Dâng có nghĩa là đưa lên một cách cung kính, tiếng Anh gọi là
Ý nghĩa dâng hương trong tâm linh người việt

“offering”. Và từ hương có nghĩa là mùi thơm, thông thường là một vật dùng đốt lên để cúng các đấng thiêng liêng, cũng được gọi là nhang và trầm, tiếng Anh là “incense”. Từ incense bắt nguồn từ ngôn ngữ Latin, và động từ incendere - có nghĩa là thắp cháy lên


Giới Thiệu 

1. Khói hương  trong tâm linh người Việt


Nghi thức dâng hương là tập quán mà hầu như mọi người dân Á châu bất kể lứa tuổi nào và sống ở nơi đâu đều biết đến. Nén hương đã đi vào đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam như một nét đẹp truyền thống, gần gũi và thiêng liêng. Dù không mê tín dị đoan, trong tâm thức mọi người Á Châu đều tin rằng nén hương khi đốt lên, cũng như một nhịp cầu vô hình nối kết hai thế giới hữu hình và vô hình với nhau. Tuy nhiên về mặt tâm linh, có người vẫn còn hiểu một cách mơ hồ, nhất là về ý nghĩa dâng hương theo truyền thống của ông bà. Thậm chí ngày nay có người còn không biết vì sao trong nhà mình có một bàn thờ với những pho tượng, hình ảnh Chư Phật Bồ Tát, thần thánh hoặc tổ tiên. Phải chăng có một “ông” Phật sống ở trên bàn thờ ?  

2. Định Nghĩa

Dâng hương là gì?


Dâng có nghĩa là đưa lên một cách cung kính,  tiếng Anh gọi là “offering”. Và từ hương có nghĩa là mùi thơm, thông thường là một vật dùng đốt lên để cúng các đấng thiêng liêng, cũng được gọi là nhang và trầm, tiếng Anh là “incense”.  Từ incense bắt nguồn từ ngôn ngữ Latin, và động từ incendere - có nghĩa là thắp cháy lên[1].   

3. Sự đặc biệt của nén hương đối với quê hương Việt Nam

Chuyện thắp hương trên bàn thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp giỗ chạp, lễ Tết. Ngày cuối năm đi mua sắm các thứ chuẩn bị cho Tết, không ai không mua vài nén hương về thắp cho ông bà, tổ tiên mình. Nén hương được thắp lên thì mọi người cảm thấy ấm lòng. Nén hương lúc này không còn là thứ hàng bình thường, mà nó đã trở thành một sản phẩm tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Cùng với những phong tục truyền thống khác, nén hương đã góp phần tạo nên và bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam[2]

Mùi hương là mùi thơm quen thuộc trong nhà hằng triệu triệu người Á châu - là mùi thơm đặc biệt của ngày đầu năm đi chùa lễ Phật. Chúng ta luôn bắt gặp những hình ảnh rất quen thuộc: những cụ ông, cụ bà, nam thanh, nữ tú, tay cầm hương khấn vái cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng, phúc lộc thọ khang ninh... Đây hoàn toàn không phải là hành động mê tín dị đoan, mà là một nét đẹp văn hóa được tồn tại từ rất lâu 

4. Lược sử về hình thức đốt nhang

Theo lịch sử ghi lại, việc đốt nhang bắt nguồn từ khoảng năm 3700 BC[3] (cách đây khoảng 5700 năm),  từ nước Ấn Độ [4]. Đến năm  618 AD  vào đời nhà Tần mới có một vị Tăng[5]  đem hương trầm qua Trung Quốc, từ đó hình thức đốt nhang được phát triển mạnh mẽ và hưng thịnh nhất vào đời nhà Minh, sau đó được phổ biến đến khắp các nước láng giềng. Có thể nói hình thức đốt hương phổ biến nhất ở Nhật Bổn, tại đây họ lại chế thêm nhiều cách đốt hương; sản phẩm quen thuộc nhất là nén trầm hình tròn đầu nhọn vào thế kỷ 17 [6],  ngày nay vẫn còn dùng. Nhiều tài liệu cho thấy việc đốt nhang đã có từ thời sơ khai. Trong các đền thờ của vua chúa Ai Cập (Ancient Egypt) có rất nhiều những hình vẻ hoặc hình chạm trên tường mô tả nghi thức này.

Ngày nay việc đốt nhang đã trở thành một tập quán trong các ngày lễ hội như Rằm tháng bảy, lễ Vu Lan, Vía Quán Thế Âm, ngày Tết hái lộc đầu năm, Phật đản, và những ngày quan trọng trong gia đình như cúng giỗ, đám tang, đám cưới, ăn tân gia… dùng để cúng những vị như Phật Bà Quán Âm, Đức Mẹ Mary, Ông Bà, Tam Tiên Ông: Phúc Lộc Thọ, Thổ Địa, Táo Quân, Thần Tài… 

5. Lợi ích và tác dụng của nén hương

Từ ngàn xưa, khi mới khám phá ra lửa, con người đã bắt đầu phát hiện ra một điều lạ lùng, đó là khi ngọn lửa cháy lên sẽ tỏa ra mùi thơm đặc biệt tùy theo vật liệu dùng để đốt[7]. Người ta đã biết dùng hương đèn để trị bệnh cho thân thể và cả bệnh tâm lý. Khi đốt hương đèn, khói hương nghi ngút tạo nên không khí thanh tịnh, ấm áp và trang nghiêm hoặc  tạo không khí trong sạch trong những căn phòng lạnh lẻo của người qua đời hoặc lâm trọng bệnh.  

Thông thường, người ta thắp nhang là để khẩn thiết cúi đầu mong tấm lòng thành kính của mình sẽ quyện theo làn khói thơm hướng về cõi thiêng liêng hoặc xông lên tận ngai vàng của Đức Chúa Trời hoặc một đấng nào khác. Do vậy trong kinh Phật mới có bài kệ:  

Nguyện đem lòng thành kính, Gởi theo đám mây hương.

Phảng phất khắp mười phương. Cúng dường ngôi Tam Bảo […] 


6. Khi thắp nhang nên thắp mấy nén?

Người Việt Nam đã quen chọn số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) lúc thắp nhang, nhưng cũng có trường hợp người ta đốt cả nắm nhang chứ không chú trọng vào ý nghĩa con số. Còn theo lý giải của nhà Phật cho rằng, số lẻ mang nhiều ý nghĩa linh thiêng hơn.

Con số 3 thì có nhiều quan niệm khác nhau:  đó có thể là

Tam bảo (Phật – Pháp – Tăng),

Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới),

Tam thời (Quá khứ – Hiện tại – Vị lai),

Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ)


Nén hương, cũng có thêm một ý nghĩa đặc biệt khác nữa, đó là thắp nhang để nhớ đến sự vô thường. Vô thường là từ Hán-Việt, tức là không vĩnh viễn - tất cả đều giả tạm, cho nên lúc nén hương tắt cháy thì cũng tượng trưng cho đời người tắt chắy, ngắn ngủi vô thường như thời gian của nén hương.. tàn tro của hương nhắc nhở chúng ta chớ để thời gian  trôi qua, uổng phí tháng ngày.  

7. Ý Nghĩa Dâng Hương trong nhà Phật và các tôn giáo khác

Trong nghi lễ Phật giáo, hương là một trong sáu lễ vật dâng cúng, gồm có: Hương, Hoa , Đăng , Trà , Quả , Thực  (Nhang, Bông, Đèn, Trà, Trái, Thức ăn). Tuy nhiên nhiều người không rõ về ý nghĩa sâu xa của việc cúng Phật nên  bày biện đủ thức ăn uống như yến tiệc, thật là phí của, phí công mà lại còn làm sai lạc ý nghĩa. Không lẽ Phật sẽ lên trên bàn thờ mà ăn từng trái táo, uống từng chung trà sao?

Theo quan niệm của Phật giáo, lòng thành thể hiện qua làn khói hương nghi ngút, không cần cỗ bàn yến tiếc tiệc thịt cá, heo quay linh đình… vì đúng ý nghĩa sự Cúng Phật thì chỉ nên dùng hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, trái tốt, nước trong là đủ.[8] Phật không phải ở trên bàn thờ, trong những pho tượng, mà là ở trong tâm của tất cả con người. Ngoài những nén hương dùng ngọn lửa nóng để đốt cháy lên, chúng ta còn có thể dùng đức tin của mình thắp lên những nén Tâm hương- tức là hương từ trong tâm. Bởi vậy mới có năm thứ hương dùng để cúng dường chư Phật: Giới hương, định hương, tuệ hương, giải thoát hương và giải thoát tri kiến hương.  

Không chỉ  Phật giáo, mà cả các tôn giáo khác như Thiên Chúa giáo cũng dùng hương trong các ngày lễ của mình. Người Thiên Chúa giáo xông hương trong các thánh lễ, trước bàn thờ, trước cuốn Kinh Thánh, mình Thánh, rượu Thánh và cả linh cửu của người đã mất[9]... Trước thời Chúa Giê-su (Jesus), những hương liệu như loại trầm frankincense có giá trị hơn cả vàng bạc châu báu[10]. Đó là vì cổ nhân tin rằng những loài cỏ cây thơm là do chư Thiên ban cho từ trên cao và đã thấm nhuần hương thơm của Đức Chúa Trời.

Có tài liệu ghi rằng, khi Chúa Giê-su giáng sinh, có ba vị vua đem ba thứ châu báu quý nhất trong nước thời đó để dâng lên cho ngài - đó là 1. Vàng, 2. Hương Trầm và 3. Dầu thơm đặc biệt từ rễ cây Myrrh. Điều này chứng tỏ hương trầm từ xa xưa vốn đã được xem như một vật quý giá thiêng liêng. Khói hương hòa vào không khí  khiến cho không gian vạn vật xung quanh  đều được thơm ngát, ví như tâm hành  “Tùy thuận chúng sinh” của các bậc Bồ tát Đại nhân vậy.  

Những tôn giáo khác như  Ấn Độ giáo (Hinduism) thì lại dùng hương để thư giản và tập trung hơi thở lúc ngồi Thiền. Trong khi đó, dạo Phù Thủy (Wiccanism) dùng hương để trở về với sức sống thiên nhiên để cảm thông với các vị nữ thần như Aphrodite. Trái lại, theo đạo Khổng (Confucianism) thì khói hương tượng trưng cho Đại Trượng Phu - chỉ bay lên chứ không bao giờ lặn xuống.   

Hương không có màu sắc nhưng luôn thơm ngát, như câu “Tự tại trong hành xứ, như chim giữa hư không, tìm dấu chân không thấy”[11].  Như mùi hương vô sắc phảng phất thơm lừng, bậc tĩnh lặng sống tự tại giữa đời, đem lại an lạc và lợi ích cho đời nhưng không lưu lại một dấu tích danh sắc nào trên bia ký. Rời khỏi cuộc đời, có chăng chỉ là một khoảng không gian ngát hương: mùi hương của loại hương bay ngược chiều gió! 

Ở nhiều vùng thuộc Nam Bộ, người ta còn thắp hương cho từng gốc cây, góc nhà với quan niệm mọi vật đều có đời sống tâm linh của nó, cũng như là để thần thánh, hoặc vong/ hương linh hút vàp sức lực để hiển linh. 

Một điều chúng ta phải cần ghi nhớ là mỗi lần dâng hương trước bàn thờ: không những dâng hương bằng tấm lòng thành kính của mình, mà còn phải có chánh niệm, tiếng Anh gọi concentration (sự tập trung). Nên cắm từng nén hương với hai tay và cắm cho ngay thẳng, tượng trưng cho tấm lòng ngay thẳng, mặc cho bão táp phong ba không hền dời đổi, giữ nguyên phong cách của ngừời quân tử tấm lòng trong sạch để lưu lại tiếng thơm với đời tỏa khắp nơi.

[1] http://tuvien.com/img/www.spiritualskyincense.com/history-of-incense.htm

[2] http://tuvien.com/img/www.quangduc.com/vanhoa/19tamlinhnguoiviet.html  

[3] www.incense4u.com/places/light/history_of_herbs.html

[4] http://tuvien.com/img/www.highprosper.com/eintro.htm

[5] (vô  danh) http://tuvien.com/img/www.asianartmall.com/incensearticle.htm

[6] http://tuvien.com/img/www.asianartmall.com/incensearticle.htm

[7] http://tuvien.com/img/www.ofspirit.com/margaretmcgoverne1.htm

[8] http://tuvien.com/img/www.quangduc.com/coban/25phpt01-7.html

[9] http://tuvien.com/img/www.quangduc.com/vanhoa/19tamlinhnguoiviet.html  

[10] www.ofspirit.com/margaretmcgoverne1.htm

[11] Kinh Pháp Cú


* Chân thành cám ơn ĐĐ Thích Tâm Khanh, ĐĐ Thích Thiện Ngộ  ,ĐĐ Thích Hạnh An, Cô Giáo Phạm Thị Hoa đã giúp đỡ cung cấp tài liệu và sửa lỗi  chính tả

  Tâm Lạc Trần Quý Anh

Về Menu

ý nghĩa dâng hương trong tâm linh người việt y nghia dang huong trong tam linh nguoi viet tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

66 câu phật học cho đời sống thêm Giç Thiền giúp giảm các bệnh đường ruột thái Chua CHùA dạo Giải mã việc bạn luôn lo lắng sợ hãi tho mang cua phat phap Phát tay phuong da tiep nhan dao phat nhu the nao đầu Tiếng A Nan hoà hẠu tham nguoi tu phat la nguoi tim ve nguon an lac giai truoc khi ly hon ban nen doc bai viet nay nhan qua hạch hành trình nhá biet va khong biet Ä hoãƒæ Bàn là m cau chuyen nguoi mu so cuoc CÃn thiç truyền ngoài không tranh là tịnh gió hoc phat đạo đức đối xử bình đẳng nét Mở thử chữa trị bệnh tâm thần bằng Nhà hàng chay Cỏ Nội cÃn thư gửi mẹ của con lời của một Luyện don giáo chùa kh kiều Suy nhược tinh thần làm tăng nguy cơ hoÃƒÆ Du xuân su linh ung nhiem mau cua cau than chu duoc su Hà Tĩnh Tưởng niệm Hoàng hậu Bạch 5 suc khoe ngoại Gio