Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra một điều là các chùa ở miền Nam thì các phật tử thường mặc áo tràng màu lam Trong khi đó, ở các chùa miền Bắc thì các phật tử lại thường mặc áo tràng màu nâu Vậy tại sao lại có sự khác nhau về màu sắc giữa màu áo tràng ở
Ý nghĩa màu áo tràng

Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra một điều là các chùa ở miền Nam thì các phật tử thường mặc áo tràng màu lam. Trong khi đó, ở các chùa miền Bắc thì các phật tử lại thường mặc áo tràng màu nâu. Vậy tại sao lại có sự khác nhau về màu sắc giữa màu áo tràng ở hai vùng miền như vậy? Và ý nghĩa của những màu sắc đó là gì?
Trước câu hỏi đó, Thượng tọa Thích Nhật Từ khi giải đáp thắc mắc của phật tử về vấn đề trên, cho biết: Màu sắc áo tràng là văn hoá pháp phục của đạo Phật, tùy thuộc vào phong tục tập quán văn hoá của quốc gia đó. Từ thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch cho đến thế kỷ thứ 19 ở nước Việt Nam, tất cả các tu sĩ và phật tử đều mặc áo tràng màu nâu. 

Màu nâu là màu văn hoá của Phật giáo Việt Nam. Người ta thường nói “màu nâu sòng” tượng trưng cho sự đạm bạc, nó có gốc rễ từ màu hoại sắc. Hoại sắc là khái niệm chỉ cho một loại màu hoà hợp giữa màu nâu, màu đỏ và màu đất. Các tu sĩ Phật giáo tại Việt Nam chọn lựa cái màu này để đời sống của mình trở nên giản đơn, không màu mè, không chạy đua, không hưởng thụ về chủ nghĩa hình tướng vốn không phù hợp với người tu.

 Miền Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam có khí hậu vào mùa lạnh thì cực lạnh. Do đó, việc chọn màu nâu thích hợp với mùa lạnh, không thích hợp với mùa nắng nóng vì màu nâu là màu hút nhiệt. Hơn nữa, những người nào có mồ hôi muối thì mặc áo tràng màu nâu lỡ 2, 3 ngày quên giặt thì toàn bộ muối đó sẽ tạo thành các vệt trắng ở sau lưng và trước ngực rất xấu. Và khi người khác nhìn thấy sẽ có cảm giác rằng họ là một người xuề xoà và bê bối. Từ chỗ đó mà các Tổ từ Huế cho đến Mũi Cà Mau vào cuối thế kỷ thứ 19 đã chọn màu lam là màu thích hợp với khí hậu nắng nóng ở miền Nam.

Màu lam cũng là một màu rất thanh cao, giản dị. Do vậy, người xuất gia áo pháp phục thường tức là áo cà sa đều là áo màu lam. Màu vàng chỉ sử dụng trên chùa qua các khoá lễ thuyết pháp giảng kinh và làm các công việc Phật sự. Màu nâu chỉ dành cho các tu sĩ khi đi ra ngoài đường. Màu lam dành cho các tu sĩ mới tập tu và các sư cô. Màu lam với áo tràng dành cho tất cả các Phật tử còn lại. Do đó, chúng ta thấy miền Bắc tiếp tục sử dụng màu nâu, miền Nam thì chọn màu mới là màu lam. 

“Đêm ta về đốt lửa
Chiêm nghiệm một đời thiền
Bóng áo nâu hòa quyện
Giữa mây trời thiên nhiên”


Dù áo tràng là màu lam hay màu nâu thì nó cũng chỉ là sự lựa chọn lệ thuộc vào văn hoá vùng miền của Việt Nam. Bên cạnh đó, nó cũng tùy vào sở thích của mỗi cá nhân. Vì thế, chúng ta không nên quá câu nệ, phân biệt mà nên tuỳ duyên, tuỳ theo hoàn cảnh mà lựa chọn cho mình màu áo tràng cho phù hợp.

 
Kim Tâm

Về Menu

ý nghĩa màu áo tràng y nghia mau ao trang tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

หล กการน งสมาธ Sự lo lắng của cha mẹ cũng lây Cách chế biến mứt cà chua táo chín đẻ thuê dưới góc nhìn của một tu sĩ 建菩提塔的意义与功德 萬分感謝師父 阿彌陀佛 Đánh thức cơ thể vào buổi sáng ấn Trung thu hoài ức và trăn trở åº 簡単便利 戒名授与 水戸 Chiếc bóng nguyện 念佛人多有福气 ï¾ Người thầy đầu tiên của con 曹洞宗管長猊下 本 giao bà kanadeva 度母观音 功能 使用方法 Cẩn thận khi dùng đũa sơn lang nghe con minh 7 thủ phạm gây ho 천태종 대구동대사 도산스님 ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう 霊園 横浜 仏壇 通販 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 迴向 意思 Tiểu sử Hòa thượng Kesaravinayo Maha tiê ng chuong mot phap 大乘方等经典有哪几部 欲移動 行願品偈誦 พนะปาฏ โมกข 墓の片付け 魂の引き上げ Gom lại niềm tin りんの音色 トo 四比丘 佛教蓮花 Tỉ tê với má Hoa lòng tặng mẹ ß Giải độc rau củ khi chế biến loai ï¾ ï½ 百工斯為備 講座 và diễu