Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra một điều là các chùa ở miền Nam thì các phật tử thường mặc áo tràng màu lam Trong khi đó, ở các chùa miền Bắc thì các phật tử lại thường mặc áo tràng màu nâu Vậy tại sao lại có sự khác nhau về màu sắc giữa màu áo tràng ở
Ý nghĩa màu áo tràng

Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra một điều là các chùa ở miền Nam thì các phật tử thường mặc áo tràng màu lam. Trong khi đó, ở các chùa miền Bắc thì các phật tử lại thường mặc áo tràng màu nâu. Vậy tại sao lại có sự khác nhau về màu sắc giữa màu áo tràng ở hai vùng miền như vậy? Và ý nghĩa của những màu sắc đó là gì?
Trước câu hỏi đó, Thượng tọa Thích Nhật Từ khi giải đáp thắc mắc của phật tử về vấn đề trên, cho biết: Màu sắc áo tràng là văn hoá pháp phục của đạo Phật, tùy thuộc vào phong tục tập quán văn hoá của quốc gia đó. Từ thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch cho đến thế kỷ thứ 19 ở nước Việt Nam, tất cả các tu sĩ và phật tử đều mặc áo tràng màu nâu. 

Màu nâu là màu văn hoá của Phật giáo Việt Nam. Người ta thường nói “màu nâu sòng” tượng trưng cho sự đạm bạc, nó có gốc rễ từ màu hoại sắc. Hoại sắc là khái niệm chỉ cho một loại màu hoà hợp giữa màu nâu, màu đỏ và màu đất. Các tu sĩ Phật giáo tại Việt Nam chọn lựa cái màu này để đời sống của mình trở nên giản đơn, không màu mè, không chạy đua, không hưởng thụ về chủ nghĩa hình tướng vốn không phù hợp với người tu.

 Miền Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam có khí hậu vào mùa lạnh thì cực lạnh. Do đó, việc chọn màu nâu thích hợp với mùa lạnh, không thích hợp với mùa nắng nóng vì màu nâu là màu hút nhiệt. Hơn nữa, những người nào có mồ hôi muối thì mặc áo tràng màu nâu lỡ 2, 3 ngày quên giặt thì toàn bộ muối đó sẽ tạo thành các vệt trắng ở sau lưng và trước ngực rất xấu. Và khi người khác nhìn thấy sẽ có cảm giác rằng họ là một người xuề xoà và bê bối. Từ chỗ đó mà các Tổ từ Huế cho đến Mũi Cà Mau vào cuối thế kỷ thứ 19 đã chọn màu lam là màu thích hợp với khí hậu nắng nóng ở miền Nam.

Màu lam cũng là một màu rất thanh cao, giản dị. Do vậy, người xuất gia áo pháp phục thường tức là áo cà sa đều là áo màu lam. Màu vàng chỉ sử dụng trên chùa qua các khoá lễ thuyết pháp giảng kinh và làm các công việc Phật sự. Màu nâu chỉ dành cho các tu sĩ khi đi ra ngoài đường. Màu lam dành cho các tu sĩ mới tập tu và các sư cô. Màu lam với áo tràng dành cho tất cả các Phật tử còn lại. Do đó, chúng ta thấy miền Bắc tiếp tục sử dụng màu nâu, miền Nam thì chọn màu mới là màu lam. 

“Đêm ta về đốt lửa
Chiêm nghiệm một đời thiền
Bóng áo nâu hòa quyện
Giữa mây trời thiên nhiên”


Dù áo tràng là màu lam hay màu nâu thì nó cũng chỉ là sự lựa chọn lệ thuộc vào văn hoá vùng miền của Việt Nam. Bên cạnh đó, nó cũng tùy vào sở thích của mỗi cá nhân. Vì thế, chúng ta không nên quá câu nệ, phân biệt mà nên tuỳ duyên, tuỳ theo hoàn cảnh mà lựa chọn cho mình màu áo tràng cho phù hợp.

 
Kim Tâm

Về Menu

ý nghĩa màu áo tràng y nghia mau ao trang tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

tang duy trì và trao truyền lời của đức Chuyện tu thiền ly kỳ nhưng có thực 曹洞宗 伝記 Phật giáo nÃƒÆ y song voi hai chu tuoi tre mười hay day con rang co tich khong chi la mot mau 05 chuong 5 chanh niem gáŸi con đừng học phật và tu phật phải CÃn thiền là sống tỉnh thức trong từng thương cho người ăn món chay giả Bạn đã ngủ đủ giấc chưa Muôn vẻ ăn chay cách sống để cuộc đời bạn tràn chua trung khanh 大法寺 愛西市 Nên ngâm dứa trong nước muối trước CÃƒÆ n cổ Tìm 寺庙的素菜 了凡四訓 三心 phật cần 横江仏具のお手入れ方法 乃父之風 hòa thượng thích thế long 1909 5 thói quen có hại cho sức khỏe người tu tap pham hanh lãå บวช phap bo bo phương thuốc kỳ diệu xử an de song Nhìn lá thu rơi phật giáo và những vấn đề thời đại Những đêm cùng Giác Ngộ online Thân Làm Đi bộ giúp tỉnh táo hiệu quả hơn hoÃÆ 禮佛大懺悔文 giå 能令增长大悲心故出自哪里