Theo sự phán giáo của ngài Thiên Thai và Cát Tạng Thiên Thai tông và Tam Luận tông , có 5 thời kỳ thuyết pháp của đức Phật là Hoa Nghiêm, A Hàm, Bát Nhã, Phương Đẳng và Pháp Hoa Niết Bàn Trong đó lại chia ra 3 giai đoạn Chuyển pháp luân tam pháp luân
Vị trí kinh Pháp Hoa theo cách phán giáo của Ngài Thiên Thai

Theo sự phán giáo của ngài Thiên Thai và Cát Tạng (Thiên Thai tông và Tam Luận tông), có 5 thời kỳ thuyết pháp của đức Phật là Hoa Nghiêm, A Hàm, Bát Nhã, Phương Đẳng và Pháp Hoa Niết Bàn. Trong đó lại chia ra 3 giai đoạn Chuyển pháp luân (tam pháp luân) là:   1. Căn bản Pháp luân: Kinh Hoa Nghiêm, khi đức Phật nói kinh này chỉ có một số rất ít người hiểu, nên Ngài mới tùy phương tiện nói ra ba thừa đó là: Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa, và Bồ-tát thừa.
2. Chi mạt Pháp luân: Trước hết là thời A hàm, nhưng hàng Thanh Văn thiên chấp kinh này nên đức Phật và Phương Đẳng để đưa lên Đại thừa. Nhưng ở Đại thừa này chưa rốt ráo, vì mới chỉ thọ ký cho hàng Bồ-tát thành Phật, chứ chưa thọ ký cho Thanh Văn. Do đó, giáo pháp ở các thời này vẫn còn là chi mạt (cành ngọn). Đến giai đoạn thứ ba:

3. Nhiếp mạt quy bản pháp luân: Đây mới là Pháp luân rốt ráo của đức Phật, đó là thời giáo Pháp Hoa gồm những chi mạt về căn bản. Mở đầu là Hoa Nghiêm và kết thúc là Pháp Hoa. Đây là thủy chung của một thời giáo hóa mang cùng một ý nghĩa nhưng hai phương pháp khác nhau:

Hoa Nghiêm thì nói thẳng nên chỉ có một số Bồ-tát giác ngộ được mà thôi, còn Pháp Hoa thì dùng nhiều cách nói để đưa người đến giác ngộ; tùy căn cơ chúng sanh mà đức Phật đã nói những kinh khác, cho đến Pháp Hoa mà gồm đủ tất cả giáo lý của đức Phật đã được nói trong 45 năm.

Vì tánh cánh quan trọng đó của kinh này mà ngài Trí Khải đã căn cứ vào đó để lập ra Thiên Thai tông rất thịnh hành. Khi truyền qua Nhật Bản, đến vào năm 1222 có thiền sư Nhật Liên dựa vào Pháp Hoa Huyền Nghĩa của Ngài Trí Khải mà lập ra Nhật Liên tông, đến nay vẫn thạnh.
Đó là vị trí kinh Pháp Hoa theo cách phán giáo của ngài Thiên Thai vậy.

Về Menu

vị trí kinh pháp hoa theo cách phán giáo của ngài thiên thai vi tri kinh phap hoa theo cach phan giao cua ngai thien thai tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

净土五经是哪五经 äºŒä ƒæ 净地不是问了问了一看 อธ ษฐานบารม お墓 生前 墓地の販売と購入の注意点 お仏壇 お供え 佛经讲 男女欲望 横江仏具のお手入れ方法 å お墓参り tham my va lam dep duoi goc nhin phat giao Thừa Thiên Huế Đại lão Hòa thượng lu 墓 購入 ni chua ha trung ไๆาา แากกา さいたま市 氷川神社 七五三 Món ăn giúp ngon giấc ประสบแต ความด 色登寺供养 随喜 陈光别居士 อธ ษฐานบารม ส ะนนะ Thở sâu giúp lấy lại bình tĩnh おりん 木魚のお取り寄せ 香炉とお香 Chặn đứng cơn nôn khi đi tàu xe Ngôi nghĩ Hàn Quốc Thiền sư Hyecho người đi Thấp thoáng lời kinh lạc sơn đại phật 皈依是什么意思 phat phap l½ 必使淫心身心具断 こころといのちの相談 浄土宗 phẠt お位牌とは Làm dưa món đón Tết về สต 蒋川鸣孔盈 忌日是指哪一天 いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 nhã³m vì sao bạn đi chùa 水天需 イイハナのお盆にぴったりの盆提灯 hai