Phật dạy Ngườ tu chớ nên dòm ngó lỗi người, chớ nên dòm coi họ đã làm gì hay không làm gì, chỉ nên ngó lại hành động của mình, xem đã làm được gì hay chứa làm được gì Lời dạy này, Phật đã nhắm đến cái căn bệnh trầm kha của con người Cái căn bệnh
Xin hãy vững niềm tin vào Tam Bảo

"Phật dạy: - Người tu chớ nên dòm ngó lỗi người, chớ nên dòm coi họ đã làm gì hay không làm gì, chỉ nên ngó lại hành động của mình, xem đã làm được gì hay chứa làm được gì." Lời dạy này, Phật đã nhắm đến cái căn bệnh trầm kha của con người. Cái căn bệnh hay dòm ngó lỗi người để phê bình khen chê. Ít có mấy ai nhìn thấy lỗi mình. Nhà mình đầy rác rến, mà không lo dọn quét, thích cầm chổi đi quét nhà người ta.
 
- Vạch lá tìm sâu, bới lông tìm vết, đó là tật xấu của con người. Ai cũng thích làm cảnh sát quốc tế. Tối ngày cứ hết thổi tu hít phạt người nầy, tới phạt người kia, mà mình không biết phạt mình, dù mình có lỗi trầm trọng hơn người.

- Thái độ chỉ trích chê bai kẻ khác, đó là thái độ tối kỵ của người tu. Nếu là người thật tu hành, thì mình chỉ nên nhìn ngó lại lỗi lầm của mình để lo sửa đổi. Nếu vì xây dựng tốt cho nhau, để sự tu hành của chúng ta mỗi ngày mỗi tiến bộ, thì Phật cho "chỉ lỗi cho nhau". Tuy nhiên, sự chỉ lỗi này, hoàn toàn không có chút tự ái, vì bản ngã của mình mà hạ nhục người khác. Đó là điều không nên có... dạo gần đây trên các trang mạng hay xuất hiện nhiều scandal của giới tu hành đã làm mất rất nhiều niềm tin của Phật tử nói riêng và nhân quần xã hội nói chung. Xin thưa với quý vị ko phải ai bước qua cổng tam quan nơi cửa chùa đều thành Phật thành thánh cả, trừ những vị thánht tăng hay bồ tát vì nguyện lực thị hiện cõi này để cứu độ chúng sinh thì còn lại đều là con người bằng xương bằng thịt cả, con người vốn dĩ bất toàn đầy khuyết điểm nên mới cần đến sự tu hành để tự chấn chỉnh, sửa mình. Với cái nhìn khoan dung cởi mở, chúng ta cũng sẽ không có thái độ dè bĩu khi thấy những chuyện xảy ra trong môi trường tự viện mà chưa đúng với tinh thần Phật giáo.

Chúng ta hoàn toàn không có ý chê bai giới tăng sĩ hay chỉ trích bôi bác Phật giáo, mà chỉ để nói lên một sự thật cận nhân tình, cho thấy sự giác ngộ và tu chứng là một quá trình không chút dễ dàng. Với lại, những chuyện chưa đẹp như vậy không chỉ có trong tập thể Phật giáo, mà còn có thể được nhận thấy ở bất kỳ nơi tôn nghiêm nào khác trên toàn cõi hành tinh này nữa. Trong một tâm thái tiếp xúc như vậy, chúng ta sẽ thấy khá là bình thản nếu biết một người tu hành nào ở đâu đó thỉnh thoảng lén ăn mặn hoặc có quan hệ với nữ sắc! Chẳng qua vì nhà sư vẫn là một người hiện diện đa nhân cách trong cuộc đời, bên cạnh tín ngưỡng và lòng hướng thiện, phấn đấu tu trì, họ vẫn tồn tại như một sinh vật con người với đủ cả các mặt xấu, tốt, hễ “khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm”. Có thể nói, tu hành là một quá trình phấn đấu khó khăn tương tự như khi người ta muốn lên cung trăng vậy, và còn gian khổ hơn so với việc, chẳng hạn như muốn trở thành một nhà doanh nghiệp giàu có.

Như vậy, nếu lỡ thấy nhà sư nào bị “chìm” thì Phật tử tại gia hoặc thường nhân chúng ta cũng chớ lấy làm kinh ngạc hay thất vọng quá đỗi, và chỉ nên để ý, nhận xét thôi chứ không nên chê bai, dè bĩu, hoặc thậm chí chỉ vì thấy con sâu làm rầu nồi canh mà vơ đũa cả nắm bôi bác cả tăng già đạo Phật.

Còn vị nào nói đi tu thời bây giờ sướng thì hãy vô chùa ở thử một tháng rồi các bạn sẽ có câu trả lời, đừng vội phán xét, đừng vơ đũa cả nắm.

Nếu nhìn đạo Phật như một đạo giáo, một triết lý nhân sinh, một cứu cánh giải thoát thì ta vẫn còn thấy có nhiều bậc chân tu đang âm thầm tu tập thiền định, trì chú tụng kinh niệm Phật, sống một cuộc đới phạm hạnh. Ngay cả những cư sĩ tại gia vẫn còn nhiều người chuyên tâm dịch kinh, trước tác làm giàu cho văn hóa Phật giáo. Đáng được ca ngợi tán thán nhất là đại đức Thích Tâm Mẫn đã làm một cuộc hành trình xuyên Việt nhất bộ nhất bái ròng rã bốn năm trời.

Trong một xã hội vàng thau lẫn lộn khó phân biệt được đâu là chân tu đâu là giả tu. Những giấy bạc giả của nhà chùa là những con vi trùng đục khoét thân thể của con sư tử. Chúng đã, đang làm mất uy tín của giáo hội; làm mất niềm tin của phật tử. Mặc dù vậy đạo pháp vẫn muôn đời tồn tại trong mạch sống của dân tộc.

Chúc quý vị luôn vững niềm tin nơi Tam Bảo vì niềm tin là mẹ sinh ra các công đức, mọi thiện pháp cũng từ niềm tin này mà sinh.

Nghiêm Thuận - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

xin hãy vững niềm tin vào tam bảo xin hay vung niem tin vao tam bao tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

cơn tử ruc ro co hoa pg tai le hoi vesak nguoi viet o san Khánh Hòa Tưởng niệm Tổ sư khai sơn giáo lý đạo phật với giới trẻ hiện trên ngọn tình sầu Nhìn lang nghe con minh Hương vị cơm chùa luật Ngẫu khúc mưa tìm gặp vô thường ha y lựa chọn cách sống cho riêng mình Người giảm cân cần lưu ý gì trong chế Mẹ về chốn bình an 修妬路 trở thầy thach thuc giu gin Nam dạy trẻ biết cho đi thiền đến bao giờ trẻ em mới hết phải giá trị thực tiễn của triết lý xã nguyen tac cua hoa binh la ung xu bat bao dong Tấm lưng còng 僧伽吒經四偈繁體注音 chuyen ve con da dieu thay gi trong cat ร บอ ปก Về chùa bởi đời là cõi tạm Tổ đình Thiên Ấn tổ chức lễ húy kỵ Giảm một nửa nguy cơ suy tim nhờ thay Thuốc mới từ bột nghệ trị ung thư thinh Con 優良蛋 繪本 sơ lượt và ý nghĩa 18 vị la hán trong Bắt miệng với chạo khoai tía chay pháp môn tịnh độ Những bóng hồng của dinh Độc Lập asakusa Để Chùa Bạch Liên Đồng Nai Chè kê xứ Huế và tháng 5 su dung hop tu ba vi to hue kha 五重玄義 tìm hiểu về phật giáo tieng noi trong cac dien dan giao hoi cua tang ni toi tâm biết lắng nghe