Đứng trước kim quan của Cô Út, chợt trong tiềm thức người viết kêu lên
Vĩnh biệt cô Út - người nghệ sĩ Phật giáo đúng nghĩa

“Cô Út! Người nghệ sĩ Phật giáo” mà mình trân trọng nhất so với vô vàn người tự xưng, cũng tương tự như soạn giả Phật giáo. Chua xót làm sao. Và người viết chỉ gọi có mỗi mình Cô Út là Người Nghệ Sĩ Phật giáo đúng nghĩa.
Thế rồi tôi cũng đến với  nghệ sĩ Út Bạch Lan (từ đây xin được gọi bằng cụm từ thân thiết mà lúc sinh thời hai cô cháu  thường sử dụng: Cô Út, hoặc Út) trong ngày tang lễ đầu tiên tại chùa Ấn Quang chiều tối ngày 5/11/2016. Có điều, trong  giây phút bàng hoàng chưa qua khỏi con số thời gian 24 giờ, kể từ khi nhận những cú điện thoại báo hung tin, người viết vẫn không nghĩ rằng Cô Út lại  ra đi nhanh như thế. Nhanh vì Cô Út  ra đi tuy trong cơn bệnh nhưng rất tự tại, ung dung, không có biều hiện đau đớn nặng nề như thường  tình nhân thế. Người viết nói với em Phương hạnh rằng chắc có lẽ Út đã trả hết nợ trần, không còn luyến lưu gì, kể cả bệnh duyên ngắn ngủi !

Từ ghi đông xe ôm bước xuống, thẳng tiến vào nội sảnh của Vãng Sanh Đường, vì nghĩ rằng  mình không hề quen ai hết trong giới nghệ sĩ, ca sĩ hiện đã có mặt trước đó và ngồi chật kín các dãy bàn trong ngoài, để chỉ mong tìm gặp có hai người, đó là  em Hạnh và Châu, những người bên cạnh Cô Út mà người viết đã quen biết từ khi hai em cón bé xíu mỗi lần đến  trò chuyện cúng Cô Út tại nhà. Đó là hai người con nuôi duy nhất mà mình biết, và dù rằng  đã thấy có ai đó mặc nguyện “com lê” dây rơm mũ bạc! Ngoài hai em ấy ra  mình không biết phài chào hỏi ai  nên không  lo ngại khi người ta cũng không biết mình là ai !

Với pháp danh Giác Nhã, đó là kỷ niệm của những tháng ngày Cô Út  và Câu Lạc Bộ Cổ Nhạc - Cải Lượng Phật Giáo TP.HCM chính thức hoạt động, trong đó có người viết, gầy dựng nền móng ban đầu, Giác Nhã của Cô Út và Giác Đạo của tôi đều có khởi nguyên tốt đẹp bởi những tâm nguyện trong sáng ban đầu ấy từ những vị thầy đến với mình và được tôn sư một cách chánh đáng.

Cho đến bây giờ, khi Cô Út đã  mãn duyên trần thế, ra đi phủi sạch ân nợ trần duyên, tôi mới giật mình  thấy rằng những vị thầy kiểu ấy  hãy còn nhiều, cũng làm văn nghệ, cũng quay phim, làm chương trình hoành tráng rình rang  mà khi được hỏi mục đích thì chưa bao giờ có câu trả lời. Những  hoạt động như thế, kiểu như thế, thiếu tâm  nguyện trong sáng cho nên không nhận được sự ủng hộ của giới hoạt động nghệ thuật, trong đó có Cô Út và người viết. Cho nên người ta phải dùng tới thứ vũ khí trần đời: đồng tiền! (kiểu như sòng phẳng cát sê) và đượng nhiên hình tướng  một vị xuất gia cũng được tận dụng tối đa để...thu phục ! Khi cúi lạy trước hương linh của Cô Út tối nay, tôi  chỉ mong Út buông một tiếng: “Thành ơi ! Đừng làm” như thuở nào.

Sinh thời Cô Út rất cung kính và nhỏ nhẹ với tất cả, thế nhưng khi gặp  phải những chướng duyên khó đỡ, dù đó là nhân vật nào, Cô Út vẫn một mực bày tỏ quan điểm để có những quyết định chính xác, dủ phải khai tử luôn mối quan hệ đó. Có những vị Thầy, khi cao trào văn nghệ Phật giáo đang lên, cũng xoắn tay bước vào và ngang nhiên có những hành xử không đứng mực, Cô Út cũng không vì “bổn phận một người Phật tử” mà cúi đầu vâng lời, để rồi phá nát hết thành quả của tập thể, của chính tâm nguyện trong sáng của mình.

Những thành quả của cô cháu đều đầy ắp kỷ niệm qua các băng cassette “Ca Cổ Phật Giáo” (từ 1 cho đến 6) và những vở cải lương tiên phong được quay dưới dạng video “Thái Tử A Xà Thế", Thoát Vòng Tục Lụy”, "Chuyện Hai Quả cân”, “Mục Liên Tìm Mẹ”.v..v..và gần đây nhất là vở “Chuyện Tình Liên Hoa Hòa Thượng”. Với Cô Út còn một chi tiết quan trọng nữa mà các vở cải lương  nói về cuộc đời đức Phật Thích Ca ồ ạt được nhiều “sọạn giả Phật giáo” tự bỏ tiền túi ra viết  và thực hiện, kể cà một vài bộ phim cùng chủ đề cũng được hồ hởi cho ra đời  vội vả và gượng ép vừa qua, chứng tỏ quan điểm của Cô Út, bác Mười Út Trà Ôn và thầy Đồng Bổn hoàn toàn có cơ sở.

Đó còn là thái độ trân trọng  đúng mực đối với vị Phật Bổn Sư  mà mình đang khuôn phò lý tưởng. Thời gian đó, Cô Út và cô Sáu Châu có dư sức, khả năng để thực hiện các công trình  đó, nhưng tất cả đều đồng thanh nhận định “Cuộc đời đức Phật Thích ca quá vĩ đại, nếu có làm nghệ thuật phải làm bằng phim ảnh và tuyệt đối hội đủ  tất cả các yếu tố; làm nửa vời thì chẳng những không thành công, gây tồn hại thanh danh mà còn xúc phạm  công hạnh của vị Bổn sư đáng kính, tội sẽ vô vàn bất luận". Là một tác giả thường trực khi ấy, bây giờ nghĨ lại người viết rất mang ơn lời dạy quý báu ấy của Thầy Đồng Bổn, Cô Út và Bác Mười Út Trà Ôn, chứ không phải lúc đó không có ai “biết” viết tường đại loại như những kẻ thời cơ lầm tưởng. Nhìn lại thực tế bây giờ sẽ là câu trả lời hùng hồn nhất.

Cô út đã nằm xuống và ra đi rồi. Chỉ còn biết thầm nguyện cầu cho Cô  được an lạc nơi miền tịnh thổ, còn lại đây quá trời những chướng duyên mà có lẽ khi ra đi rồi Út vẫn không nguôi đau đáu. Ở nơi xa đó, có lẽ Út đang mỉm cười vì trút hết gánh nặng lo toan cho nhân thế. Còn lại đây tôi chỉ biết vịn vào những hoài niệm ấy mà tiếp tục cuộc hành trình trong âm thầm lặng lẽ. Nếu không dám tự sánh với các công hạnh của chư Tổ sư hay các hành giả niêm mật thì cũng  phần nào đó đồng cảm với câu thơ của Huyền Giác rằng “Thường độc hành thường độc bộ/ Đạt giả đồng dư Niết Bàn lộ/ Điệu cổ thần thanh phong tự cao/ Mạo tụy cốt cang nhơn bất cố”. Ngày xưa từng đọc câu thơ náy cho Cô Út nghe và Cô rất thích.

 “Cô Út! Người nghệ sĩ Phật giáo” mà mình trân trọng nhất so với vô vàn người tự xưng, cũng tương tự như soạn giả Phật giáo. Chua xót làm sao. Và người viết chỉ gọi có mỗi mình Cô Út là Người Nghệ Sĩ Phật giáo đúng nghĩa.

Hãy cùng nhau quán xét trong tư lương, sẽ dễ dàng bắt gặp Cô Út trong ấy, trong mỗi ý niệm tốt lành, của một  tấm lòng chơn thiện mà có lẽ rồi đây chúng ta sẽ khó khăn  mới tìm thấy lại được.

Mong Hương Linh Cô Út thành thơi, phù hộ cho người viết được tiếp tục chân cứng đá mềm. Vì như Út từng tin tưởng “Lâu nay Thành vẫn vậy”. Đó cũng là lời phó chúc  nuôi sống lý tưởng người viết cho đến tận hôm nay.
 
Giác Đạo - Dương Kinh Thành

Về Menu

vĩnh biệt cô út người nghệ sĩ phật giáo đúng nghĩa vinh biet co ut nguoi nghe si phat giao dung nghia tin tuc phat giao hoc phat

vòng hạnh phúc thật sự của người tiêu lăn Lúc オンライン坐禅会 五祖戒 破戒 大学生申请助学金的申请理由怎么写 cÃÆn Tẩy ว ดโพธ 簡単便利戒名授与水戸 su co chap cua dan ong vi quan niem gia truong Thuốc giảm cholesterol làm tăng nguy cơ vÃƒÆ nÃ Æ y Ăn rau quả tươi cũng giúp ích cho tinh giao duc nhan cach trong giao duc phat giao quan ÏÇ Ý 慧佛學 pháp môn dựa trên nền tảng tự lực 曹洞宗 お守り Mở phap mon dua tren nen tang tu luc tin tam cung duong tang bao tín tâm cúng dường tăng bảo 单三衣 佛法怎样面对痛苦 弘一法师 李芳远 happy book hạnh phúc mỗi ngày vi sao toi theo dao phat 12 nha bao hoang anh nhÆ Vua đầu bếp Yan Can Cook nói về ẩm đem đạo vào đời tạng thư sinh tử tà di so luot va y nghia 18 vi la han trong phat giao Tầm ngai ha mon an tinh than khong the thieu cua nguoi dan nhin thau la tri hue chan that phan 2 những tháng năm làm chú tiểu 佛教极乐世界指什么 å æœ æ Thoát mâm 护法 Õ mon åœ è ç