Tôi không thường xuyên nói lời
Ý nghĩa của hai từ Cảm ơn

"cảm ơn" như đáng lý ta nên làm và tôi ngờ rằng mình không phải là người duy nhất. Thật ra tôi bắt đầu tin rằng từ "cảm ơn" là cụm từ được trân trọng nhất nhưng lại chưa được sử dụng đủ trong cuộc sống trên hành tinh này. Cụm từ này phù hợp với hầu hết mọi trường hợp và thường là cách trả lời tốt hơn so với những từ mà chúng ta đã thốt ra. Chúng ta hãy cùng nhau xem xét 7 tình huống thường gặp mà “Cảm Ơn” sẽ là từ đẹp nhất ta nên dùng so với các từ ngữ khác. 
 

1. Khi bạn nhận được lời khen ngợi
 
Chúng ta thường làm hỏng lời khen bởi việc làm giảm giá trị của chúng hoặc tỏ ra quá nhún nhường một cách không cần thiết vì bạn nghĩ rằng đó là cách thể hiện tính khiêm tốn và tránh thói kiêu căng ngạo mạn.

Vấn đề là khi bạn làm chệch hướng những lời khen ngợi chân thành, bạn đã không thừa nhận nhã ý và sự thành tâm của người khen. Lúc này bạn chỉ cần đơn giản nói "Cảm Ơn" để nhận tấm lòng của người khen bạn và cho phép mình tận hưởng khoảnh khắc tốt đẹp đó.
 
Ví dụ: "áo của bạn trông đẹp quá".

Thay vì nói: "Ồ, cái áo cũ này á? Tôi mua lâu rồi (hoặc “nó rẻ lắm”). "

Bạn nên nói: "Ồ cảm ơn bạn. Tôi vui vì bạn thích nó".

Ví dụ: "Wow! Bạn đạt được 20 điểm tối nay. Bạn chơi game này rất cừ".

Thay vì nói: "Vâng, nhưng đã tôi bị trượt trong cú thứ 3."

Bạn nên nói: "Cảm ơn bạn. Tối nay thật vui".

Ví dụ: "Bạn đã làm hỏng buổi trình bày của mình ngày hôm nay!"

Thay vì nói: "Phải không? Tôi đã cảm thấy rất lo lắng khi trình bày. Dù sao thì mọi chuyện cũng ổn".

Bạn nên nói: "Cảm ơn bạn. Tôi vui vì mọi việc cũng ổn".

Khi bạn chấp nhận thì lời khen sẽ được chuyển giao cho bạn. Nếu bạn làm chệch hướng lời khen ngợi, nghĩa là bạn đã không nhận nó. Khi bạn nói "cảm ơn" là bạn đã để lời khen đến với mình và trở thành của bạn. Khi nói "cảm ơn", bạn cho phép tâm trí mình giữ lại những lời khen ngợi đó.

Việc nhận lời khen rất vui vẻ và thú vị, nhưng chúng ta thường làm hỏng điều đó. Không cần phải phá hoại những lời khen mà bạn nhận được. Hãy chấp nhận chúng một cách lịch thiệp và tận hưởng những khoảnh khắc này.

 2. Khi bạn đến muộn trong trạng thái vội vã.

Đi muộn là điều tồi tệ nhất. Điều đó rất căng thẳng đối với người đang vội vã vì bị trễ và là biểu hiện sự thiếu tôn trọng đối với những người phải chờ.

 Nghe có vẻ lạ khi ta cảm ơn ai đó để đối phó với rắc rối của ta, nhưng đó lại chính xác là điều bạn nên làm. Hầu hết mọi người vội vã đến độ suýt vấp ngã ở bậc cửa và nói "Xin lỗi tôi đến trễ".

Vấn đề là cách ứng xử này vẫn còn khiến tình hình hướng về bạn rất căng thẳng. Thay vào đó, bạn nên nói "cảm ơn", xoay chuyển tình thế và công nhận sự tử tế của người khác đã vì bạn mà chờ đợi. Hãy nói “Cảm ơn mọi người vì đã chờ đợi tôi”.

 Ví dụ: Bạn đến muộn 14 phút.

Thay vì nói: "Rất xin lỗi tôi đến trễ. Giao thông ngoài kia thật là hỗn loạn ".

Bạn nên nói: "Cảm ơn vì sự kiên nhẫn của quý anh chị"

Khi chúng ta mắc phải sai lầm, thì thường là người khác sẽ phải chịu đựng điều đó. Phản ứng thông thường là xin lỗi về lỗi lầm của chúng ta, nhưng cách tiếp cận tốt hơn là ta nên khen ngợi sự kiên nhẫn và lòng tốt của họ đã chịu đựng sự việc do ta gây nên.

 3. Khi bạn an ủi người khác.

Khi ai đó thông báo với bạn rằng họ có chuyện buồn. Đó là một tình huống khó xử. Bạn muốn trở thành một người bạn tốt, nhưng thường bạn không biết phải nói gì trong hoàn cảnh này. Bản thân tôi trước đây cũng đã gặp trường hợp tương tự như vậy.

Thông thường, chúng ta nghĩ rằng nên nói 1 câu gì đó để làm nhẹ đi tin xấu này như là: "À, ít ra thì bạn cũng ..."

Chúng ta không nhận ra rằng việc nói gì lúc bấy giờ không quan trọng, mà là sự có mặt để lắng nghe và chia sẻ của ta. Hãy cảm ơn họ vì đã tin tưởng và thổ lộ cùng bạn.

Ví dụ: mẹ của người bạn đồng nghiệp mới qua đời.

Thay vì nói: "Ít ra thì bạn cũng có rất nhiều kỷ niệm đẹp đáng trân trọng về bà".

Bạn nên nói: "Cảm ơn bạn đã chia sẻ điều đó với tôi. Tôi biết đây là một thời gian khó khăn cho bạn".

 Ví dụ: anh trai của bạn bị mất việc làm.

Thay vì nói: "ít ra thì anh vẫn còn sức khỏe".

Bạn nên nói: "Cảm ơn anh đã chia sẻ điều này với em. Em luôn bên cạnh để ủng hộ anh"

Ví dụ: bạn của bạn có con vật cưng vừa mới qua đời.

Thay vì nói: "Ít nhất bạn đã có một thời gian dài tươi đẹp với nó".

Bạn nên nói: "Cảm ơn bạn đã chia sẻ điều đó với tôi. Tôi luôn ở bên bạn".

Trong lúc đau khổ, người ta không cần nghe những lời an ủi để giảm bớt tâm trạng nặng trĩu; mà là cần một ai đó để chia sẻ nỗi đau. Khi bạn không biết phải nói gì, chỉ cần nói "cảm ơn" và có mặt ở đó bên họ.

 4. Khi bạn nhận được thông tin phản hồi hữu ích.

Thông tin phản hồi có thể rất hữu ích, nhưng chúng ta hiếm khi nhìn thấy mặt tích cực của nó. Cho dù đó là việc đánh giá hiệu quả không tốt từ sếp của mình hoặc một email từ một khách hàng không hài lòng, thường là ta có phản ứng phòng thủ. Tâm trạng phòng thủ này thật đáng xấu hổ và không nên có bởi vì bạn chỉ cần nói "Cảm ơn" và sử dụng thông tin nhận được để cải thiện mọi việc.

 Ví dụ: "Công việc này là không đủ tốt. Tôi nghĩ bạn nên làm tốt hơn".

Thay vì nói: "Bạn không hiểu rồi. Đây mới là những gì thực sự đã xảy ra…"

Bạn nên nói: "Cảm ơn bạn đã đặt kỳ vọng cao nơi tôi".

Ví dụ: "Tôi đã mua sản phẩm của công ty bạn trong tuần qua và giờ nó đã bị hỏng. Tôi không hài lòng chút nào".

Thay vì: "Bạn sử dụng nó như thế nào vậy? Chúng tôi đã ghi rất rõ ràng các khuyến cáo về những điều không nên làm khi sử dụng sản phẩm".

Bạn nên nói: "Cảm ơn bạn đã chia sẻ cho chúng tôi những suy nghĩ của bạn. Chúng tôi luôn cam kết phục vụ khách hàng tốt hơn. Bạn có thể nói rõ thêm các chi tiết về vấn đề này không?"

Không ai thích thất bại, nhưng thật ra thất bại chỉ là một sự kiện. Bạn nên nói cảm ơn đối với những thông tin phản hồi hữu ích và sử dụng chúng để trở nên tốt hơn.

 5. Khi bạn nhận được những lời chỉ trích không công bằng.

Đôi khi việc chỉ trích không nhằm mục đích góp ý mà là do ác ý hoặc ý đồ xấu. Tôi đã viết một quyển sách về các phương thức để đối phó với những kẻ thù ghét ta, nhưng một trong những cách tốt nhất là chỉ cần nói cảm ơn và tiếp tục làm việc.

 Khi bạn cảm ơn ai đó lúc họ chỉ trích bạn, sức công phá của lời chỉ trích đó bị hóa giải ngay lập tức. Nếu đó không phải là một vấn đề lớn đối với bạn, thì nó không thể (và bạn không cần phải làm cho nó) trở thành một cuộc đấu khẩu lớn hơn.

 Ví dụ: "Đây có thể là lời khuyên tốt cho người mới bắt đầu, nhưng bất cứ ai biết rõ những gì họ đang làm sẽ thấy nó vô dụng".

Thay vì nói: "Vâng, tôi có ghi rõ đây là chỉ dẫn cho người mới bắt đầu. Có thể bạn thấy ngạc nhiên nhưng không phải tất cả mọi thứ đều được viết ra để cho bạn đọc".

Bạn nên nói: "Cảm ơn bạn vì đã chia sẻ ý kiến. Tôi sẽ cố gắng để cải thiện trong thời gian sắp tới".

Ví dụ: "Tuyên bố của bạn là điều ngu xuẩn nhất tôi đã đọc trong tuần".

Thay vì: "Anh là một thằng ngốc. Hãy để tôi nói cho anh biết lý do tại sao..."

Bạn nên nói: "Cảm ơn bạn đã cho ý kiến. Tôi vẫn còn có rất nhiều điều để học hỏi".

Khi bạn có nhu cầu vượt qua các cuộc tranh luận (mà không cần phải dây dưa vào cuộc tranh cãi tay đôi), đó là dấu hiệu của sự trưởng thành. Một người nào đó trên internet nói sai điều gì? Thì sao nào! Hãy vượt qua các cuộc tranh luận ấy theo cách của bạn.

 6. Khi ai đó tự phát đưa cho bạn lời khuyên.

Điều này hay xảy ra trong các phòng tập thể dục (gym). Mọi người hay có ý kiến ​​về việc bạn nên tập như thế nào. Tôi nghĩ rằng hầu hết mọi người đang muốn giúp đỡ người khác. Tuy nhiên việc nhận được lời khuyên khi mình không yêu cầu có thể gây phiền nhiễu.

 lần nọ có một người chỉ ra một số sai sót trong động tác thể dục ngồi xổm của tôi khi tôi đang quay video để đăng trực tuyến. Tôi đã đáp lại bằng giọng mỉa mai rằng anh ta đã làm đoạn video nào về các kỹ thuật chính xác của mình chưa. Thẳm sâu trong tâm trí, tôi cảm thấy rằng khi chỉ ra yếu điểm của anh ta, tôi sẽ cảm thấy tốt hơn khi kỹ thuật của tôi cũng không hoàn hảo. Đó là một phản ứng phòng thủ không cần thiết.

 Cách tiếp cận tốt hơn? Bạn chỉ cần nói "cảm ơn".

 Ví dụ: "Bạn biết đấy, bạn thực sự nên trụ vững hông của mình khi tập động tác này".

Thay vì nói: "Ô thật sao? Bạn có quay đoạn video trực tuyến nào về vấn đề này chưa để tôi có thể vào xem và học hỏi?"

Bạn nên nói: "Xin cảm ơn bạn"

Việc chỉ ra sai sót của người khác để dìm họ xuống không làm cho bạn trở nên tốt hơn hay cao hơn. Việc cảm ơn người khác giúp bạn nâng cao ý thức tự giác của mình, ngay cả khi không ai yêu cầu.

 7. Khi bạn không chắc là có nên cảm ơn hay không

Nếu nghi ngờ, bạn chỉ cần nói cảm ơn. Không có tác dụng tiêu cực nào khi bạn nói cảm ơn cả. Bạn có lo lắng khi mình thể hiện quá nhiều lòng biết ơn đối với người khác trong cuộc sống của bạn không?

"Tôi có nên gửi một tấm thiệp với dòng chữ “Cảm ơn bạn” trong tình huống này không?"

Vâng, bạn nên.

 "Tôi có nên tặng anh ta tiền tip?" Nếu không tặng, ít nhất bạn nên nói lời cảm ơn.
 
Bạn nên thường xuyên nói lời cảm ơn.

Bài viết: "Ý nghĩa của hai từ Cảm ơn"
Việt Dịch: Ánh Ban Mai - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

ý nghĩa của hai từ cảm ơn y nghia cua hai tu cam on tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

niem ve cai chet uoc PhÃp sám Hoạ cÓn BÃÆn Đậu ho niem 2 Đất ươn mầm sống cảnh Tăng đoàn áo đá Pháp Tà i khi dien Æ vĩnh con duong nguoi xuat gia phai di nghĩ về khuynh hướng ái thá Ÿ hải 365 æ chương bốn pháp Nghĩ về lễ Macchabée tri ân người kien Đêm nằm mơ thấy Mẹ che ngu con gian nhat lien thanh nhan Nguy cơ trẻ mắc tự kỷ tăng gấp chÒ học cách tích đức từ cuộc sống Năm mau phap Sô cô la vườn Tức phÃp lê mot cot tim hieu ve dinh luat cua nghiep an chay Nhà sư thi sĩ Đời Lý Mỡ Hoài niệm Hòa Thượng Thích Trí Thủ là ŠGió lam gi khi chung ta gap thi phi thoi ke chuyen gi roi cung qua Tưởng cuÑi thá ƒ