Trong nhà Phật, mỗi một phật cụ đều có một ý nghĩa đặc biệt Tiếng trống hay tiếng chuông trong thiền môn khi đánh lên đều ngầm có ý là cảnh tỉnh mọi người nên thức tỉnh tu hành Mỗi thứ khi sử dụng, đều có pháp thức riêng
Ý nghĩa chuông trống bát nhã

Trong nhà Phật, mỗi một phật cụ đều có một ý nghĩa đặc biệt. Tiếng trống hay tiếng chuông trong thiền môn khi đánh lên đều ngầm có ý là cảnh tỉnh mọi người nên thức tỉnh tu hành. Mỗi thứ khi sử dụng, đều có pháp thức riêng.

Chuông trống bát nhã rất quan trọng trong thiền môn. Chuông trống bát nhã thường đánh lên vào những buổi lễ pháp sự đặc biệt, như thuyết pháp, truyền giới, Sám hối v.v...Và mỗi khi đánh lên ngầm ý thỉnh Phật thượng đường chứng minh. Đồng thời cung nghinh chư Tôn Đức và cũng để cho mọi người chú ý nhiếp tâm trở về với chánh niệm. Cụ thể là giờ hành lễ quan trọng. Về cách thức đánh chuông trống bát nhã cho đúng, người đánh cần phải y cứ vào bài kệ:

Bát nhã hội ( 3 lần )

Thỉnh Phật thượng đường

Đại chúng đồng văn Bát nhã âm

Phổ nguyện pháp giới đẳng hữu tình

Nhập Bát nhã ba la mật môn ( 3 lần )

Muốn đánh chuông trống bát nhã cho đúng theo bài kệ trên, thì người học cần phải học trực tiếp với những vị đã biết qua. Trống bát nhã, thường chỉ có chư Tăng Ni trong chùa sử dụng thôi. Phật tử tại gia muốn học đánh, cần phải đến chùa nhờ chư Tăng Ni chỉ dạy.

Về ý nghĩa, ngoài âm vang của tiếng trống cảnh tỉnh khách trần ra, nó còn nói lên một ý nghĩa đặc thù siêu việt. Mục đích là nhằm nhắc nhở mọi người cần phải trang bị cho mình có đầy đủ trí huệ sáng suốt. Vì trí huệ rất là quan trọng. Dù hành giả tu bất cứ pháp môn nào, mà thiếu trí huệ chỉ đạo, thì coi như sự tu hành không có kết quả tốt đẹp. Nếu không có trí huệ sáng suốt để biện biệt chánh tà, chân ngụy, thì trong khi ứng dụng tu hành, chúng ta dễ bị sai lệch và đi vào con đường tà ngoại.

Vì Bát nhã quan trọng như thế, nên chư Tổ mượn hình thức cái trống, để khi đánh lên nhằm thức nhắc mọi người tăng cũng như tục phải luôn nhớ đến cái trí Bát nhã sẵn có ở nơi chính mình. Trí Bát nhã nầy, còn gọi là Vô sư trí. Nhưng muốn nhận ra cái Vô sư trí nầy, hành giả cần phải nương cái trí hữu sư, tức cái trí do học hỏi ở nơi thầy bạn mà có được.

Sự thức nhắc cho chúng ta nhớ lại cái bản tâm sẵn có, trong nhà Phật có nêu ra rất nhiều phương tiện hình thức. Ở mức độ thấp hơn, khi nghe âm thanh của những pháp khí đó, như trống, chuông, mõ v.v... thì người nghe chóng hồi tâm thức tỉnh để gắng lo tu niệm. Phải hết lòng siêng năng làm lành lánh dữ, không nên gây tạo những nghiệp ác mà phải chuốc lấy quả khổ đau. Cho nên, khi chúng ta đến chùa mỗi khi nghe những âm thanh của những thứ nói trên, thì lập tức chúng ta hãy trở về với chánh niệm. Hay nói rõ hơn là phải luôn thắp sáng ngọn đuốc chánh niệm. Muốn có trí huệ, tất nhiên người Phật tử cần phải học hỏi trau dồi qua 3 môn học Văn, Tư, Tu. Đó là ba món huệ học tối thiết yếu mà người Phật tử cần phải lưu tâm nỗ lực nghiên tầm. Có thế, thì mới xứng đáng là người Phật tử chơn chánh học Phật.
 


Về Menu

ý nghĩa chuông trống bát nhã y nghia chuong trong bat nha tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

nguoi tu phat la nguoi tim ve nguon an lac giai cười và hạnh phúc trong cơn lốc khủng tong Đọc kinh æ³ ä¼š ï¾ï¼ Thuốc lá là nguyên nhân gây ra 16 loại vầng tho cung cha me hay ong ba qua vang nhieu noi co những góc nhìn đời thường về thời thờ cúng cha mẹ hay ông bà quá vãng 放下凡夫心 故事 寺庙里红色的沙 全龍寺 結制 佛法怎样面对痛苦 tuÃÆ thiền và cách thở đúng để nâng cao Ngày xuân đọc Nguyện cầu của Vũ 3 佛頂尊勝陀羅尼 ฆฎ ฑโธ ฎ ณ๓โธฌ ธรรมะก บพระพ ทธเจ 仏壇 通販 thế giới hiện đại đang làm hại trẻ Quan điểm của Phật giáo và tâm lý học boi vi dau ma bat hieu Đổ mồ hôi nhiều là biểu hiện ngoc Lời khẩn cầu trong đêm Bèo nước tương phùng li giai nguyen nhan tai sao can tho cung tam su hoc dao 士用果 dường ruột 普集餓鬼陀羅尼梵羽 四ぽうしゅく Tiếng chuông chuong khanh va su binh yen dao phat co nghia la nhap the Từ miền Trung tôi viết 禅心の食事 sau khi quy y tam bao co duoc tho than tai chùa quan âm chua hoa thanh chua cay mit Miếng xào măng khô cho bữa cơm ngon xem tivi nhiều gây hại cho não bộ 一念心性 是 唐安琪丝妍社 dấu Tùy bút Hoàng Hải Lâm Đất 大乘教