GNO - Có nhiều nguồn chứa vitamin B1 như sữa bột, đậu hạt, yến mạch, trứng, các loại hạt, các cây họ đậu…

Vitamin B1: dưỡng chất cần thiết cho cơ thể

GNO - Vitamin B1, còn gọi là thiamine có trong nhiều loại thực phẩm và thật sự cần thiết để giúp cơ thể hoạt động một cách bình thường.

Vitamin B1 cần cho nhiều chức năng của cơ thể, trong đó có hệ thần kinh, tim mạch và cơ - theo bác sĩ Sherry Ross, chuyên gia sức khỏe phụ nữ tại Trung tâm Y tế Providence Saint John, Santa Monica (California). Vitamin B1 cũng quan trọng trong dòng chất điện phân vào ra tế bào thần kinh và cơ, cho quá trình chuyển hóa enzyme và carbohyđrat.

vitamin.jpg
Vitamin B1 rất cần thiết cho cơ thể

Vitamin B1 có ở đâu?

Có nhiều nguồn chứa vitamin B1 như sữa bột, đậu hạt, yến mạch, trứng, các loại hạt, các cây họ đậu… Nhiều loại thực phẩm có bổ sung thêm vitamin B1 là mì, bánh mì, ngũ cốc và bột mì.

Công dụng của vitamin B1 với sức khỏe

Vitamin B1 cần cho người bị bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa, lão hóa, đau do loét (đẹn) miệng, bệnh đục nhân mắt, bệnh tăng nhãn áp (glaucoma)…

Theo báo cáo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Y khoa Việt - Mỹ thì vitamin B1 giúp cải thiện chức năng tư duy ở bệnh nhân Alzheimer và quan trọng cho chức năng não bộ.

Các chuyên gia cũng cho rằng vitamin B1 là vitamin chống stress, làm tăng hệ miễn dịch, cải thiện khả năng kiểm soát cảm xúc và các bất ổn thể chất khác do stress mang lại.

Ngoài ra, vitamin B1 còn ngăn ngừa mất trí nhớ, tăng khả năng học tập, mang lại năng lượng  cho cơ thể.

Nghiên cứu của Đại học Osaka (Nhật Bản) đã kết luận rằng thiamine giúp ngăn ngừa béo phì và rối loạn chuyển hóa trên vật thử.

Dùng bao nhiêu vitamin B1 là đủ?

Theo khuyến nghị khoa học, liều dùng vitamin B1 khác nhau tùy theo giới tính và độ tuổi. Nam giới từ 14 tuổi trở lên cần khoảng 1,2mg/ngày. Nữ giới từ 14-18 tuổi cần 1mg/ngày, từ 19 tuổi trở lên cần 1,1mg/ngày, phụ nữ có thai hoặc cho con bú cần nhiều hơn (theo tư vấn và chỉ định của bác sĩ).

Thiếu vitamin B1 gây nhiều rối loạn cho cơ thể

Thiếu vitamin B1 có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như các biến chứng có liên quan đến hệ thần kinh, cơ, tim mạch và hệ tiêu hóa - dạ dày.

Một số biểu hiện của thiếu vitamin B1 là suy nhược tinh thần, trạng thái cảm xúc bất ổn, thái độ bất hợp tác, hay sợ hãi, ốm yếu, lo âu, mất ngủ, chóng mặt, mất trí nhớ, đau lưng, đau cơ, teo cơ, nôn mửa, táo bón… 

Trần Trọng Hiếu (Theo Live Science)


Về Menu

Vitamin B1: dưỡng chất cần thiết cho cơ thể

tang thu sinh tu ngay cả con cá cũng không biết ngậm 5 nghich ly nguoc doi cua nguoi hien dai Ít ăn ngủ sức khỏe tốt tinh thần chung một niềm đau am nhac trong nghi le phat giao viet nam y鎈 çŠ Để giảm nguy cơ sinh hen suyễn cho Hấp thụ đủ potassium để phòng đột hãy quán chiếu để học cách buông xả su truyen thua ni gioi dac phap trong lich su phat không gian năm chiều của từ bi Thá Ÿ Nhìn vào móng tay có thể biết tình bốn mươi chín năm xin đừng quên giải nghi về nhân quả フォトスタジオ 中百舌鳥 quả 1 phật giáo và những dòng chảy tư tưởng đi hái phù vân 乾九 Nước gừng nóng có thể làm mờ tàn Đổi đối luận với tiến sĩ thích nhật từ chùa gám và sự phát triển phật giáo å Khoai tây và 7 công dụng tốt cho sức chÒ xin đừng trần tục hóa chốn thiền môn Quảng Các thực phẩm giảm cân giàu thế Thái sư Lê Văn Thịnh có hóa hổ giết chùa thanh mai ร บอ ปก bi mat trai tim thieng lieng bat diet cua bo tat bên 放下凡夫心 故事 kì tích luôn được tạo ra bởi những tu là cội phúc giao ly nghiep lý tưởng cao đẹp của người phật tử Mệt quÃƒÆ ky na giao thiện neu tri tue khong co dao duc soi duong lời thật thì không hay