Vĩnh Nghiêm hồi đó, không chỉ có những tà áo nhựt bình lam, thanh cao giải thoát, những tà áo nâu hiền từ, thánh thiện tuyệt vời, mà thỉnh thoảng, ngồi trong lớp nhìn ra, những tà áo dài trắng của nhóm nữ sinh, phất phơ bay trong không khí an bình, qua lờ
Vĩnh Nghiêm-Niềm Vui Còn Đó!

i kinh tiếng kệ.   Mùa thi, mùa luyện thi là cao điểm để các cô cậu học sinh tập trung nơi đây, chuyên tâm học tập, và nguyện cầu các đấng thiêng liêng thuỳ từ gia hộ!
 


Trải qua bao năm khắc khoải đợi chờ, bao năm nôn nao dự định, bao năm tháo gỡ trở ngại khó khăn từ chư tôn đức lãnh đạo thành phố, Cơ Bản Phật Học Vĩnh Nghiêm khoá I ra đời trong niềm tin yêu sáng lạng, và sự hân hoan vui mừng của Phật giáo rợp bóng cờ hoa.

Vĩnh Nghiêm có cây xanh bóng mát nhiều hơn các ngôi tự viện khác. Hai bên Đông Đường, Tây Đường, phòng tăng xan xát nối tiếp nhau, cảnh trí thiên nhiên đượm mùi thoát tục. Cây Tùng, cây Bách, và những tàng hoa xứ trắng giương lá che mát cả một vùng trời. Những khi nghỉ học giữa giờ, tôi thường ngắm say sưa cỏ cây hoa lá, và ngọn tháp sau chùa, lẫn trong đám tre vàng óng ả.

Tháp Phổ Đồng phía sau cao chót vót, tháp chuông, tháp trống đằng trước ngạo nghễ chọc trời, như ý chí vươn lên giữa trời cao đất rộng. Tiếng chuông ngân nga vọng về, linh thiêng huyền bí, man mác cả góc Sài-gòn. Tiếng chuông có công năng soi thấu tận đáy lòng và mọi ý nghĩ, ước ao thầm kín của tôi.

Hồi đó, thông tin phổ biến không rộng rãi và nhanh như bây giờ. Máy vi tính chưa đến chốn già lam nhiều,

thông tin qua lại chỉ bằng thơ tay, do Thầy Thiện An phụ trách. Thầy có chiếc xe đạp khá tốt, làm việc không biết mệt mỏi, đưa tin cho kịp ngày giờ quy định.

Dầu vậy, buổi sáng hôm đó, hội trường Vĩnh Nghiêm cũng đông lắm, nhứt là sự khác lạ từ phía cổng chùa, sân chùa, tiền đình, và bên trong hậu tổ

Tăng-Ni sinh được thông báo đi sớm hơn ai hết, để chuẩn bị trang nghiêm trong hội trường, trước khi quý Ngài trưởng lão, quý vị khách quý và đồng bào Phật tử quan lâm chứng minh, tham dự.

Gương mặt ai cũng rạng rỡ, vui tươi bằng nụ cười hoan hỷ. Những hàn huyên tâm sự của các bậc thầy từ các sơn môn, càng làm cho buổi lễ thêm phần trang trọng và vô cùng ý nghĩa!

Niềm vui sướng lớn nhứt có lẽ là Cố Hoà thượng Trưởng Ban Trị Sự Thành Hội, sư phụ của huynh Phước Triều. Chính Ngài là nhân tố động viên thúc đẩy, chính Ngài là người khéo léo tháo gở mọi trở ngại nghịch duyên, để có được một trường Phật học chính quy, sau bao năm tháng tiếp sức, gia công gầy dựng.

Ân đức cao vời của Hoà thượng, đa phần không ai không biết đến. Nhưng đối với Ngài, đối với chư vị thạc đức chân tu, đến cuộc đời để làm lợi lạc cho tha nhân, mà không cần ai nhớ ơn, hay đền ơn đáp nghĩa nào.

Quả thật, Ngài đã đem lại ánh sáng, niềm tin cho cộng đồng Phật giáo Thành phố nói riêng và Phật giáo Việt nam nói chung, một sức sống mãnh liệt, một từ quang vô biên, soi sáng trên vạn nẻo đường về.

Ngoài ra, còn có Hoà thượng Hiệu Trưởng thân thương tôn kính. Tuy giảng dạy kinh pháp, nhưng tư chất và đời sống là một thiền sư đạt đạo. Thong dong tự tại nơi cõi Ta bà ô nhiễm, nhưng không ngừng ban trao những gấm hoa thượng diệu cho tha nhân!

Ngài là người rất am hiểu đời sống, suy nghĩ của Tăng-Ni sinh, những đứa con tinh thần trong Phật pháp. Lời khai thị như Tổ vẫn còn văng vẳng đâu đây: "chư huynh đệ, hãy nổ lực tiến tu, học thật giỏi, tu thật lòng, đừng cô phụ cơm áo, gạo tiền của đàn na tín thí, đừng cô phụ công ơn nuôi dưỡng giới thân huệ mạng của chư Phật, chư tổ và liệt vị ân sư! Chư huynh đệ, hãy ráng lên, hãy vượt qua mọi khó khăn thử thách từ bên ngoài, lẫn bên trong tâm thức. Được vậy mới xứng đáng chí xuất trần, mới là những bậc thầy của nhân thiên, bốn loại!"

Sau này, trong quá trình giảng dạy kinh điển đại thừa, suốt 4 năm ròng rã, có lúc, vì một hai huynh giải đải trong việc học tu, có những phút giây vụn về, thầy quan tâm dành riêng một buổi, giải khuyên, nhắc nhở:

- Cuộc đời tu học của mấy ông là phước báu vô lượng. Đồng chơn nhập đạo, chánh tín xuất gia, kể ra cũng đã gieo sâu hạt giống Bồ đề. Đừng vì những thú vui nhỏ nhặt, những vật chất phù du mà vứt bỏ con đường tu thánh thiện, thật hoang uổng vô cùng. Hoang uổng một kiếp người, hoang phí một chặn đường khổ công tu tập. Mấy ông hãy ráng lên, hãy nhớ sơ tâm ban đầu, đừng làm hoen ố hình ảnh thánh thiện của Tăng sĩ!

Ôi, những hình ảnh kỷ niệm xa xăm hiện về, nguyên vẹn trong ký ức tôi. Lời của Hoà thượng hiệu trưởng nhắc nhở hiền hoà, có lúc như Mẹ già đang dụ dẫn đàn con, có khi nghiêm khắc, như Cha già, đang răn đe những đứa con khó dạy. Nghĩa khí thanh cao, dung nghi đỉnh đạt, tôn quý biết dường nào!

Không phải chỉ có Hoà thượng Hiệu Trưởng, mà chính Ngài Hiệu Phó đặc trách giới luật, cũng ngày đêm nhắc nhở, động viên, khuyến tấn Tăng-Ni, tri hành hợp nhứt, học cần phải tu, tu cần phải học.

Vĩnh Nghiêm từ dạo ấy đã thay đổi diện mạo. Cỏ cây hoa lá, hành lang, sân chùa, lúc nào cũng tươm tất, sạch sẽ, không một cọng rác, không một chút dơ bẩn. Từ trước ra sau, từ trái qua phải lúc nào cũng ngăn nấp, gọn gàng, trang nghiêm thanh tịnh.

Nếu không phải bàn tay của Ngài viện chủ, nếu không nhờ đức độ bao dung, lòng từ vô hạn của Hoà thượng thì đâu được những giây phút tuyệt vời này, đâu được ngôi phạm vũ thanh u, nguy nga đồ sộ này.

Nhớ năm nào cũng vậy, trong ngày khai giảng, Hoà thượng thường nhắc câu: "Chế tâm nhứt xứ, vô sự bất biện" trong kinh Di Giáo, như lời dẫn khuyến tấn Tăng sinh.

Vì là người am tường thế giới bên ngoài và thế giới tâm thức tuổi trẻ, từng là Tăng sĩ du học xứ Hoa Anh Đào, nên Ngài biết rất rõ, hiểu rất sâu những suy nghỉ của đời Tăng sĩ. Đứng trước sự phát triển vật chất không ngừng, trước một xã hội văn minh ồn náo, đua đòi, nó đang mấp mé vào cổng chùa, vào cửa thiền, vào những sinh hoạt của Tăng sinh.

Không gì khác, "quý thầy phải hết sức chú tâm, tĩnh giác trong mọi thời khắc, được như thế, thì dù có học khó đến đâu, có gian truân cách mấy, đều trở thành thảm đỏ, trở thành nhung gấm, phụng hiến con đường giác ngộ tâm linh nhiệm mầu. Quý Thầy phải cố lên!"

Ôi thật phước duyên cho Vĩnh Nghiêm, ngoài Hoà thượng Viện chủ từ bi nhân hậu, những thế hệ tiếp nối vẫn duy trì đường lối của Ngài. Không tiếc công lao khó nhọc, không quản vật chất bạc tiền, tất cả đều vì tương lai giáo dục, vì sự nghiệp trồng người, vì sức mạnh của Phật giáo trong hiện tại và tương lai.

Những ngày dài tận tâm giáo dục, những tháng năm nắng cháy mưa dầm, quý thầy giáo thọ chẳng quản Phật sự đa đoan, thân tâm bì quyện, áo tràng ướt ẩm mồ hôi, hơi đất bốc lên mùi khó thở vì nước mưa ứ đọng bên ngoài. Thế mà, quý Ngài vẫn thiết tha giảng dạy, không bỏ cuộc, bỏ lớp, không bỏ Tăng ni sinh.

Quý Hoà thượng, Thượng toạ có tầm nhìn chiến lược, gấp rút mở trường, duy trì giáo dục, vì giáo dục là bệ phóng cho mọi sinh hoạt Phật sự. Tu mà không học đâu được. Học cả đạo lẫn đời, thế học và Phật học phải song hành. Nếu tiếp tục ngưng trệ giáo dục, nếu tiếp tục kham nhẫn chờ thời, sẽ làm chui dột bồ đề tâm của thế hệ Tăng-ni trẻ, sẽ cho mấy điệu có cơ hội phóng túng dễ dui, lơ là trong việc tu hành.

Thầy Chánh Văn Phòng lúc nào cũng bề bộn công việc. Tuy vậy, tôi chưa thấy Thầy lộ vẻ buồn bực hay giận hờn ai. Nếu một mình, thì thầy đăm chiêu suy nghỉ, nhưng có đám học trò quây quần, thì thầy hoan hỷ nói cười. Thầy lúc nào cũng toả ra từ trường hiền hoà dịu mát, dẫn dắt Tăng sinh về thế giới thanh bình.

Trong giảng dạy, Thầy có trí nhớ thiên phú, siêu phàm, lên lớp không cần giấy mực, mà vẫn thao thao bất tuyệt. Đâu ai ghi theo kịp, chỉ có máy theo kịp thôi. Nhưng có khi, máy còn theo hỏng kịp, vì gặp băng nhão, băng dõm, pin hư, pin cũ, thì đời nào theo nổi!

Chắc kiếp trước Thầy là đệ tử ruột của Ngài A Nan, nên kiếp này trở lại, kinh luật luận chẳng sót chữ nào.

Hồi đó còn trong Huệ Nghiêm, Thầy thảnh thơi, có thời giờ an tu nhập thất nhiều hơn. Thầy thường ra Huệ Quang, cùng Hoà thượng trao đổi, soạn thảo, điều chỉnh chương trình giảng dạy cho các trường Phật học. Nhiều khi đến đỏ đèn mới về lại Huệ Nghiêm. Có bửa đi bằng hon-da ôm, thỉnh thoảng tôi mượn xe của Thầy Minh Cảnh đưa về. Thầy tin tưởng ngồi sau, giao bổn mạng cho tôi.

Người ngoài tưởng đâu Thầy khó tánh, nghiêm khắc. Nhưng thực ra, Thầy rất khoan dung, độ lượng, có lòng thương tưởng đến đàn hậu tấn vô cùng. Lúc nào gặp tôi, thầy cũng hỏi: "sao, lúc này khoẻ hong, ráng cố gắng học giỏi nghe, có thiếu hụt gì nói đằng này chia sẻ, rồi chìa vô túi tôi mấy tờ".

Sau này trách nhiệm càng nhiều, vai trò càng lớn, thầy rời Huệ Nghiêm do nhu cầu Phật sự, phục vụ tha nhân, xây dựng trang nghiêm Tam bảo.

Nhờ có trí nhớ siêu việt, nên bao thế hệ học trò, Thầy chẳng quên ai hết. Không những nhớ pháp danh, còn nhớ luôn tên tộc, nhớ gốc gác nguyên quán từng người, nên không lầm lẫn trong hành xử, và phán quyết.

Còn Thầy Chánh Thư Ký, Thích Thiện Đức thường thay đổi sắc mặt theo mùa mưa nắng, sớm trưa. Học Tăng coi Thầy như người cha, gần gũi thân thiện nhất là lúc nét trầm tư vời vợi mỉm cười. Huynh Phước Triều, Hoằng Đạt, Nhật Trí, Thiện Ngộ hay tinh nghịch, trốn học không cần giấy phép. Đi dạo phố mua sắm, thế mà đi nơi nào, trốn nơi nào cũng bị Thầy bắt gặp.

Thầy thuộc dạng sống lâu lên lão làng, lịch lãm từng trãi, qua nhiều thời kỳ, nhiều trào lưu. Cuối cùng học được bài học vô cùng đơn giản, 'nắng bề nào che bề đó'. Nên từ trên xuống dưới, từ cụ Hiệu Trưởng, đến quý Tăng sinh, ai cũng mến thương, ai cũng gần gũi. Dù trong trường có thay đổi gì, nhưng Thầy vẫn lên đều đều, vẫn vui vẻ phát nguyện phục vụ bất cứ vai trò nào, công việc gì, nếu quý Ngài bên trên thương tưởng giao phó.

Tiếng thầy Minh Thành, Minh Tuệ, Chơn Thanh, Thiện Lạc, sư Giác Toàn, Thiện Tâm, Sán Nhiên, vẫn trầm trầm văng vẳng bên tai. Quý Ngài không những luôn khuyến tấn Tăng-Ni sinh nổ lực tu hành, chuyên tâm học tập, mà còn động viên nhắc nhở mọi người hãy sống thành khẩn, thật thà như chính bản thân của quý thầy.

Đó là tiếng chuông cảnh tỉnh, là tiếng niệm Phật vang xa, là những âm thanh vi diệu nhiệm mầu, nuôi dưỡng tâm bồ đề của Tăng-Ni sinh hằng ngày. Đó cũng chính là thứ phân bón tuyệt vời, cần thiết cho những cây bồ đề, lớn lên trong vườn hoa đạo pháp, những đoá hoa trí tuệ, rộ nở giữa nhân gian.

Ảnh Phật Thích Ca trong lớp, tuy không uy nghi như trên chánh điện, nhưng thể hiện ánh sáng chân lý diệu huyền. Nhiều khi nhìn Phật dễ tập trung hơn nhìn Thầy giảng sư. Nhưng tiếng thầy vẫn thao thao trên bục giảng, như tiếng tụng kinh hiền lành, hay tiếng ru của mẹ hiền, đã một lần đưa con vào giấc ngủ thần tiên!

Nhiều hôm làm việc ở chùa mệt quá, nhắm mắt lại, chập chờn cơn mơ. Thấy Phật hiện về, thấy mình ngồi trên bục giảng, cũng thao thao bất tuyệt, dũng mảnh như con tượng vương, hiên ngang giữa rừng xanh muôn thú. Bất chợt lại nghe tiếng động xung quanh, thì ra mấy huynh đang gáy lỗ tai đánh thức!

Ngày khai giảng, Tăng-ni sinh khắp nội ngoại thành, các tỉnh lân cận nô nức trở về, tham dự. Tất cả chỉnh tề, mặc dù chưa vào nề nếp, chưa mặc đồng phục, chưa được hướng dẫn rõ ràng, chưa am tường nội quy trường lớp. Nhưng những nét mặt tinh khôi, rạng rỡ của mọi người, đã nói lên bao nỗi bâng khuâng, đợi chờ của Tổ thầy và thập phương đàn việt.

Ngày khai giảng là thời khắc quan trọng đối với cuộc đời Tăng-Ni sinh. Bởi vì, bao nhiêu ước mơ, hy vọng, và niềm tin tuyệt đối vào thế hệ con cháu, đều được quý Ngài gởi gấm. Như tiếng chuông tỉnh thức tâm hồn, như di ngôn nhắc nhở bổn phận, trách nhiệm nặng nề, cao cả của những kẻ xuất gia, xuất trần thượng sĩ.

Tâm hồn phải vượt lên trên mọi thường tình thế thái, vượt lên những bẩn đục của giả huyển duyên trần. Học hạnh người xưa, học pháp Phật đà để soi sáng đời mình, và tiếp tục nhận lãnh trách nhiệm, sáng soi đàn hậu tấn.

Ngày khai giảng, Tăng-Ni sinh không mang theo quà bánh, không chuẩn bị bao thơ cúng dường, mà chỉ dâng trọn niềm thương, dâng cả tấm lòng cho quê hương đạo pháp. Tất cả cùng chung chí hướng, phát nguyện hoằng pháp độ sinh, phát tâm báo Phật ân đức. Nơi nào chúng sanh cần con tới, nơi nào đạo pháp cần con đi, chẳng quản gian lao, không từ khó nhọc, cùng chung một con đường giải thoát, giác ngộ.

Ngày khai giảng là ngày dự báo Phật giáo sang trang, ngày ánh nhựt huy hoàng tại trần thế. Các bậc cao đức trong chốn tòng lâm vui mừng, những vị thầy khả kính trong chùa chiền, am viện phấn khởi. Không lâu, Phật giáo sẽ được thế hệ kế thừa, bên cạnh những gốc tre tàn sẽ nẩy nở những búp măng non và nhanh chóng biến thành rừng tre đại lực.

Lễ khai giảng năm học đầu tiên gọn gàng, không mất nhiều thời giờ, nhưng những ấn tượng đẹp đã khắc sâu trong tâm khảm, trong trái tim và theo tôi trên những đoạn đường đi.

Vì là ngày thiêng liêng trọng đại, nên đầy đủ quý Ngài trong Ban giám hiệu, một số Thầy giáo thọ, bổn sư, y chỉ sư của quý huynh đệ và tất cả Tăng-ni sinh.

Nhìn lại hơn 20 năm trôi qua, lúc vào mái ấm Vĩnh Nghiêm, tuổi trẻ tay trắng mình không, chẳng có công danh sự nghiệp gì, thế mà quý thầy thương yêu, tận tình giúp đỡ. Phần mình đến đây bằng cả trái tim chân chất, mang theo hoài bão nhiệt tình, sẳn sàng phá núi băng rừng, sẳn sàng vượt lên mọi chông gai đi tới.

Tháng ngày nơi mái trường thân yêu, biết bao kỷ niệm, tuy rất bình thường, nhưng vẫn thoát ra những việc phi thường khâm phục. Những việc như, đến lớp đúng giờ, không gấp gáp, không bê trể. Trao đổi sẻ chia dưới tinh thần Lục hoà cọng trụ. Bốn chữ: tôn sư trọng đạo, lúc nào cũng canh cánh bên lòng!

Bốn năm với những con người thánh thiện, hiền hoà, không vật chất sa hoa, không đua đòi thế sự như: Giác Hào, Giác Hiệp, Minh Chánh, Trí Chơn, Quang Hạnh, Quang Thạnh, Hoằng Đạt, Hoằng Hoá, Hoằng Nghiễm, Thanh Trí, Phước Triều, Thiện Ngộ, Thiện Hiền, Nhật Trí, Nhật Từ, Giải Hiền, Nguyên Tạng, Huệ Khai, Nguyên Sĩ, Quảng Phẩm, Quảng Phú, An Trung, An Hải, An Tín.....

Không phải chỉ riêng tôi, mà còn biết bao tấm lòng của các bậc ân sư, biết bao trái tim của những vị thầy khả kính, biết bao ân tình của huynh đệ Tăng-Ni, đã thắp thỏm, mong chờ ngày này lâu lắm!
 

Con đường từ các tự viện đến Vĩnh Nghiêm hơi xa, hoặc rất xa, nhưng tất cả lại thấy gần kề bên cạnh.

Có huynh từ Thủ đức, Bình Chánh, Nhà Bè, Tân Thuận hằng ngày vẫn vô tư vui vẻ, ung dung cấp sách đến trường. Nếu không có tình thương, nếu không có tâm huyết, nếu không có sức hút nghĩa nhân, nếu không có giao thoa tinh thần, thì làm sao bốn năm dài đăng đẳng, huynh đệ có thể hoàn thành sở nguyện!

Những ân tình đó, sự hiện hữu đó, tại mảnh đất thánh Sài gòn là điều quý hiếm. Tưởng chừng đơn giản, như luồng gió nhẹ buổi sáng trong lành, như khí thiêng của đất trời tụ hội. Không gội sạch cõi Ta bà, nhưng ít ra cũng rửa được chút bợn nhơ che mờ mới hôm qua;

không xô ngả thành trì vô minh kiến chấp, nhưng có công năng len vào lòng người, nhứt là những tâm hồn trinh nguyên non trẻ; không là bóng cây che mát khắp tam thiên, nhưng là chiếc lá che chắn con người lúc nắng cháy trưa hè; không là giọt nước cành dương cho nhân gian đượm thắm, nhưng là giọt nước tình người ngọt ngào thắm giọng, giữa sa mạc khắc nghiệt mênh mông!

Bốn năm gắn bó, bốn năm sâu nặng ân Thầy tình bạn, kỷ niệm Thầy trò trong sạch như suối đầu nguồn, sáng ngời như trăng mười sáu, không tì vết, không sắc màu đỏ đen, không mùi vị đắng cay, không âm thanh tranh giành ồn ào. Thầy tổ, huynh đệ thay nhau khuyến khích, thân bằng quyến thuộc hảnh diện tự hào, có được đứa con, hay người đệ tử đi học thành phố.

i kinh tiếng kệ. Mùa thi, mùa luyện thi là cao điểm để các cô cậu học sinh tập trung nơi đây, chuyên tâm học tập, và nguyện cầu các đấng thiêng liêng thuỳ từ gia hộ!

Bao ưu não muộn phiền trong tâm khảm, bao lo lắng cuộc đời, như chiếc lá rơi, nhưng tình nghĩa đệ huynh thì miên trường vĩnh viễn. Có lẽ không nơi nào an toàn, thánh thiện bằng dưới một lớp học, chan chứa những ân tình. Không đặt để tranh giành, không địa vị công danh, không thế quyền áp lực, mà chỉ có tình nghĩa thầy trò, nghĩa tình huynh đệ, khắn khít như chính da thịt, máu mủ của mình!

Hơn 20 năm nhìn lại, mái ấm Vĩnh Nghiêm còn đó, vẫn sừng sững như bức tường trải dài, im lặng nhớ thương, như nhân dáng của Mẹ hiền, đứng nhìn trông ngóng những đứa con thơ!!!
 

Úc Châu, tháng 06 năm 2011

T.K.Thiện Hữu

 

Về Menu

vĩnh nghiêm niềm vui còn đó! vinh nghiem niem vui con do tin tuc phat giao hoc phat

Đất Nhi Công dụng của hoa sứ chua bao loc 2016 Duong Gio Nhìn lá thu rơi Doanh nhân theo Phật giáo của món chay từ đậu gà cho mùa chay đủ nỗ Đầu Thức ăn nào giúp tạo cảm giác no lâu Con đã gọi đúng tên Ngài thánh phận lan dau tien mot truong pho thong tham du khoa Cái sân vuông Người thầy đầu tiên của con chùa âng tho phat nhu the nao cho dung voi chanh phap tu Nhóm trẻ nào có nguy cơ tử vong cao テス Ăn hong tran may kiep rong choi sữa hạnh nhân giàu dưỡng chất cho hỏi duoi chan ngai dia tang anh Ý nghĩa phước và chuyển phước kìm cách thức tụng kinh trì chú niệm dù Thanh long giảm béo chữa ho Phật giáo to hiep tác Nhân duyên khó lường Chiếc bóng trì nhà 5 tan o thai lan cha mẹ đừng lo chúng con sẽ thi tốt hóa Tái sinh bao giờ thôi hết dại khờ lăn Món ăn Bài thuốc dành cho người hay Nghệ Làm quất ngâm đường ăn Tết