Thu đến khi con người bắt đầu quen với cái thời tiết se lạnh,nhưng vâ
Vu lan năm nay vắng bóng nội.

̃n có chút nắng rười rượi, gió nhẹ nhàng.Tháng tám cũng lưng chừng giữa mùa hè và mùa đông nên ai cũng trang bị cho mình những chiếc áo len mỏng khoác khi đi ra đường.Và thu đến cũng báo hiệu cho một mùa vu lan nữa lại về(_Ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm).
Hôm nay mới là ngày mồng một mà không khí ngày hội vu lan đã lan khắp cả thành phố. Tôi thấy người ta bắt đầu đi treo cờ phật đản. Các quý bác quý cô phật tử nhộn nhịp chen chân nhau đi mua đồ để về trang trí ở các ngôi chùa, nào là đèn lồng, đèn hoa đăng, nào là trà, hoa,trái mỗi thứ mỗi loại,muôn hình muôn vẻ. Các chị em oanh vũ,thiếu nữ thì đang luyện tập cho mình những tiết mục văn nghệ để cúng dường Đức Phật nhân ngày lễ lớn này.Tôi nhớ lúc còn tấm bé đã theo chân bà nội đến chùa để lễ phật và làm lễ sám hối.

Lần đầu có vẻ dè dặt và nhút nhát trước khung cảnh và nghi thức người ta làm lễ ở chùa, nhưng cũng dần quen thuộc và thích nghi thì tôi cứ réo nội đi chùa mãi. Nội nói “chùa mình ở quê lại chưa có các quý thầy cô về ở nên chỉ được làm lễ vào tối 30 mồng 1 và ngày 14,15 hằng tháng thôi”.Và còn nhắc nhở tôi chùa là nơi thanh tịnh và trang nghiêm nên phải đi đứng khoan thai, nhẹ nhàng và nói năng nhã nhặn. Nội còn bảo rằng 1 năm có hai ngày lễ lớn đó là lễ Phật Đản được tổ chức vào rằm tháng 4 và lễ Vu Lan tổ chức vào rằm tháng 7. Lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ,cũng là dịp con cái báo hiếu cha mẹ, để tìm về nguồn cội yêu thương, như truyền thống lâu đời của người Việt vốn trọng những tấm lòng thảo thơm ấy. Năm nào rằm tháng 7 tôi cũng về quê để chở nội lên chùa tụng kinh, dự lễ hoa hồng cài áo và dự lễ cầu siêu cho các vong linh được siêu thoát.

Chùa quê tôi tuy nhỏ bé và đơn sơ nhưng khâu trang trí chùa nhìn rất đẹp mắt và không kém phần long trọng. Mỗi khi đến chùa cái tâm như được mở rộng ra thư thái và an yên đến lạ, từng câu kinh kệ  hòa quyện vào khung cảnh bình yên ấy không những tôi mà mọi phật tử ở đây có một cảm giác thật thoải mái, an lạc và thoát tục, không màng vướng bận  với những chuyện người, chuyện đời. Năm nay tôi lên chùa một mình, chùa năm nay vắng bóng nội, vắng bóng người mà tôi luôn trao trọn tình yêu thương , thứ tình cảm thiêng liêng và gắn bó đã 24 năm nội cùng bố mẹ nuôi tôi khôn lớn. Nhìn những cụ bà cũng trạc phần bằng tuổi nôị tôi thấy nhớ nội vô cùng, nội đã xa tôi 213 ngày vì căn bệnh quái ác.

Gía như lúc này có nội như mọi năm thì tôi và nội cùng nhau phụ làm việc vui vẻ ở chùa cùng mọi người. Hôm nay ngày đầu tháng 7,ánh nắng mặt trời cũng rực lên và long lanh bám lên từng âm thanh ban mai thật nhẹ nhàng, dịu ngọt .Không khí thật trong lành và yên ắng tôi trở về chùa thấy chùa thât đông vui,có nhiều phật tử nhìn rất lạ,có nhiều em nhỏ và các anh chị phật tử mà tôi chưa từng gặp gỡ. Có những chú, bác hỏi thăm tôi sao lâu nay không ghé chùa. Vì công việc ở xa nên thỉnh thoảng tôi mới ghé về thăm chùa. Vậy là một mùa vu lan nữa lại về, trên ngực tôi sẽ cài lên một bông hoa hồng đỏ thắm, năm nay lễ vu lan buồn vì thiếu vắng hình bóng nội.

Phương Trần

Về Menu

vu lan năm nay vắng bóng nội. vu lan nam nay vang bong noi tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

tang le cua nguoi viet duoi goc nhin phat giao Giúp con vượt qua khủng hoảng tinh thần 一念心性 是 vãn cảnh phương liên tịnh xứ đúng 唐安琪丝妍社 co nen su dung tranh tuong phat di lac cam vang truyê n Rau mùi Gia vị ngon thuốc quý 佛教与佛教中国化 quyết của 憨山 Tang lễ cố Ni trưởng Thích nữ Đạt Ð Ð Ð 了凡四訓 三心 à Những Thầy Cô tuyệt vời có hay không đời sống kiếp sau Xác Cần Thơ Cử hành tang lễ Hòa thượng i tính cách tức thời Dương Văn Hội Người bảo vệ kinh Nhớ thầy là nhớ Pháp doi mat va chuyen hoa kho dau 打七 Nhìn từ một thời 願力的故事 Kháng sinh khi nào không nên dùng Vạt nắng chiều tỏa hương Xương rồng cô tôi gai hoa và 永代供養 東成 Đi お墓のお Cụ bà 114 tuổi Nét cổ Thăng Long Có thể nhiễm độc thủy ngân từ thấy cà m Nguyện 貪 嗔 癡 慢 การกล าวว ทยาน tÕ ca æ æ 茶湯料とは Phật giáo tiểu sử Đại lão ht thích quảng liên 佛頂尊勝陀羅尼 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式