Người xa xứ như cánh chim trời mòn mỏi kiếm ăn nơi xứ người, không quay trở về nhà, rồi một ngày khi điểm kết nối giữa sống và chết hiện hữu, chính nơi đó mới là thịnh vượng, thiêng liêng. Thương lắm thay một kiếp nhân sinh.

Xa Xứ

Người xa xứ như cánh chim trời mòn mỏi kiếm ăn nơi xứ người, không quay trở về nhà, rồi một ngày khi điểm kết nối giữa sống và chết hiện hữu, chính nơi đó mới là thịnh vượng, thiêng liêng. Thương lắm thay một kiếp nhân sinh.

Dù rằng chúng ta sinh ra chỉ có một mẹ và một nơi sinh. Nơi đó được gọi là quê hương. Năm tháng đuổi nhau trôi không biết đợi chờ ai, mỗi ngày chúng ta một lớn và suy nghĩ cũng tăng dần tỷ lệ thuận với năm tháng đi qua. Khát vọng, nhu cầu và đòi hỏi của cuộc sống cháy bỏng trong hồn và cũng từ đó chúng ta bước chân vào dòng đời xuôi ngược để kiếm tìm công ăn việc làm và xây dựng tổ ấm cho riêng mình.

Cứ thế, cái tổ ấm cho riêng mình, có người xây dựng ngay chính nơi chôn rau cắt rốn, có người tận chân trời góc bể xa tít mù khơi và đôi lúc  buồn vui lại chạnh lòng nghĩ tới một nơi nào đó xa lắm. Nơi đó gọi là quê hương và  khi ta còn tráng kiện, còn nhiều khát vọng trên con đường công danh , sự nghiệp, tiếng vọng quê hương cũng rất nhạt nhòa, mênh mang. Thời gian như vó câu qua cửa sổ lạnh lùng và vô tình ấy không biết đợi chờ ai, thấm thoắt mái đầu xanh đã điểm mầu sương gió, vầng trán lại hằn sâu thêm những nếp nhăn đặc quánh với thời gian, ta giật mình nhớ lại và nhớ nhất là hai chữ Mẹ ta, Quê ta.

Đong đầy ngọt đắng cuộc đời và những đoạn đường gập ghềnh như những chuyến bay trong thời tiết xấu, cuối cùng ta cũng hạ cánh sau những năm dài của kiếp nhân sinh. Ta nhận thấy rằng cái giá phải trả là quá lớn, dù hôm nay cái ta đã có là quyền cao chức trọng, lắm bạc nhiều tiền… hay vẫn trong cảnh cơ hàn, túng thiếu. Tất cả không còn là quan trọng nữa. Phải chăng đoạn cuối của cuộc đời ta mới NGỘ được thất tình lục dục  trong mỗi trái tim, mỗi con người muốn thấu hiểu và kềm chế được nó phải cần THỜI GIAN.

Ngày xưa ta bé, đôi bàn chân yếu mềm chập chững bước đi trên con đường cát sỏi quanh nhà, quanh làng, cảm giác nỗi đau thật nhẹ nhàng, thật dễ thương và bình yên. Nhưng giờ đây ta đã trải qua bao đoạn trường, bao nỗi thăng trầm của kiếp sinh nhai, tưởng chừng như chân cứng đá mềm, khi trở về mái nhà xưa, con đường bé nhỏ khi xưa không làm khó ta. Nhưng lạ thay ngày trở về trên con đường đó ta thấy nặng trĩu đôi chân, những vết đau của thủa dại khờ như hằn sâu, nhức nhối vì con đường xưa, căn nhà xưa đã thay đổi, … và mẹ ta, cha ta và nhiều người thân yêu đã ra đi.

Vẳng đâu đây tiếng chuông chùa vang vọng lan tỏa dưới trời chiều tím biếc, lắng đọng trong không gian, trong lòng rồi vỡ òa tuôn chảy trong ta. Ta chợt thấy cay cay, nhạt nhòa đôi mắt. Giọt nước mắt thấm đẫm với thời gian của du tử, của người viễn xứ trở về nơi cố hương. 

Nguyễn Hoài Bắc (Việt kiều Canada)


Về Menu

Xa Xứ

dÑi Mỗi năm Lâm Đồng Tưởng niệm lần thứ 70 ça những câu nói ý nghĩa làm thay đổi chương v sự phân chia bộ phái phật 20 dieu can tu duong trong doi nguoi giã æ Mênh mang tháng chạp le vu lan nen cung vao ban ngay lạm bàn chuyện ngày xuân ß vũ trụ động Nguyên nhân phân phái đầu tiên trong đẻ thuê dưới góc nhìn của một tu sĩ toi xin dua em Ám ảnh đức chú vuot thang tran luy ón hoa khai kien phat Thuốc trị ung thư máu có tác dụng 欲漏 de nong gian boc phat la ban nang Lào Tưởng niệm Đức Đệ nhất Pháp câu hỏi về sự chứng ngộ niết bàn muôn vật hiện có trên cõi đời đều VÃ Æ vẫn ung dung ngồi 白骨观 危险性 Thư Đà thiện 福生市永代供養 đạt 曹洞宗 お寺 有名 nhãƒæ han quoc tra va tra dao trong van hoa tinh than 禮佛大懺悔文 do 修妬路 vi thien su viet lung danh the ky 17 vội vi sao chung ta so toi phuoc 1989 chỉ trăm bước nữa là thành công số thay đổi cách nhìn phiền não bằng con Âm vang cuộc tự thiêu của Bồ tát chÙa Thiếu tiếp xúc ánh sáng mặt trời dễ