Nhớ không lầm là khoảng đầu tháng 7, năm 1980, Thầy đem tôi qua gởi cho sư bác dạy dùm Ban đầu tôi hồ hỡi phấn khởi lắm Trong lòng muốn học với sư bác đã lâu, muốn xa Kim Huê một thời gian, vì ước ao sau này trở thành người hữu dụng
Xa Thầy

Nhớ không lầm là khoảng đầu tháng 7, năm 1980, Thầy đem tôi qua gởi cho sư bác dạy dùm. Ban đầu tôi hồ hỡi phấn khởi lắm. Trong lòng muốn học với sư bác đã lâu, muốn xa Kim Huê một thời gian, vì ước ao sau này trở thành người hữu dụng.
Khi Thầy tôi thỉnh ý sư bác, được Ngài chấp nhận liền. Lòng tôi cũng ngập tràn vui sướng. Tự nghĩ, chắc kiếp trước, tôi có nhân duyên thù thắng, tình nghĩa Thầy trò với Người?
  Sư bác Phổ Nguyện, dân Sóc-Trăng, theo học trên Kim Huê rất lâu, là một trong những vị đệ tử đầu của sư Tổ. Mỗi lần gặp sư bác là mỗi lần tiếp nhận năng lượng tu tập của người rất mạnh.   Hồi đó, sư bác thường xuyên về Kim Huê lắm. Có khi chỉ vô nhà tổ, đảnh lễ sư Tổ rồi ra đi. Sau này biết được nhiều chuyện, tôi càng kính phục tâm đức của Người hơn.   Sư bác thường đi chiếc xe đạp đòn dông, lúc nào cũng bó ống quần, mặc áo tràng nâu đúng theo luật định. Nếu đi ngang chùa, phia bên kia đường, Người luôn giở nón ra, đứng trang nghiêm cúi đầu xá Phật.

Bởi lòng chỉ có Phật, nên những tâm lý ái ngại, hay bản ngã mắc cở không còn. Có lúc hướng qua chùa, khi tới cổng chùa, Sư bác nhẹ nhàng xuống xe dẫn bộ, im lặng niệm Phật tới bên trong. Đời tôi, chưa thấy ai như vậy!
  Dù bị sư Tổ khước từ không nhìn mặt, nhưng sư bác lúc nào cũng thể hiện trọn vẹn tấm lòng cung kính đối với bậc ân sư. Chắc trong đầu của sư bác lúc nào cũng có hình bóng thiêng liêng cao cả của sư tổ Chánh Quả. Không đợi đến ngày giổ, mà những ngày thường, sư bác vẫn tới lui đảnh lễ ân sư. Đây quả là sự khác biệt giữ người xưa và người đời nay.

Tinh thần tôn sư trọng đạo, mặc dù có nguồn gốc từ Nho gia, nhưng đã ảnh hưởng không ít vào nếp sống thiền môn, vào tâm tư của những bậc xuất trần thượng sĩ. Không như bây giờ, một số quý Thầy-cô trẻ, hễ bị sư phụ la rầy, thay vì trực tiếp cần cầu sám hối với ân sư, hay âm thầm hướng về chùa để tạ tội, trái lại còn giận sư phụ luôn.

Âm thầm giận, âm thầm bỏ đi còn đở, nhiều trường hợp đứt ruột, đệ tử học được chút chữ nghĩa, bày đặt dạy khôn lại thầy mình, muốn làm ông làm bà với sư phụ nữa. Bởi vậy, đời nay, đệ tử giận sư phụ thường lắm.Thời đại tự do mà, biết nói sao bây giờ? Những bậc làm sư phụ phải chuẩn bị tâm lý, phải chấp nhận những tình cảnh bi đát này!
  Hồi đó, tôi bị thôi miên bởi hình ảnh trang nghiêm, tay lần tràng hạt thật to của Người. Hạt chuỗi của sư bác nhỏ hơn trái dừa khô một chút, làm bằng gỗ đen. Do Ngài miên mật hành trì, nên màu sắc bóng láng, đẹp lắm. Kẹt kẹt, dùng làm vũ khí phòng thân, lúc cần thiết, chọi một cái cũng lỗ đầu, bể óc như chơi.   Thỉnh thoảng, ngoài chợ Sa-đéc, quý vị bán hàng và bà con đi chợ thấy sư bác mang phía trước bức ảnh Phật A Di Đà vô cùng trang nghiêm. Ngài vừa đi kinh hành giữa chợ, vừa thành tâm niệm Phật ở chốn đông người. Hình ảnh đó đã chuyển hoá tâm thức tha nhân, đã làm cho kẻ ác gian bỏ đao hướng Phật. Sau này, lớn lên, học được câu: "Vai mang bức tượng Di Đà; chữ trung, chữ hiếu việc nhà cũng xong", làm tôi liên tưởng đến hình ảnh tuyệt vời và ý chí kham nhẫn của Người.   Mang tiếng là ngay Thị xã, nhưng chùa sư bác trong hốc bò tó, thuộc loại khỉ ho cò gáy. Không xài điện nước của chính phủ. Đốt đèn dầu, phân nữa dầu mù u, phân nữa dầu lửa cho đở hao. Còn nấu cơm nước bằng mấy nhánh cũi khô xung quanh chùa. Có lẽ, nhà chùa không đủ chi phí trả tiền điện; hoặc vì sư bác muốn sống cảnh miệt vườn, trở về với thiên nhiên, hay gia nhập phong trào bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường. Nếu tính thời điểm, có lẽ, sư bác là người đi tiên phong!   Nói bảo vệ môi trường trong sạch, nhưng lối vô chùa, sau lưng đình thần Tân Quy Tây, hai bên cây cối mọc um tùm, không mấy sạch sẽ gì. Vào hai mùa mưa nắng, nếu lội bộ vô, là phải tốn thêm một bộ đồ để thay.

Nếu đi một mình, ban ngày hay ban đêm gì cũng ớn da gà thấy bà. Ma quỷ ở đây nhiều lắm. Chỉ có sư bác là bậc cao Tăng, là người cao tay ấn mới trị nỗi. Nghe nói sư bác còn có năng lực điều âm binh, sai quỹ thần nữa. Thầy Lỗ Bang thứ thiệt mà, ma quỹ, cô hồn các đản, âm binh gì cũng quy phục, làm đệ tử hết. Nói không nghe, sư bác bắt bỏ vô hủ, tụng bùa chú là chết cả đám.
  Thấy dân buôn bán ngoài chợ, mỗi tháng, đến ngày 16 âm lịch, hay vô đây nhờ sư bác cúng âm binh. Có người xin phép làm ăn, có người thay bùa mới để mua may bán đắc, có người nhờ cúng trừ căn, có người khùng khùng điên điên bị ma nhập, gặp sư bác lập tức quỳ xuống, lạy lia lạy lịa, hoàn hồn khoẻ mạnh liền.   Hồi nhỏ chỉ thấy lớt phớt thôi, đâu dám hỏi. Có hỏi sư bác cũng đâu dám dạy. Bởi vì phải coi theo người nữa. Lỡ luyện không tới đâu, bị tẩu hoả nhập ma là báo đời, hại chùa, tốn mấy chữ bùa của sư bác nữa.   Phổ Nguyện lúc đó, phong cảnh hoang sơ, ngày thường không một bóng người lai vãng, thử hỏi người bình thường, ai dám ở một mình?   Có lần, ban ngày, khoảng 8 giờ sáng, ngồi trong nhà Tổ nhìn ra, thấy có mấy thanh niên, dáng dấp giống ăn trộm, đang lấp ló ngoài cổng, dự định đi vô, nhưng cuối cùng chẳng ai dám đi vô. Chắc ở nhà đã dự tính làm ăn nơi đây, nhưng khi tới thấy phong thuỷ, khí âm nhiều quá, thành thử âm thầm rút lui luôn.   Không biết trước tôi có ai theo học với sư bác không. Còn trường hợp tôi, vừa bị phạt, vừa muốn nhờ bàn tay sắt của sư bác đào tạo, để tôi bớt phá phách, bớt biếng lười thôi.Chứ hồi đó, Thầy tôi không hy vọng gì nơi tôi cả. Chỉ mong sao cho tôi yên tu đến suốt cuộc đời là mãn nguyện lắm rồi!   Khi tôi đến đây, trên chùa chỉ có sư bác, dưới bếp có một bà cụ làm công quả là cô Tám. Cô Tám là người ít nói, tối ngày lam lũ làm lụn, theo sư bác từ buổi ban đầu. Cô cần cù, kim chỉ, làm đồ chay, làm nhang, đem ra chợ Sa-đéc bán, rồi đổi lấy đường, muối, bột ngọt, nước tương, gạo thóc mang về. Khuya đi thật sớm, xế trưa là thấy có mặt ở chùa. Cô còn phải bửa củi, phơi củi, phơi đậu nành, gánh nước đổ vô mấy cái lu trên nhà Tổ hoặc dưới nhà bếp.   Nhà cô Tám gần đó. Gia đình cha mẹ rất giàu, nhưng cô lại có căn tu sâu dày, vui vẻ chấp nhận ép mình tu hành. Cô có người con là anh Sĩ, thông minh đĩnh ngộ, học giỏi nổi tiếng. Học riết, suy nghĩ nhiều thần kinh bắt đầu dao động. Sau này nghĩ học, lẫn quẫn trong nhà, được bà già mỗi ngày chạy về lo cơm nước, tắm rửa giặt dũ.

Quả thật, tình cảm thiêng liêng của những bà Mẹ là vậy! Con có khùng điên, bệnh hoạn gì, Mẹ cũng không thể nào bỏ mặc, ngược lại, càng quan tâm chăm sóc, thương con nhiều hơn. Gặp những ngày nắng gắt, căng thần kinh nhiều, anh Sĩ đòi châm lửa đốt nhà, bà con lối xóm ai cũng sợ. Sau phải xử dụng biện pháp mạnh, trói hai chân anh lại, không cho đi nữa. Thật tội nghiệp vô cùng!
  Mỗi ngày khoảng 3 giờ khuya, toàn chùa phải thức giấc. Phần cô Tám lo chuẩn bị thức ăn trưa cho sư bác, đồng thời, còn phải chuẩn bị đồ đạt, gánh ra chợ bán. Phần tôi nấu nước, pha trà, bưng lên nhà Tổ để sẳn cho sư bác điểm tâm. Sư bác tu kỷ, chỉ ăn ngọ thôi. Buổi chiều tuyệt đối không ăn gì hết.   Hình như Ngài ăn ngủ rất ít. Mỗi đêm, khoảng 2 giờ là bắt đầu lạy Vạn Phật tới 3 giờ rưỡi. Từ 3 giờ rưỡi, sư bác khai đại hồng chung. Tôi phải lên đứng vừa hầu chuông, vừa tụng theo sư bác đến hết thời công phu. Sau khi công phu khuya xong, sư bác tiếp tục lạy Vạn Phật đến 6 giờ sáng.   Khoảng 7 giờ là Ngài điểm tâm, cũng tụng theo nghi thức Án Nài Mo. Sau đó, lại tiếp tục Lạy Vạn Phật đến 9 giờ rưỡi. Khoảng 10 giờ là bắt đầu ngồi ngay bàn tổ nghiên cứu kinh-luật. Vì là người nghiêm khắc, đặc biệt là nghiêm khắc với chính mình, nên lúc nào tôi cũng thấy Ngài đắp y, mặc áo tràng lễ, ngồi thật trang nghiêm nơi bàn tổ, dù trong chùa chỉ có một mình.   Nhớ đêm đầu tiên mới ở, tiếng ếch nhái, ảnh ương, và côn trùng nĩ non xung quanh chùa làm tôi ớn lạnh. Nó như những bản hoà tấu thê lương, đau buồn não nuột. Tiếng côn trùng và tiếng con nít khóc, tiếng rên rĩ của phụ nữ, tiếng tru tréo của chó, tiếng kêu thất thanh của mèo, làm sao tôi chịu đựng nỗi! Cộng với tháng bảy mưa ngâu, mưa thường xuyên đổ xuống.

Bên ngoài thì ngập lội xình lầy, chỉ có trong chùa, trên chánh điện hơi sạch một chút. Còn nhà tổ thì chỗ dột chỗ khô, có chỗ chưa lọp ngói. Dưới bếp giống như ngoài sân, rất khó cho cô Tám mồi lửa nấu cơm, đun nước.
  Ngôi chánh điện thật đơn sơ, đốt đèn dầu, u ám vô cùng. Dưới nhà tổ tối om, không một ánh đèn, dù là đèn dầu. Làm sao ngủ được đây trời! Lớp nào nhớ bên Kim Huê, nhớ sư phụ, nhớ huynh đệ.   Nằm dưới nhà tổ, nhìn lên bàn thờ, nhìn ra ngoài trời, nhìn những đóm nhang leo loét, nhìn ngoài sân tối đen như mực, tôi sợ ma vô cùng. Đầu óc bắt đầu tưởng tượng mấy con ma từ ngoài ập vô. Ôi sợ quá má ơi, thầy ơi, Kim Huê ơi! Nhờ lấy cái y Sa di trùm hết mình đầu lại, đẩy một giấc!   Mặt dù trong chùa, sợ ma, nhưng tôi thích giựt đồ cô hồn, ăn đồ cô hồn dữ lắm. Rằm tháng 7 năm đó, chùa sư bác tổ chức thí thực cô hồn. Nói tổ chức cho oai, chứ đâu có ai. Ngoài đệ tử ruột của sư bác là ông Năm ở phía trước nhà tôi, và ông Thầy cúng Thiện Tâm, gần miểu ông địa, cộng thêm tôi là 4 người. Cũng đánh trống, tán tụng ầm ỉ, nhưng tụng gì tôi đâu biết!   Giống như bao nhiêu trẻ thơ, tôi ngồi chờ thời, chờ đến bắt đầu sập giàn mới nhào vô giựt. Vui lắm. Đồ đạt trong cổ cô hồn linh đình lắm. Đủ thứ thập vật, bánh trái, đồ khô, đồ ướt cái gì cũng có. Rồi chờ rãi tiền, giựt mới sướng chứ. Công tình gom góp, cuối cùng chỉ còn có mấy khúc mía và vài cũ khoai lang ăn đỡ đói. Vì đâu phải chỉ có con nít giựt.

Người lớn cũng tham gia. Họ khôn hơn con nít nhiều. Người lớn luôn giữ phép lịch sự, không cần chen lấn, giành giựt. Nhưng họ canh me, chờ cho lũ nhỏ nhào vô giành giựt, ấu đả, cắn xé nhau cho đả, cho mệt, họ ngồi xuống hốt sạch.

Tay mạnh, sức dẽo dai, trí thông minh hơn tụi nhỏ, nên phần thắng lợi lúc nào cũng thuộc về người lớn. Trẻ nhỏ tụi tui, cuối cùng chỉ có mấy cũ khoai, vài khúc mía. Còn người lớn thì bánh cấp, bánh cúng, chè cháo, tiền bạc đủ thứ. Cô hồn âm binh ăn cái gì, thì người lớn hưởng hết cái đấy! À, mà bao tử của con nít nhỏ xíu, còn bao tử của người lớn thì lớn thiệt!
  Chiều chiều, sư bác hay đi kinh hành xung quanh chùa. Đi từ phía sau ra phía trước hoặc ngược lại. Nhưng phía nào cũng vậy, có thể nói là tứ phía cỏ mọc um tùm, qua khỏi đầu người lớn. Tôi hay lẻo đẻo theo sau sư bác để chờ chỉ điểm. Đi được một hồi, sư bác biến mất tiêu tôi chẳng hay. Từ giật mình, đến mếu máu khóc, tìm kiếm muốn chết, kêu thấy mồ tổ cũng không gặp. Càng lúc trời càng tối, tôi đành chạy vô chùa. Vô đây, đã thấy sư bác đi thắp nhang, đốt đèn, chuẩn bị khai chuông rồi.   Chẳng lẽ sư bác có thần thông sao ta? Ở cả tuần lễ mới biết được. Sư bác vừa có thần thông, vừa có võ nghệ cao cường. Cổng chùa Phổ Nguyện cao hơn đầu người, sư bác nhún một cái là vô tới bên trong. Mấy cái mương trong chùa, hay con rạch bên hông, sư bác mặc áo tràng nâu, xoay mình một cái là tới bên kia bờ.

Tôi học môn độn thổ này hoài mà chẳng thành công gì cả. Đọc thần chú hô biến, hay hô nhảy, nhún một cái là lọt xuống mương liền. Ướt mình như con chuột lột, sư bác nhìn, tủm tỉm vui cười rồi ẩm tôi lên.
  Tính tình sư bác vừa khó khăn vừa kỷ lưỡng. Không nhận đệ tử thì thôi, nhận rồi có trách nhiệm, dạy kỷ lắm. Sư bác đâu biết, hể Ngài càng kỷ thì đệ tử càng sợ sệt, lánh xa. Dạy không xong là la chửi mắng, đánh đập, kiểu của Ngài Lâm Tế khi xưa. Tôi bị sư bác gõ đầu, nằm xấp đánh hoài. Đánh riết, gõ riết cô Tám thấy tội nghiệp dùm, hoặc đứng ra năn nĩ sư bác tha thứ. Cô hay an ủi tôi bằng những miếng bánh bò da lợn ngọt ngào.   Bữa nào nói không nghe, sư bác lớn tiếng quở phạt. Sư bác còn cho hay: "tôi từ bi lắm mới đánh đạp, la rầy ông đó!" Ngài thường răn nhắc, dạy dỗ, dặn dò kỷ lưỡng: "chú phải chịu khó thức khuya dậy sớm, sám hối tụng kinh, học thuộc lòng 4 bộ luật tiểu, rồi sau đó tôi mới truyền hết sở học của tôi cho chú". Vì vậy, mặc dù bị đánh đạp, la rầy khắc nghiệt, nhưng tình thầy trò vẫn tương đắc, rất kính mến nhau!   Thỉnh thoảng, dưới mấy gốc xoài gần nhà bếp, hay phía sân trước chánh điện, sư bác kêu lại, dạy tôi bấm tay tính tuổi, xem tướng. Nhưng tôi không có năng khiếu về những thứ này.   Ngài dạy hoài mà tôi chẳng nhớ. Có bữa sư bác lớn tiếng, tát vô mặt tôi một cái như trời giáng rồi nói: "Giáp Ất Bính Đinh, học hoài không thuộc, thì làm cái gì ăn bây giờ. Thôi, về Kim Huê, lúi húi với Thầy chú đi".Quả thật, đó là lời dự báo cuối cùng của sư bác, nên sau một thời gian gồng mình, hiến thân cho muỗi mồng cắn đốt, để kiếm chút kiến thức Phật học, tôi lại bỏ cuộc, bỏ ngôi chùa Phổ Nguyện, bỏ ân tình của sư bác và sự thương mến của cô Tám già, nữa đêm trốn về Kim Huê.   Sư bác ơi, dù gì đi nữa, trong bất cứ hoàn cảnh nào, đi bất cứ phương trời nào, con vẫn nhớ lời Người dạy: "ăn cây nào rào cây nấy, ở đâu, làm điều gì cũng phải chân thành, vô ngã. Đến để xây dựng, làm tươi đẹp cho cuộc đời và tận tuỵ hy sinh cho người sau:"!!   Úc Châu, 31-05-2011.   T.K.Thiện Hữu
 
 

Về Menu

xa thầy xa thay tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

phap Thơ va cươ i tiến vムд гі thu c văn minh nơi của thiền nhìn thấu là trí huệ chân thật phần thiền và trí thức huy Chất xơ ngăn ngừa huyết áp cao cõng hương quê giã æ Ñi Sài Gòn gió chướng Ð Ð Ð chÃÆ Ngủ Sức phuoc phai do chinh minh tao nen chu khong the cau Cấu cot Về vài suy nghĩ về hiếu trong đạo nho và Đi chùa lễ Phật Nằm hà tĩnh đại lễ vu lan báo hiếu chùa nghe thuat an trong chanh niem 5 tan o thai lan ï¾ ß hoai niem ve tuoi tho tháng ngày yên ả nhận ra lẽ vô thường từ những ca tìm hiểu về phuoc bau hien tien ChÃÆ nhin nguoi lai nghi den ta nếu biết trăm năm là hữu hạn đời người là quý báu xin đừng úng hoc phat song khong nhin lui cuoi chua tra am ngÓi Mùa Nấu chè đậu thật đơn giản 1954 Mẹ là mùa xuân Khá nguyen huu kha 1902 nguyễn hữu kha 1902 nghề vợ chồng