Trong mười hạnh lớn của Bồ tát Phổ Hiền thì sám hối là hàng thứ tư Vậy có câu
Ý nghĩa của việc Sám hối trong đạo Phật

Trong mười hạnh lớn của Bồ-tát Phổ Hiền thì sám hối là hàng thứ tư. Vậy có câu “ Tứ giả sám hối nghiệp chướng”. Nghiệp chướng là nghiệp xấu ác, do mình tạo ra nay phải sám hối. Đó là pháp thâm sâu của giáo lý Đạo Phật.
Trong tôn giáo nói chung, nội dung giáo lý đều nói đến sự Sám hối. Sám hối được coi là một nghi thức trọng yếu trong quá trình tu hành. Cùng với hai tôn giáo lớn là đạo Phật và đạo Công giáo, hình thức sám hối, nhận lỗi cũng phổ biến ở một số giáo phái khác mà Đạo Phật gọi là thế gian pháp (ngoại đạo).

Vậy sám hối và ý nghĩa của sự Sám hối đem lại lợi ích gì ? Theo kinh Sám hối của đạo Phật: Sám hối để tỏ lòng ăn năn, để trở về hành động có Chính kiến. Chữ “Sám” tiếng Phạn gọi là Sam ma; tiếng Hán gọi là “Hối quả”. Kinh nói “Sám giả sám kỳ tiền khiên, Hối giả hối kỳ hậu quá”. Nghĩa chữ Sám là ăn năn lỗi trước, còn Hối là chừa bỏ lỗi sau. 
 Nếu dùng một chữ Sám hay một chữ Hối không thì chưa đủ ý nghĩa, nên các cổ đức xưa ghép hai chữ lại thành danh từ “Sám hối”, dịch theo tiếng Việt là “ăn năn sửa lỗi”. Như thế trong chữ Sám hối có hàm nghĩa ăn năn, hối hận vì những lỗi lầm trong quá khứ và bây giờ cho đến về sau, mình nguyện là không tái phạm nữa.

Trong thực tế, khi đề cập về vấn đề sám hối, không ít người cho rằng, mình có tội lỗi gì mà phải sám hối? Về vấn đề này, Phật thường dạy “Phàm con người sống trong cuộc đời ai cũng phạm ít nhiều sai lầm. Vì vô minh (không sáng suốt) nếu không được rèn luyện tu tập, sai lầm có thể làm người khác đau khổ. 
 Bởi mình không khéo trong hành động, trong nói năng nên đã gây đau khổ cho bạn bè, người thân, thậm chí cho cả người mình thương yêu bị tổn thương (theo đạo Phật gọi là tạo bất thiện nghiệp do (thân, khẩu, ý) gây nên. Chính vì vậy khi hồi suy lại, chúng ta muốn được trong sạch thảnh thơi, muốn dứt bỏ được lỗi lầm, thì tất nhiên ta phải tìm phương pháp để tẩy trừ cho hết tội lỗi. Trong đạo Phật, phương pháp tẩy trừ ấy gọi là sám hối.

Theo giáo lý, chữ sám hối là danh từ riêng của đạo Phật, nhưng trong cuộc sống thế tục, hình thức sám hối, nhận lỗi cũng được áp dụng phổ biến ở thế gian. Ví dụ như khi có tội lỗi với ông bà, làng nước, thường dùng trầu rượu hay heo gà, tiền bạc để tạ lỗi, có khi người ta lại dùng hình thức “đoái công chuộc tội “
với triều đình, hay quân ngũ chẳng hạn. 
 Theo HT Thích Thiện Hoa, hình thức lấy công chuộc tội cũng có cái hay, nhưng chưa hoàn hảo và còn thô thiển chấp kiến. Bởi nó chỉ áp dụng để đói phó với bên ngoài, chứ bên trong tội lỗi xảy ra ở nội tâm, thì khó có thể áp dụng hình thức nói trên. Đơn cử như có đạo dùng máu thú vật để xin rửa tội với thần linh. Có đạo chủ trương xuống tắm ở những sông, suối mà người ta cho là linh thiêng thì hết tội; có đạo lại đem phẩm vật để xin thánh thần tha tội; có đạo chủ trương khổ hạnh, ép xác như đánh đập thân mình, nhịn đói khát…để được giải thoát tội lỗi. Những cách chuộc tội như thế đều sai lầm mang mầu sắc mê tín.  Theo đạo Phật, tội lỗi thuộc về tâm lý, không có hình tướng rất vi tế. Vậy thì làm sao có thể lấy vật chất như nước, máu huyết phẩm vật hay xác thân làm sạch tội được. Cho nên Đức Phật dạy rằng: Tội lỗi do tâm của ta tạo ra, không ai có thể thưởng phạt được. Tội lỗi đã từ tâm tạo, thì cũng phải từ tâm mà diệt. Vậy chúng ta muốn hết tội, phải y theo những pháp sám hối  chân chánh của đạo Phật mà thực hành mới tiêu được nghiệp chướng vi tế.

Trong mười hạnh lớn của Bồ-tát Phổ Hiền thì sám hối là hàng thứ tư. Vậy có câu “Tứ giả sám hối nghiệp chướng”. Nghiệp chướng là nghiệp xấu ác, do mình tạo ra nay phải sám hối. Đó là pháp thâm sâu của giáo lý Đạo Phật.
 
Bài viết: "Ý nghĩa của việc Sám hối trong đạo Phật"
Nguyễn Đức Sinh - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

ý nghĩa của việc sám hối trong đạo phật y nghia cua viec sam hoi trong dao phat tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

phát triển tâm từ xin hay buoc ra khoi vong tron te nhat cua cuoc duc phat a vi thay cua nhieu the he dựng đúng thượng トO nguon goc cua kho dau tin tuc phat giao 大谷派 曹洞宗 寺院 bãªn thực hiện tinh thần từ bi nhan cho di va nhan lai VÃƒÆ liên trì cảnh sách phan mem kinh sach dien tu pha t gia o tieng viet Tháng tư một sắc mai hồng QuẠ西南卦 ý nghĩa lễ hội dâng y trong mùa vu lan định mệnh mot danh lam khong the bo qua khi du lich an do co ly 永平寺 人生是 旅程 風景 Khánh Hòa Tưởng niệm Tổ sư khai sơn 23 vì sao ta cứ mãi đam mê trong tình yêu Vận hỡi Bồi hồi nhớ bánh ú tro Chuyện ăn chay trường của nội 首座 Câu 無量義經 那耶 ï¾ å น ทานอ สป 築地本願寺 盆踊り duyên nghiệp nghi ve bai ke trong kinh kim cang giáo tu bi can cu tren sinh hoc va ly tri