Giác Ngộ - Ta cảm nhận mùa xuân đang về trên phố khi đi ngang những con đường trung tâm Sài Gòn đèn hoa rực rỡ. Những chợ đêm chộn rộn vì hàng hóa tết đang đổ về, làm cho lòng người bâng khuâng, nhớ tết!

	Xuân về trên phố…

Xuân về trên phố…

Giác Ngộ - Ta cảm nhận mùa xuân đang về trên phố khi đi ngang những con đường trung tâm Sài Gòn đèn hoa rực rỡ. Những chợ đêm chộn rộn vì hàng hóa tết đang đổ về, làm cho lòng người bâng khuâng, nhớ tết!

Sài Gòn mùa xuân không khí ấm áp, ta bỗng nhớ những tết lạnh của quê nhà, nhớ những đêm giao thừa ngồi đợi giây phút năm mới vừa bước qua để nhận những bao lì xì xinh xinh, "lộc đầu năm", ba xoa xoa đầu con gái và nói thế!

Xuân đang về trên phố, là khi sáng nay con đường đông người ai cũng nở nụ cười thật tươi, thật hoan hỷ. Xuân về là khi những con đường "lô-cốt" đang được "làm mới". Những tấm rào chắn được thay bằng những khoảng trống, đi lại dễ hơn nên người ta cũng bớt những mệt mỏi bởi khói bụi và kẹt xe…

Xuân đang về trên phố, là khi vào cơ quan, mọi người bàn nhau về việc sắm tết, lo cho những ngày xuân, chuẩn bị về quê… Lại thấy nôn nao, ngày về không xa. Ta bỗng muốn ùa vào lòng má nhõng nhẽo, dù xuân này ta lớn thêm một tuổi, má cũng già hơn. Ta thấy trong ta có hình ảnh của má lúc tuổi đôi mươi. Và có lẽ, mùa xuân đối với ta là những ngày về quê, bên gia đình!

Hình như mùa xuân luôn mang phép mầu, biến hóa cho đất trời, cây cỏ và lòng người những niềm vui, tươi mát. Phép mầu của mùa xuân đã làm ta thêm yêu cuộc sống, thêm trân quý giây phút còn được hít khí trời, còn được sống…

Nguyễn Nguyên


Về Menu

Xuân về trên phố…

간화선이란 涅槃御和讃 佛说如幻三昧经 菩提阁官网 niệm phật ngôn phương thức niệm phật đời 印手印 永宁寺 惨重 ï½ ï¾ ï½ Về 阿彌陀佛 功德 Hành trang của người xuất gia Ðức 除淫欲咒 ペット供養 Chết có đáng sợ Tác dụng không ngờ của vỏ hoa quả 機十心 住相 凡所有相 皆是虚妄 phải 妙性本空 无有一法可得 抢罡 hoa 사념처 ÐÐÐ đã kích pháp môn tịnh độ đại thừa น ยาม ๕ 五藏三摩地观 空中生妙有 cテ Xúc cảm tháng Tư Ð Ð Ð 空寂 阿罗汉需要依靠别人的记别 chuong Tinh túy một mùa sen thùy そうとうしゅう 否卦 pháp luật triều lý chịu ảnh hưởng tin tuc phat giao 一吸一呼 是生命的节奏 妙蓮老和尚 魔在佛教