 ç truong thi may duoc bau la my nhan an chay cua Vì sao người lớn cũng nên tô màu Ç HoẠNhững dấu hiệu cho biết cơ thể พ ทธโธ ธรรมโม 宗教与迷信是什么关系 閼伽坏的口感 福生市永代供養 hòa thượng thích thanh trí 1919 ト妥 chi bằng thay đổi chính