Giác Ngộ - Xuân vọng - đó là thứ tình cảm đan xen giữa quá khứ và hiện tại, nó có công năng làm cho con người ta như được trở về với mùa xuân của chính mình. Xuân - không đơn thuần chỉ là mặc trên mình một bộ đồ mới, rồi chúc nhau vạn sự hạnh thông, mà xuân - còn là tương lai và hy vọng.

Xuân vọng


Kính dâng Sư bà trụ trì chùa Lũng Tiên - Kiến An - Hải Phòng!

Giác Ngộ - Xuân vọng - đó là thứ tình cảm đan xen giữa quá khứ và hiện tại, nó có công năng làm cho con người ta như được trở về với mùa xuân của chính mình. Xuân - không đơn thuần chỉ là mặc trên mình một bộ đồ mới, rồi chúc nhau vạn sự hạnh thông, mà xuân - còn là tương lai và hy vọng.

TQ (11).jpg

Rêu phong một mái chùa

Mười hai tuổi, tôi bước vào những ngày tháng bắt đầu cho một cuộc sống mới - cuộc sống của một hành giả xuất gia. Với tôi lúc bấy giờ, ngoài việc được khoác lên mình bộ quần áo nâu sồng thì chẳng có gì thay đổi. Vẫn cái hồn nhiên và tinh nghịch của tuổi học trò. Vẫn cái ham ăn ham ngủ của một đứa trẻ tuổi mới lớn. Vẫn nỗi nhớ nhà đến chông chênh. Hàng ngày, làm quen với tiếng mõ câu kinh, đã học thuộc 24 chương uy nghi, ấy vậy mà tôi vẫn được Sư bà gọi là "thằng quỷ nhỏ" bằng giọng trìu mến. Cũng đúng thôi, là tịnh nhân ở trong chùa mà tôi còn rủ bọn trẻ trong xóm vào quậy phá. Khi thì tiếp tay cho chúng ăn trộm cây bưởi sau vườn, khi thì "bật đèn xanh" cho chúng lên chùa ăn trộm oản…Nếu không nhờ vào trí nhớ có phần ưu việt (sau mỗi lần trả bài cho Sư bà) có lẽ cái đầu gối của tôi đã thâm đen bởi những lần phạt quỳ hương không khi nào ngừng nghỉ.

Hàng ngày, phải thức dậy từ 3h30 sáng, vệ sinh cá nhân xong, tôi phải tranh thủ học bài, rồi sau đó bắt đầu cho 2 thời tụng niệm cũng như làm công quả, và cuối cùng là đi học. Ở cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới với tôi đó quả là thử thách khó có thể vượt qua. Bởi mấy đứa bạn cùng lớp, đứa nào cũng được ngủ đến 6, 7 giờ sáng lận. Nhưng cứ nghĩ đến việc bị phạt, và quỳ hương hàng tiếng đồng hồ thì dù buồn ngủ lắm tôi cũng phải cố mà mở mắt ra và lồm cồm bò dậy. Nhất là những ngày mùa đông, lạnh đến cóng chân cóng tay, nhiều khi muốn ngủ thêm, tôi phải ngụy trang bằng cách đốt sẵn một ngọn nến để Sư bà có đi kiểm tra thì cũng nghĩ nó đang học bài. Khôn ngoan không lại với trời, Sư bà còn cao tay hơn, bằng cách là không còn tiếng báo động lộc cộc của chiếc gậy gỗ như mọi khi và kết cuộc là tôi luôn bị bắt quả tang tại trận bằng một đòn đau quắn vào... mông.

Chùa tôi ở đơn người lắm, lại nằm chênh vênh trên bìa núi. Thời tiết bình thường không sao, nhưng khi mưa gió ập tới thì tất cả từ Sư bà, cho đến 2 bác Sa di ni và tôi đều phải chống chọi với dòng nước từ trên đỉnh đồi chảy xuống. Vườn rau trồng bị ngập nặng, cây cối xơ xác tiêu điều, trong chùa Phật ở chung với nước bởi mái chùa lâu ngày nên bị dột. Khó khăn như vậy, nhưng chưa khi nào nụ cười tắt trên môi chúng tôi. Ngoài việc phục vụ tín ngưỡng cho người dân sống chung quanh, chúng tôi còn tăng gia sản xuất như xe hương, làm bột sắn dây, ủ tương để có thêm nguồn kinh phí mà xây dựng chùa cảnh.

Tôi còn nhớ, năm đầu tiên được đón giao thừa ở chùa. Để đón Tết, mọi người trong chùa phải chuẩn bị cả hàng tháng trời. Nào là việc phất thức từ chính điện, đến lau chùi lư đồng, hương án, cho tới bài trí cây cảnh trong ngoài khuôn viên chùa. Đến thời khắc thiêng liêng nhất, khi tiếng chuông đồng hồ điểm sang canh, tiếng đại hồng chung boong boong để đón chào một mùa xuân mới. Lúc ấy, Sư bà và các bác Sa di ni cùng bà con Phật tử tụng kinh Tám điều trên chùa cầu cho quốc thái dân an. Còn tôi, phải làm nhiệm vụ cao cả - đứng canh mọi người đi lễ, đặc biệt là lũ trẻ (đám trẻ cùng lứa với tôi sống cạnh chùa) vì chúng hay có thói quen đi chùa lễ Phật rồi tranh thủ bẻ lộc về nhà. Theo như người dân địa phương, thì cứ những gì lấy được từ chùa đều mang tới cho họ sự may mắn trong năm mới. Cũng từ suy nghĩ đó, sau mỗi đêm sang canh mọi thứ được trang hoàng trong chùa từ chậu hoa, cây cảnh,… tất cả đều trơ trọi, xơ xác không còn cành nhánh và tôi thì bị lũ muỗi đốt cho oanh oanh liệt liệt.

Thời gian thấm thoát, tôi đã có hơn 4 năm gắn bó với ngôi cổ tự này. Mỗi một năm trôi qua, tôi lại thấy mình như được lớn khôn hơn. Phần vì được thẩm thấu những bài học giáo lý từ tam tạng kinh điển mà Đức Phật truyền lại cho chúng đệ tử, và kẻ sơ cơ như tôi được thừa hưởng. Phần nữa tôi học được những phẩm hạnh mà một đời Sư bà thực hành và gìn giữ. Những bài học về đạo đức, về cách hành xử sao cho đúng mực, khiêm cung đối với người chung quanh, cũng như cách biết từ bỏ bản ngã của mình,… đều được Sư bà kèm cặp qua tháng qua ngày. Nhưng không hiểu vì sao mà tôi không được... cạo đầu (thế phát). Trong khi đó, chị Bảy còn vào chùa sau tôi mà đã được mang hình tướng của người tu. Tôi ấm ức và nhịn ăn đến mấy bữa. Đến khi, được Sư bà phân tích: "Chú là nam giới, vì vậy chỉ có chư Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức mới có thể thọ ký và thế phát… chứ có phải tôi giận bỏ gì đâu,..".

Tất cả, với tôi giờ đã trở thành kỷ niệm của một thời để nhớ, ngay cả khi vạn vật có đổi dời. Thời gian dẫu có trôi qua, tình người có thể phôi phai theo cuộc sống, thì những ký ức xưa tôi vẫn không quên mang theo trong suốt kiếp con người. Không gian dù có lớn đến đâu thì với tôi mọi thứ như đang hiện hữu và gần lại. Xuân đang đến, có nghĩa là tôi sẽ già, nhưng hình ảnh tôn kính của vị Sư bà ngày xưa vẫn luôn soi sáng trên bước đường tôi đi.

Viên Quang


Về Menu

Xuân vọng

hạt của chúa 持咒 出冷汗 khi khoa học nhìn thấy đức phật Giải khát với nước chanh lô hội お仏壇 お手入れ mà Šchùa tượng sơn khi khoa hoc nhin thay duc phat 永平寺宿坊朝のお勤め bệnh Đậu đen hóa thạch Chợ Cộôc một thoáng tình cờ 一吸一呼 是生命的节奏 và 7 ペット供養 nét văn hóa của người việt vì sao bạn bị chóng mặt 四依法 Niệm Phật ด วยอำนาจแห งพระพ ý çŠ một bông hồng trắng à nhà 有人願意加日我ㄧ起去 vÃ Æ Tùy æ å Œ Cỏ 宾州费城智开法师的庙 Hình tượng Phật Rắn Mucilinda 五苦章句经 Khởi động Ngày Chay Thế giới nhớ tranh chăn trâu Chất xơ giúp tránh dị ứng thực phẩm 同人卦 自悟得度先度人 Lễ 四念处的修行方法 cuộc sống thường ngày của đức phật Ngồi nhiều không tốt cho sức khỏe Kem sữa chua vị dưa Hai món chay cho ngày cuối tuần Về 涅槃御和讃 佛教的出世入世 寺院数 愛媛県 出家人戒律