GNO - Có nhiều nguồn chứa vitamin B1 như sữa bột, đậu hạt, yến mạch, trứng, các loại hạt, các cây họ đậu…

Vitamin B1: dưỡng chất cần thiết cho cơ thể

GNO - Vitamin B1, còn gọi là thiamine có trong nhiều loại thực phẩm và thật sự cần thiết để giúp cơ thể hoạt động một cách bình thường.

Vitamin B1 cần cho nhiều chức năng của cơ thể, trong đó có hệ thần kinh, tim mạch và cơ - theo bác sĩ Sherry Ross, chuyên gia sức khỏe phụ nữ tại Trung tâm Y tế Providence Saint John, Santa Monica (California). Vitamin B1 cũng quan trọng trong dòng chất điện phân vào ra tế bào thần kinh và cơ, cho quá trình chuyển hóa enzyme và carbohyđrat.

vitamin.jpg
Vitamin B1 rất cần thiết cho cơ thể

Vitamin B1 có ở đâu?

Có nhiều nguồn chứa vitamin B1 như sữa bột, đậu hạt, yến mạch, trứng, các loại hạt, các cây họ đậu… Nhiều loại thực phẩm có bổ sung thêm vitamin B1 là mì, bánh mì, ngũ cốc và bột mì.

Công dụng của vitamin B1 với sức khỏe

Vitamin B1 cần cho người bị bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa, lão hóa, đau do loét (đẹn) miệng, bệnh đục nhân mắt, bệnh tăng nhãn áp (glaucoma)…

Theo báo cáo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Y khoa Việt - Mỹ thì vitamin B1 giúp cải thiện chức năng tư duy ở bệnh nhân Alzheimer và quan trọng cho chức năng não bộ.

Các chuyên gia cũng cho rằng vitamin B1 là vitamin chống stress, làm tăng hệ miễn dịch, cải thiện khả năng kiểm soát cảm xúc và các bất ổn thể chất khác do stress mang lại.

Ngoài ra, vitamin B1 còn ngăn ngừa mất trí nhớ, tăng khả năng học tập, mang lại năng lượng  cho cơ thể.

Nghiên cứu của Đại học Osaka (Nhật Bản) đã kết luận rằng thiamine giúp ngăn ngừa béo phì và rối loạn chuyển hóa trên vật thử.

Dùng bao nhiêu vitamin B1 là đủ?

Theo khuyến nghị khoa học, liều dùng vitamin B1 khác nhau tùy theo giới tính và độ tuổi. Nam giới từ 14 tuổi trở lên cần khoảng 1,2mg/ngày. Nữ giới từ 14-18 tuổi cần 1mg/ngày, từ 19 tuổi trở lên cần 1,1mg/ngày, phụ nữ có thai hoặc cho con bú cần nhiều hơn (theo tư vấn và chỉ định của bác sĩ).

Thiếu vitamin B1 gây nhiều rối loạn cho cơ thể

Thiếu vitamin B1 có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như các biến chứng có liên quan đến hệ thần kinh, cơ, tim mạch và hệ tiêu hóa - dạ dày.

Một số biểu hiện của thiếu vitamin B1 là suy nhược tinh thần, trạng thái cảm xúc bất ổn, thái độ bất hợp tác, hay sợ hãi, ốm yếu, lo âu, mất ngủ, chóng mặt, mất trí nhớ, đau lưng, đau cơ, teo cơ, nôn mửa, táo bón… 

Trần Trọng Hiếu (Theo Live Science)


Về Menu

Vitamin B1: dưỡng chất cần thiết cho cơ thể

vu 7 cách đơn giản giúp hạnh phúc hơn mỗi phần 5 tp cuộc đời là những mâu thuẫn 03 tu duy va thay doi そうとうしゅう các câu hỏi đáp tung kinh cau sieu co thuc su sieu hay khong tùy duyên và bảy đức hạnh của người tranh thu thoi gian song trong hien tai Không phải là lời của Phật テス Những điều có thể chưa biết về stress Tháng Bảy mùa chay Những cung bậc và những điều cần biết về lễ cúng giao nạo tim hieu van de niet ban cua phat giao giao duc nhan cach trong giao duc phat giao quan điểm của phật giáo về vấn đề tu thi vo gia hoi den thuy luc phap hoi khoi dư luâ n vê ca c nha ngoa i ca m Đạm thực vật giúp no lâu hơn ï¾ å nhớ lắm trá Ÿ con người hiện đại và nhu cầu về những hiểu biết về màu áo một câu chuyện đáng suy ngẫm về lục Thư Canh chua gợi nhớ quê nhà 지장보살본원경 원문 Tập thể hình mang lại những lợi ích vẻ đẹp của cuộc sống dưới ánh sáng bao day ta dieu gi trong cuoc song tuổi trẻ và xu hướng thích làm tiệc Phật học Vườn Tâm trao giải Vượt ly lien kiet da giac ngo duoc y nghia cuoc doi tăng già và lục hòa nghi thuc hoi huong tieu tru nghiep chuong benh Nha nho Nguyê n Công Trư vơ i Phâ t đức dalai lama và những góc nhìn mới Thêm lý do để đưa bông cải xanh vào nhung quan niem sai lam ve quy y tam bao Ly 5 cách làm trắng răng tự nhiên sáu pháp tạo nên sự hòa hợp trong đời Myanmar Ký sự mùa xuân Phần 2 Bago lòng thành bố thí thoát khỏi tai ác Mam