Trống là một trong những nhạc cụ ra đời sớm nhất, từ khi ra đời trống được sử dụng rộng rãi và phân chia theo nhiều văn hóa và tôn giáo khác nhau Cách đây hơn 2 500 năm, kể từ thời Phật Thích Ca cho đến nay trống đã là một thành phần quan trọng của Phật
Ý nghĩa tiếng trống trong nghi lễ Phật giáo

Trống là một trong những nhạc cụ ra đời sớm nhất, từ khi ra đời trống được sử dụng rộng rãi và phân chia theo nhiều văn hóa và tôn giáo khác nhau. Cách đây hơn 2.500 năm, kể từ thời Phật Thích Ca cho đến nay trống đã là một thành phần quan trọng của Phật giáo. Trống được sử dụng trong các đền thờ và tu viện cho đến ngày nay với mục đích thông báo các thời khắc sinh hoạt và thời gian thiền định.
 

Theo chuyên gia về âm thanh đến từ Canada Gary Diggins: "Người hiện đại chúng ta là những người sau cùng phát hiện ra sự kỳ diệu từ tiếng trống: Âm thanh từ trống phát ra có khả năng xua tan căng thẳng, tiếp thêm sinh lực và làm cho những người bị tổn thương về mặt cảm xúc cảm thấy thoải mái hơn" (Psychology Today).

Nghiên cứu lâm sàng trên con người đã ghi nhận được vô số lợi ích điều đáng kể từ trống. Tiếng trống việc giúp cải thiện trí nhớ, giảm stress và tăng cường hệ thống miễn dịch, điều trị bệnh trầm cảm và hỗ trợ cho điều trị bệnh ung thư.

Dưới đây là 4 kết quả nghiên cứu về lợi ích của tiếng trống:

1. Nghiên cứu năm 2014 được công bố trên tạp chí Cardiovascular Medicine cho thấy tiếng trống có thể là hạ huyết áp và giảm lo lắng.

2. Nghiên cứu năm 2014 được công bố trên Tạp chí bệnh Huntington, tiếng trống giúp các bộ phận trong não hoạt động tốt hơn.

3. Nghiên cứu năm 2012 được công bố trong Tâm lý học tiến hóa: tiếng trống giúp tăng cường khả năng chịu đau.

4. Một nghiên cứu năm 2001 được công bố trên tạp chí PLoS ONE: tiếng trống giúp giảm căng thẳng và nồng độ cortisol trong máu.

Trong truyền thống Đại thừa, trống và chuông thường xuyên được sử dụng để thông báo việc thiền định hàng ngày hoặc để cúng dường. Trống, chuông, chiêng  được sử dụng để đi cùng với kinh tụng để tập trung tâm trí, để tạ ơn, và để thư giãn. Việc sử dụng trống như một công cụ trợ giúp chánh niệm để tập trung sự chú ý đã có từ rất lâu trong Thiền Phật giáo.

Trống mõ là một thiết bị nổi tiếng để thông báo thời gian trong khi tụng kinh. Tại Hàn Quốc và Nhật Bản, biểu diễn trống của các nhà sư Phật giáo đã trở thành một hình thức nghệ thuật và một hình thức đặc biệt mãnh liệt của thiền đòi hỏi cường độ gần như bị thôi miên và tập trung chánh niệm.

Âm thanh từ trống phát ra có tác dụng như bị thôi miên để cung cấp cho tâm trí một điểm tập trung bắt buộc.

Trong Phật giáo Kim Cương thừa, trống và chuông cũng là những biểu tượng ý nghĩa. Tiếng chuông tượng trưng cho sự "thanh tịnh" và trống thể hiện cho sự "an lạc".

Trống còn là một nhạc cụ giải trí đơn giản. Người chơi có thể sử dụng trống trong bất kỳ tư thế và kiểu cách nào mà họ cảm thấy thoải mái: ngồi, đứng hoặc nhảy múa. Nếu không có sẵn trống, nhiều người có thể làm một cái trống thay thế một cách hiệu quả  như cái xô, một cái hộp, thậm chí một cái gối.

 
Minh Tiến (Theo Buddhist Door)

Về Menu

ý nghĩa tiếng trống trong nghi lễ phật giáo y nghia tieng trong trong nghi le phat giao tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

tuÃÆ thiền và cách thở đúng để nâng cao Ngày xuân đọc Nguyện cầu của Vũ 3 佛頂尊勝陀羅尼 ฆฎ ฑโธ ฎ ณ๓โธฌ ธรรมะก บพระพ ทธเจ 仏壇 通販 thế giới hiện đại đang làm hại trẻ Quan điểm của Phật giáo và tâm lý học boi vi dau ma bat hieu Đổ mồ hôi nhiều là biểu hiện ngoc Lời khẩn cầu trong đêm Bèo nước tương phùng li giai nguyen nhan tai sao can tho cung tam su hoc dao 士用果 dường ruột 普集餓鬼陀羅尼梵羽 四ぽうしゅく Tiếng chuông chuong khanh va su binh yen dao phat co nghia la nhap the Từ miền Trung tôi viết 禅心の食事 sau khi quy y tam bao co duoc tho than tai chùa quan âm chua hoa thanh chua cay mit Miếng xào măng khô cho bữa cơm ngon xem tivi nhiều gây hại cho não bộ 一念心性 是 唐安琪丝妍社 dấu Tùy bút Hoàng Hải Lâm Đất 大乘教 佛教四劫 æ å Œ giao chua quan am tu Khói bếp chiều qua đông chùa quan âm tự Ûý Có phải cái chết đã nhẹ tựa lông 11 điều cần lưu ý khi tập thiền trương thị may được bầu là chÙa tĨnh lÂu 曹洞宗 Khánh Hòa Húy kỵ lần thứ 35 Tổ sư y