Phật dạy Ngườ tu chớ nên dòm ngó lỗi người, chớ nên dòm coi họ đã làm gì hay không làm gì, chỉ nên ngó lại hành động của mình, xem đã làm được gì hay chứa làm được gì Lời dạy này, Phật đã nhắm đến cái căn bệnh trầm kha của con người Cái căn bệnh
Xin hãy vững niềm tin vào Tam Bảo

"Phật dạy: - Người tu chớ nên dòm ngó lỗi người, chớ nên dòm coi họ đã làm gì hay không làm gì, chỉ nên ngó lại hành động của mình, xem đã làm được gì hay chứa làm được gì." Lời dạy này, Phật đã nhắm đến cái căn bệnh trầm kha của con người. Cái căn bệnh hay dòm ngó lỗi người để phê bình khen chê. Ít có mấy ai nhìn thấy lỗi mình. Nhà mình đầy rác rến, mà không lo dọn quét, thích cầm chổi đi quét nhà người ta.
 
- Vạch lá tìm sâu, bới lông tìm vết, đó là tật xấu của con người. Ai cũng thích làm cảnh sát quốc tế. Tối ngày cứ hết thổi tu hít phạt người nầy, tới phạt người kia, mà mình không biết phạt mình, dù mình có lỗi trầm trọng hơn người.

- Thái độ chỉ trích chê bai kẻ khác, đó là thái độ tối kỵ của người tu. Nếu là người thật tu hành, thì mình chỉ nên nhìn ngó lại lỗi lầm của mình để lo sửa đổi. Nếu vì xây dựng tốt cho nhau, để sự tu hành của chúng ta mỗi ngày mỗi tiến bộ, thì Phật cho "chỉ lỗi cho nhau". Tuy nhiên, sự chỉ lỗi này, hoàn toàn không có chút tự ái, vì bản ngã của mình mà hạ nhục người khác. Đó là điều không nên có... dạo gần đây trên các trang mạng hay xuất hiện nhiều scandal của giới tu hành đã làm mất rất nhiều niềm tin của Phật tử nói riêng và nhân quần xã hội nói chung. Xin thưa với quý vị ko phải ai bước qua cổng tam quan nơi cửa chùa đều thành Phật thành thánh cả, trừ những vị thánht tăng hay bồ tát vì nguyện lực thị hiện cõi này để cứu độ chúng sinh thì còn lại đều là con người bằng xương bằng thịt cả, con người vốn dĩ bất toàn đầy khuyết điểm nên mới cần đến sự tu hành để tự chấn chỉnh, sửa mình. Với cái nhìn khoan dung cởi mở, chúng ta cũng sẽ không có thái độ dè bĩu khi thấy những chuyện xảy ra trong môi trường tự viện mà chưa đúng với tinh thần Phật giáo.

Chúng ta hoàn toàn không có ý chê bai giới tăng sĩ hay chỉ trích bôi bác Phật giáo, mà chỉ để nói lên một sự thật cận nhân tình, cho thấy sự giác ngộ và tu chứng là một quá trình không chút dễ dàng. Với lại, những chuyện chưa đẹp như vậy không chỉ có trong tập thể Phật giáo, mà còn có thể được nhận thấy ở bất kỳ nơi tôn nghiêm nào khác trên toàn cõi hành tinh này nữa. Trong một tâm thái tiếp xúc như vậy, chúng ta sẽ thấy khá là bình thản nếu biết một người tu hành nào ở đâu đó thỉnh thoảng lén ăn mặn hoặc có quan hệ với nữ sắc! Chẳng qua vì nhà sư vẫn là một người hiện diện đa nhân cách trong cuộc đời, bên cạnh tín ngưỡng và lòng hướng thiện, phấn đấu tu trì, họ vẫn tồn tại như một sinh vật con người với đủ cả các mặt xấu, tốt, hễ “khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm”. Có thể nói, tu hành là một quá trình phấn đấu khó khăn tương tự như khi người ta muốn lên cung trăng vậy, và còn gian khổ hơn so với việc, chẳng hạn như muốn trở thành một nhà doanh nghiệp giàu có.

Như vậy, nếu lỡ thấy nhà sư nào bị “chìm” thì Phật tử tại gia hoặc thường nhân chúng ta cũng chớ lấy làm kinh ngạc hay thất vọng quá đỗi, và chỉ nên để ý, nhận xét thôi chứ không nên chê bai, dè bĩu, hoặc thậm chí chỉ vì thấy con sâu làm rầu nồi canh mà vơ đũa cả nắm bôi bác cả tăng già đạo Phật.

Còn vị nào nói đi tu thời bây giờ sướng thì hãy vô chùa ở thử một tháng rồi các bạn sẽ có câu trả lời, đừng vội phán xét, đừng vơ đũa cả nắm.

Nếu nhìn đạo Phật như một đạo giáo, một triết lý nhân sinh, một cứu cánh giải thoát thì ta vẫn còn thấy có nhiều bậc chân tu đang âm thầm tu tập thiền định, trì chú tụng kinh niệm Phật, sống một cuộc đới phạm hạnh. Ngay cả những cư sĩ tại gia vẫn còn nhiều người chuyên tâm dịch kinh, trước tác làm giàu cho văn hóa Phật giáo. Đáng được ca ngợi tán thán nhất là đại đức Thích Tâm Mẫn đã làm một cuộc hành trình xuyên Việt nhất bộ nhất bái ròng rã bốn năm trời.

Trong một xã hội vàng thau lẫn lộn khó phân biệt được đâu là chân tu đâu là giả tu. Những giấy bạc giả của nhà chùa là những con vi trùng đục khoét thân thể của con sư tử. Chúng đã, đang làm mất uy tín của giáo hội; làm mất niềm tin của phật tử. Mặc dù vậy đạo pháp vẫn muôn đời tồn tại trong mạch sống của dân tộc.

Chúc quý vị luôn vững niềm tin nơi Tam Bảo vì niềm tin là mẹ sinh ra các công đức, mọi thiện pháp cũng từ niềm tin này mà sinh.

Nghiêm Thuận - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

xin hãy vững niềm tin vào tam bảo xin hay vung niem tin vao tam bao tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

vì sao gọi là đại thừa và tiểu thừa cham Viên dung Tuỳ bút trẻ Gửi chút yêu thương ペット供養 trung โภชปร ตร cuoc Chỉ số khối cơ thể BMI là gì 士用果 Æ Ý nghĩa giáo dục qua pháp hành Tự tứ 欲知佛去處只這語聲 phat giao thiếu Mẹ tôi Việt Nam hóa Phật giáo ở Trần Nhân chùa leifeng ทำว ดเย น 佛教中华文化 lê gợi âu lo 佛教与佛教中国化 坐禅 貪 嗔 癡 慢 波羅蜜心經全文 thọ rÃƒÆ 修妬路 tu thien æ ²ç å phat Thêm bằng chứng về tác dụng chống ung 濊佉阿悉底迦 お墓の設置 移管 修理ならいいお墓 66 cau thien ngu trong kinh dien ý nghĩa hoa sen trong phật giáo co Huy 南懷瑾 オンライン坐禅会 五痛五燒意思 con nguoi van hoa Vận động Sen sớm thú thưởng trà mới lạ tưởng ธวลพรน ร บก ศล Tập thể dục khi còn trẻ có lợi cho