Thật tiếc cho nét đẹp truyền thống của ngày giỗ nói chung và đặc biệt là ngày giỗ Tổ tại chùa nói riêng có thể bị mất đi và lui dần vào quá khứ Một khi nó mất đi đồng nghĩa với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc cũng không còn vẹn nguyên và d
Xin đừng trần tục hóa chốn Thiền môn

Thật tiếc cho nét đẹp truyền thống của ngày giỗ nói chung và đặc biệt là ngày giỗ Tổ tại chùa nói riêng có thể bị mất đi và lui dần vào quá khứ. Một khi nó mất đi đồng nghĩa với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc cũng không còn vẹn nguyên và dần bị mai một theo năm tháng. Ngày còn nhỏ, tôi thường theo chân bà đến chùa vào những dịp giỗ Tổ. Trong ký ức tuổi thơ của tôi, hồi đấy giỗ Tổ ở chùa đơn sơ và giản dị lắm, chỉ có hoa tươi, bông trái và vài món ăn dân dã để dâng lên cúng chư Phật và chư vị Tổ sư. Sau khi tụng kinh, niệm Phật sư trụ trì và các phật tử sẽ cùng nhau ôn lại công đức xây dựng, kiến tạo nếp sống đạo hạnh nơi chốn thiền môn, tự viện; cũng như học tập tấm gương sáng ngời của chư Tổ đã để lại cho hàng hậu học. Chỉ đơn giản vậy thôi mà mọi người đều ra về trong tâm trạng hoan hỷ, bình an. Thật thắm tình đạo vị biết mấy! 
 
Tôi có cơ duyên được tham dự một vài lễ giỗ Tổ và qua lời kể của vài người bạn, tôi nhận thấy ngày nay đa số các chùa giờ không còn giữ được nếp sống như xưa. Lễ giỗ Tổ được tổ chức to và “đầy đủ” lắm: cờ phướn, đối liễn sắc màu rực rỡ; hoa trái, phẩm vật và mâm cỗ cúng thật chẳng thiếu thứ gì. Nhưng quang cảnh đám giỗ tôi thấy có chút ồn ào và nhộn nhạo. Người chạy ngược, người chạy xuôi cùng tiếng cười nói, tranh cãi khiến cho ngôi chùa bị mất đi sự trang nghiêm, thanh tịnh vốn có. 
      
Những ngày giỗ Tổ ở chùa thường có sự tham gia của khá đông các phật tử gần xa, nhưng khi hỏi các bác về tên vị sư Tổ, cũng như năm khai sơn của ngôi chùa thì hầu như mọi người đều không ai hay. Không biết từ bao giờ mà ngày giỗ Tổ đối với người phật tử chỉ đơn thuần là ngày đến chùa “thụ lộc” rồi ra về. Trong khi mục đích của ngày giỗ Tổ (kỵ nhật, húy nhật) là để nhắc lại công đức của chư Tổ và người phật tử sẽ lấy đó làm tấm gương để soi rọi vào thân tâm mình. Từ đó tự nhủ sẽ siêng năng, tinh tấn tu tập và xả bỏ bớt những chấp ngã của bản thân. Vậy phải chăng cách thức tổ chức ngày giỗ Tổ hiện nay ở các ngôi chùa không còn giữ được giá trị nguyên bản ấy?  

Nhiều người nói “ăn theo thuở, ở theo đời”, thời đại thay đổi thì hình tướng cũng thay đổi theo, làm sao mà mong mọi việc giống như trước được. Nhưng tôi lại nghĩ khác, có giữ được truyền thống hay không là do sự nhận thức giữ gìn nơi tự thân của mỗi người. Bởi vào ngày giỗ Tổ ở chùa, các vị sư trụ trì vẫn giữ được nghi lễ thờ tự trang nghiêm và các nghi thức truyền thống như tụng kinh, niệm Phật để cầu siêu, cầu quốc thái dân an… Vậy hà cớ gì chúng ta không tập trung hơn nữa cho phần “nội dung”, để tất cả những người phật tử đến tham gia có thể hiểu được phần nào những bài học quý giá mà chư vị Tổ sư đã truyền lại và giảm thiểu đi phần “hình thức”, cho phù hợp hơn với chốn thiền môn thanh tịnh. 

Không những vậy, ngôi chùa bao đời này vẫn luôn giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Việt: 

“Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống bao đời của tổ tông”


Những giá trị nhân văn của dân tộc đã được mái chùa gìn giữ suốt ngàn đời, dẫu trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử. Vì vậy, khi những giá trị truyền thống đạo đức trong nhà chùa được bảo tồn thì nó sẽ lan tỏa ra, thành đạo đức của những người con phật, từ đó lan rộng ra thành đạo đức của toàn xã hội. Bởi mỗi cá nhân, gia đình chính là một nhân tố, một bộ phận cấu thành nên xã hội. 

Thật tiếc cho nét đẹp truyền thống của ngày giỗ nói chung và đặc biệt là ngày giỗ Tổ tại chùa nói riêng có thể bị mất đi và lui dần vào quá khứ. Một khi nó mất đi đồng nghĩa với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc cũng không còn vẹn nguyên và dần bị mai một theo năm tháng.

Cuộc sống vốn đã đủ xô bồ, xin đừng “trần tục hóa” cánh cửa chốn thiền môn để ta còn một nơi bình an để trở về nương tựa và hòa mình vào vô lượng cảnh giới Phật tâm.
 
Bài viết: "Xin đừng trần tục hóa chốn Thiền môn"
Tuệ Minh - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

xin đừng trần tục hóa chốn thiền môn xin dung tran tuc hoa chon thien mon tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

浙江奉化布袋和尚 phật pháp trong thời kinh tế thị Mênh mang tháng chạp Phụ nữ mang thai nên vận động 20 30 LÃ Å Vu lan Cha mẹ nên làm gì để giúp trẻ năng Họa Trưởng lão Hoà thượng Thích Thanh Bích hóa thân của lạt ma yeshe that thap co lai hy Liễu Quán Quan hệ anh em cung từ bi là nền tảng của hòa bình thế Cảnh báo từ WHO Nước tăng lực gây Món chay mùa Vu lan nguyện cho người khác hạnh phúc Ăn cơm thiền đọc xong bài viết này thì hãy mỉm bao dung càng lớn hạnh phúc càng nhiều CHÙA Sơ lược tiểu sư Tổ Huệ Đăng di san van hoa phat giao viet nam mang dam dau an Lắng nghe thời gian trôi Bộ não và tuổi thọ liên quan như thế Hạn chế soda để ngăn ngừa đột quỵ tự tánh di đà Ni giới Khất sĩ tưởng niệm cố nen chang mot quyen nghi thuc tung niem thuan Thiền giúp giảm nguy cơ tái phát ung thư treo comungphat dan nhung uoc mo da gia trong hoai dung qua doi theo nguoi khac ma danh mat minh Vận tinh than vo truoc trong kinh phat Người tôi muốn nhìn thấy nụ cười của bạn lam sao de xay dung hanh phuc gia dinh trong cuoc 10 điều đức phật cấm kỵ các cặp triết học nhẹ nhàng của trịnh công đừng đem bản ngã của mình để dạy Toàn cầu hóa tác động xấu lên chế tu the loai van ban kinh phat o an do den he thong con người là một loài virut đáng sợ Người thầy vỡ lòng Ăn gừng để trị sỏi mật 有人願意加日我ㄧ起去 vị pháp chủ đầu tiên của giáo hội trí huệ và dũng lực