(GNO-Vĩnh Phúc):Sáng qua,11-10,chư tôn đức Thiền phái Trúc Lâm đã tổ chức lễ giỗ Tổ sư Khương Tăng Hội lần thứ 1731 tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên(xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc).

Vĩnh Phúc: Lễ giỗ Tổ sư Khương Tăng Hội lần thứ 1731

(GNO-Vĩnh Phúc): Sáng qua, 11-10, chư tôn đức Thiền phái Trúc Lâm đã tổ chức lễ giỗ Tổ sư Khương Tăng Hội lần thứ 1731 tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc).

Chư tôn đức Tăng Ni các thiền viện, tự viện thuộc tông môn trên toàn miền Bắc và hơn 1.000 người dân, Phật tử các đạo tràng đã về dự lễ giỗ.

k9.jpg

k20.jpg

Thành kính dâng nén tâm hương & lòng thành kính tri ân Tổ - Ảnh: Đ.Hiếu

Trước đó, vào tối 10-10, chư Tăng Ni tại thiền viện đã tổ chức lễ cúng tiên thường. ĐĐ.Thích Kiến Nguyệt, trụ trì thiền viện đã trùng tuyên lại tiểu sử và công hạnh của Tổ. Nhờ đó Tăng Ni, Phật tử rõ biết công hạnh của Ngài và những công lao to lớn của Ngài đã đóng góp cho kho tàng văn hóa VN nói chung và Phật giáo VN nói riêng. Qua đó nhắc nhở mọi người hãy bảo vệ văn hóa nước nhà, vì văn hóa còn thì đất nước còn, văn hóa mất thì dân tộc bị diệt vong, việc làm này còn mang ý nghĩa tôn vinh giá trị đạo đức của ông cha ta, là niềm tự hào của dân tộc.

Lược sử Tổ sư Khương Tăng Hội

Theo Cao tăng truyện - Khương Tăng Hội, tổ tiên người Khương Cư (Sogdiane, Bắc Ấn), mấy đời ở Thiên Trúc, cha nhân buôn bán dời đến Giao Chỉ. Năm lên 10 tuổi, song thân đều mất, sau khi chịu tang xong, Ngài xuất gia, siêng năng hết mực...

k12.jpg

Mỗi năm, hàng ngàn Phật tử lại tề tựu hướng về giỗ Tổ - Ảnh: Đức Hiếu

Tổ sư Khương Tăng Hội là vị cao tăng có công lớn trong việc hoằng dương Chánh pháp tại Giao Châu (tức Việt Nam ngày nay) ở thế kỷ thứ 3 sau Tây lịch. Ngài dịch Kinh An Ban Thủ Ý, và xiển dương Thiền nguyên thủy thời Đức Phật, nhưng mang tinh thần Đại thừa, chân thực và rốt ráo, đưa đến cứu cánh giải thoát, đem lại sự an lạc hạnh phúc cho chúng sinh.

Qua sử liệu cho biết, vào thời vua Hùng Vương đất nước ta có ba ngôi chùa: Thiên Ân thiền tự (tức Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên ngày nay), Thiên Quang thiền tự ( chùa Hạ ở đền Hùng), Hoa Long thiền tự (ở  đầu cầu Việt Trì - Phú Thọ), từ đó cho chúng ta biết Phật giáo Việt Nam (PGVN) ở thời Hùng Vương tu Thiền. Trải qua một nghìn năm Bắc thuộc với chính sách tiêu diệt văn hóa để đồng hóa, PGVN bị mất hẳn tư liệu ở thời kỳ du nhập vào nước ta…

Ngày nay, PGVN lấy ngày mùng một tháng mười một hằng năm (ngày húy kỵ của Phật hoàng Trần Nhân Tông) làm ngày quốc đạo. Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên chọn ngày 15-9 âm lịch hàng năm (ngày giỗ Tổ sư Khương Tăng Hội) để tưởng niệm công hạnh của chư vị Tổ Ấn Độ đã đến Tây Thiên tu tập và hành đạo mà đại diện là Tổ sư Khương Tăng Hội - Sơ tổ Thiền tông Việt Nam. Năm nay là lần giỗ thứ 1731.

Đức Hiếu


Về Menu

Vĩnh Phúc: Lễ giỗ Tổ sư Khương Tăng Hội lần thứ 1731

å ç ý nghĩa của công đức và phúc đức vượn sầu rơi lệ Tiểu sử Hòa thượng Kesaravinayo Maha 10 tự tánh sâu xa của tâm phần 1 Phát Kính mời đón đọc chuyên đề Quan hệ may rui Chim bồ câu bay về Tâm tình của Phật tử trong đêm diễu bồ tát đạo hay tám tiết thơ giúp tập vi sao ban di chua phan Ấn Ba vị danh Ni tiêu biểu trong tiến trình tại sao lại có sự khác biệt trong hệ nghĩ khác đi 寺院 募捐 mat phap Ngạc nhiên vì điều trị tự kỷ GiẠmuoi dieu tam niem sau cai chet than thuc se di ve dau tinh thuong va su hoa giai hoãƒæ chum tho tinh thuc cua phat tu thanh binh hiện thực của chiến tranh 佛教与佛教中国化 บวช cach song de cuoc doi ban tran day y nghia Chuyện tu thiền ly kỳ nhưng có thực à biệt người phật tử với tâm nguyện hoằng người yêu テス Thay đổi lối sống làm giảm lão hóa ngồi thiền để học tập tốt hơn ÐÐÐ 지장보살본원경 원문 永平寺宿坊朝のお勤め di sản văn hóa phật giáo việt nam mang trụ trì theo di lặc 四ぽうしゅく an ủi lớn nhất của đời người là Thu 12 loai nhan qua bao ung con nguoi can ghi nho cha me dung lo chung con se thi tot ma mua dong yeu thuong 圆顿教 Muối mà không mặn mới hay