Chúng ta phải nương hào quang ấy, khai phát ra, để trí huệ ngày càng sáng suốt, tham sân si ngày càng thưa mỏng, nghiệp chướng ngày càng tiêu trừ, những vọng tưởng điên đảo ngày càng giảm thiểu Lúc ấy, Bồ tát Địa Tạng sẽ xuất hiện, cửa địa ngục tham sân
Yếu nghĩa sâu xa của kinh Địa Tạng

Chúng ta phải nương hào quang ấy, khai phát ra, để trí huệ ngày càng sáng suốt, tham sân si ngày càng thưa mỏng, nghiệp chướng ngày càng tiêu trừ, những vọng tưởng điên đảo ngày càng giảm thiểu. Lúc ấy, Bồ tát Địa Tạng sẽ xuất hiện, cửa địa ngục tham sân si sẽ bị phá đổ. Mong rằng tất cả những người hữu duyên đều được lợi ích, và hãy y cứ vào đó tu hành, từ đây cho đến ngày viên mãn.

Tựa đề của kinh Địa Tạng cần giải thích trước tiên là “U minh Giáo chủ Bổn Tôn Địa Tạng Bồ tát Ma ha tát”. Có nghĩa đấng giáo chủ cõi U minh là Bổn Tôn Địa Tạng Bồ tát Ma ha tát. Thông thường, chúng ta tin có một vị Bồ tát tên Địa Tạng, Ngài cầm trong tay phải một cây tích trượng và tay trái một hạt minh châu. Ngài xuống địa ngục làm giáo chủ, dùng tích trượng đập phá cửa địa ngục để cứu vớt chúng sanh, nếu chúng sanh chí thành niệm danh hiệu của Ngài. Nhưng liệu chúng ta tin một cách thật thà như vậy có đúng không? Đó là điều đáng nói.


Chúng ta nên biết, cách sử dụng từ ngữ trong kinh điển thật hết sức sát nghĩa và rõ ràng: “Bổn” là Bổn tâm. “Tôn” là tôn quý, “Địa” là tâm địa, “Tạng” là Như Lai tạng. Như vậy, chỉ có Bổn tâm mới là tôn quý nhất, đó là kho Như Lai tạng tâm địa; chỉ có Bổn tâm mới làm chủ được cõi u minh, tức làm chủ cõi địa ngục tham sân si của chính mình.

Địa ngục chính là địa ngục tham sân si, vì chúng sanh khổ là do tham sân si mà khổ. Và khi có tham sân si đầy dẫy trong tâm, phiền não dấy khởi, thì cái gì mới phá được cửa địa ngục này? Dĩ nhiên phải là Bổn Tôn Địa Tạng của chính mình vậy. Quan trọng là mình phải nhận ra được Bổn Tôn Địa Tạng – nghĩa là tự tánh Như Lai tạng tâm địa, cái cực tôn cực quý, hoặc nói gọn như trong kinh Niết Bàn, nhận lại Phật tánh của mình, thì mình mới có thể đập phá được địa ngục tham sân si và cứu giúp chúng sanh muôn loài.

Nếu đọc các kinh điển Đại thừa, chúng ta sẽ thấy trong kinh dùng rất nhiều ngụ ngôn ngụ ý, ám chỉ nghĩa lý sâu xa huyền diệu. Cho nên, khi chúng ta quá chấp nê vào chữ nghĩa, hiểu những hình ảnh lung linh được diễn tả trong đó một cách quá thật thà, thì chúng ta sẽ khó lãnh hội được ý kinh. Mà không lãnh hội được ý kinh thì không thể nào hiểu được bản ý của Đức Phật.

Kinh Địa Tạng không phải là thật giáo – nghĩa là chỉ thẳng, mà thuộc quyền giáo – nghĩa là quyền biến phương tiện, tức phải tạm dùng cái sự tướng lung linh huyền diệu đó để hiển bày lý tánh tuyệt đối kia. Khi muốn trỏ một cái thật, nếu dùng lý lẽ diễn đạt một cách chi li, thì dễ làm phát sinh những khái niệm từ thức tâm phân biệt, sẽ khó đi thẳng vào chân lý cứu cánh. Chẳng hạn như kinh Pháp Hoa, các dụ về Cùng tử, về tháp Đa Bảo, về Như Lai thọ lượng...

Muốn nói lên điều gì? Rõ ràng, các hình ảnh ấy đều nhằm kích thích trực giác hết. Kinh Địa Tạng ở đây cũng vậy, Bồ tát Địa Tạng và cõi U minh được diễn tả cũng chỉ là dùng sự để hiển lý.

Đức Phật thường được các hàng đệ tử xưng tán là “Như Lai biết nghĩa, biết pháp, biết trình độ, biết thời cơ và biết chúng hội”. Sự thuyết pháp của Phật căn cứ vào ba yếu tố: thời, xứ và vị – nghĩa là thời gian nói pháp, nơi chốn nói pháp và đối tượng nghe pháp. Vì vậy, Phật không nói pháp nào chỉ có ý nghĩa một chiều.

Có khi Ngài nói pháp thấp cho hàng căn cơ kém; có lúc Ngài nói pháp vừa cho hàng trung căn; cũng có khi lại nói pháp cao, rốt ráo cho hàng căn cơ bậc thượng. Cho nên, nhiều khi trong kinh điển chúng ta thấy có vẻ mâu thuẫn nhau, nhưng kỳ thực, đó là do tùy duyên hóa độ. “Nhất thiết tu đa la giáo như tiêu nguyệt chỉ”, tất cả kinh điển như ngón tay chỉ mặt trăng, chúng ta phải nương ngón tay để thấy mặt trăng, nghĩa là phải nương vào văn tự trong kinh để khéo thầm hội được chân lý.

Đối với kinh Địa Tạng, nếu chúng ta hiểu một cách thật thà và mê tín rằng, Địa Tạng là một vị Bồ tát có hình tướng rõ ràng, và có một cõi địa ngục thật sự, thì chúng ta đã chấp ngón tay là mặt trăng, chúng ta sẽ ỷ lại vào tha lực, tin tưởng vào thần quyền, rồi vô tình bài bác lý nhân quả. Nếu thật sự có một Bồ tát Địa Tạng đủ khả năng đập phá cửa địa ngục, thì chúng ta khỏi cần tụng kinh, tọa thiền hay tu Bát quan trai, chỉ cần một lòng cầu Bồ tát, chờ đến lúc chết sẽ có Ngài đến cứu.

Như vậy thì, tinh thần ai ăn nấy no – ai uống nấy hết khát có còn đâu? Nhân nào quả nấy cũng không có ý nghĩa. Đức Phật ra đời cũng vô nghĩa luôn. Nhưng thật ra, vì sao chúng ta phải nỗ lực tu hành? Nếu chúng ta không cải ác phục thiện, không dứt trừ các nghiệp ác nơi thân, khẩu, ý, thì có vị Bồ tát nào cứu vớt mình được? Ví dụ trong một lớp học, ông thầy đem hết khả năng để dạy một cách công bằng, nhưng có thể nào thầy làm toàn bộ học trò đều giỏi đồng đều như nhau không?

Chủ ý của thầy là dạy hoàn toàn bình đẳng, nhưng kết quả học tập lại tùy thuộc trí thông minh, sự siêng năng cần mẫn, hoàn cảnh gia đình của mỗi học trò. Cũng như thế, chư Phật và chư Bồ tát không phải hoàn toàn không có tha lực đối với chúng sanh, nhưng tha lực của các Ngài chỉ là sức trợ duyên mà thôi.

Đức Phật ra đời, khai thị cho chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến, nhưng khai thị mà chúng sanh có ngộ nhập được hay không là do ở mỗi chúng sanh. Nếu Phật có thể ban cho chúng sanh cái tri kiến Phật ấy, thì chúng sanh đâu cần tu, và tinh thần “Tự thắp đuốc lên mà đi” hóa ra vô nghĩa. Cho nên, nếu có suy nghĩ một chút, ta sẽ thấy, mọi kinh điển đều nhằm kích thích trực giác để ta nhận ra cái Bổn Tôn Địa Tạng, rồi tự nỗ lực để cứu chính mình ra khỏi sinh tử luân hồi.

Trước khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập diệt ở rừng Ta La Song Thọ, Ngài đã tuyên bố rất rõ : “Các ông hãy tự thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với chánh pháp”. Nếu chúng ta không tự thắp đuốc lên mà đi, cứ trông cầu nơi Phật, Bồ tát, thì chúng ta đã rơi vào thần quyền mất rồi, Đức Phật đã trở thành một vị thần linh rồi! Và nếu chúng ta thần thánh hóa các Ngài, các Ngài sẽ bị giảm giá trị; giáo lý của Đức Phật cũng bị đánh mất tính thực tiễn, tính khoa học và tính nhân bản, là nền tảng giá trị và đạo đức muôn đời của Đạo Phật.

Cho nên, sự học Phật của chúng ta, mỗi mỗi phải y cứ vào tinh thần “tự mình thắp đuốc”, vốn là kim chỉ nam cho mỗi người con Phật, dù là xuất gia hay tại gia. Chúng ta cần biết rằng, khi luận đến nghĩa lý sâu xa của kinh điển Đại thừa, thì khi nói đến chúng sanh, phải hiểu là chúng sanh tâm, bởi vì ngoài tâm không có chúng sanh. Kinh Hoa Nghiêm có nói, tâm như người thợ vẽ, vẽ ra mỗi ngũ uẩn của chúng ta.

Mỗi thân ngũ uẩn được tác tạo do vọng tâm, nói cách khác là do nghiệp lực. Như vậy, nói đến chúng sanh chánh báo, đó là chúng sanh tâm, còn hoàn cảnh y báo cũng không ngoài tâm mà có. Ở đây cũng vậy, chúng ta phải luôn luôn quay trở về bản tâm của chính mình thì mới hiểu được ý kinh. Chúng sanh bị đọa địa ngục, đó là chúng sanh tâm bị đọa lạc vào địa ngục tham sân si phiền não.

Muốn giải phóng chúng sanh tâm, phải dùng tự tánh Địa Tạng của chính mình. Nếu chúng sanh là chúng sanh tâm, thì Phật cũng là Phật tâm, ngoài tâm không có Phật; nếu địa ngục là địa ngục tự tâm, thì Địa Tạng tất nhiên cũng là Địa Tạng tự tâm vậy. Cho nên, có thể nói, không thể nào lìa tâm để tu hành, không thể nào lìa tâm mà giải thoát.

Đây là điều chúng ta phải hết sức lưu ý. Chúng ta tu là tu tâm của chúng ta, nếu thanh tịnh cũng là thanh tịnh cái tâm; khi giác ngộ là giác ngộ tự tâm, cho đến lúc thành đạo cũng là thành tựu lại cái bản tâm ấy. Ngoài tâm sẽ không có cái gì cả. Đó là chỗ y cứ của tất cả kinh điển Đại thừa.

Thông thường, nếu hiểu theo sự tướng, thì quy y Phật là trở về nương tựa nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, quy y Pháp tức quy y giáo pháp của Ngài, và quy y Tăng nghĩa là quy y những Tăng sĩ tu hành thanh tịnh. Nhưng nếu hiểu theo tinh thần của Lục Tổ Huệ Năng, hoặc của các kinh điển Đại thừa, thì quy y Tam bảo tức là Tam bảo tự tâm: Phật là tánh giác của chính mình, Pháp là chánh kiến sẵn đủ nơi tự tâm, Tăng chính là bản tâm thanh tịnh (Phật là Giác, Pháp là Chánh, Tăng là Tịnh).

Hiểu như thế mới trọn vẹn cả sự và lý, chứ nếu chỗ quy hướng lại ở bên ngoài, đó chính là ngoài tâm cầu Phật - tức là ngoại đạo. Bởi Phật là Phật tâm, mà trở về với tự tánh Địa Tạng là một sự quy y lớn. Chính vì sự quy y này mà cả ba đời Như Lai đồng kính ngưỡng, và mười phương Bồ tát mới trọn trở về nương tựa. Chúng ta sẽ khảo sát điều này kỹ hơn khi đọc đến đó.

Trở lại từ đầu: Chúng ta nên biết, bài tựa xưng tán Bổn Tôn Địa Tạng chính là cương lĩnh, là kim chỉ nam, là tổng quan của toàn bộ bản kinh. Cho nên, nếu hiểu rõ được bài tựa này, ta sẽ hiểu được toàn bộ bản kinh không khó :

“Dốc lòng cung kính lễ Giáo chủ cõi U minh
Là Bổn Tôn Địa Tạng Bồ tát Ma ha tát”

Cung kính lễ mà dốc lòng, có nghĩa là toàn tâm toàn trí cung kính lễ. Giáo chủ cõi U minh tức là bản tâm thanh tịnh của chính mình. Như vậy, đây là một sự quy y trở về với Bổn Tôn Địa Tạng của mình.

“Cúi đầu kính lễ Đấng Giáo chủ đại từ bi
Giống như đất bền chắc, sâu dày, rộng chứa khắp”.

Đất ở đây có nghĩa là đất tâm. Đất tâm rất kiên cố, không có gì công phá được, hủy diệt được. Tâm địa kiên cố là đức tính thứ nhất của Bổn Tôn Địa Tạng. Đức tính thứ hai là sâu dày. Chúng ta thấy, biển sâu cách mấy cũng có thể dò được, nhưng làm sao dò được tâm? Tâm không có hình tướng, kích thước, rút lại thì trên đầu mũi kim, bủa ra thì trùm khắp pháp giới; cho nên gọi là sâu dày. Đức tính thứ ba là rộng chứa khắp. Phật dạy: Bổn tâm của mỗi chúng sanh thật bao la không ngằn mé, nếu đem hư không so với bổn tâm, cũng như hòn bọt ví cùng biển cả.

Chúng ta dám nhận mình có Bổn Tôn Địa Tạng không? Nếu chúng ta không dám nhận, thì như kinh Pháp Hoa nói, chúng ta là những cùng tử xin ăn đầu đường góc chợ, con của trưởng giả mà cứ chịu lang thang. Lẽ ra, biết rõ cha mình rất giàu có, vàng bạc kho lẫm dẫy đầy, chúng ta phải trở về thọ hưởng gia tài của cha. Cũng như thế, chúng ta có Bổn Tôn Địa Tạng kiên cố, sâu dày, rộng chứa khắp này, mà lại cô phụ tánh linh của chính mình, rồi trôi giạt trong sáu đường ba cõi. Đó là cái bi kịch của kiếp người.

Tiếp theo, khi tán dương đúng mức công đức của Bổn Tôn Địa Tạng rồi, thì bắt đầu những hình ảnh lung linh huyền diệu:

“Thế giới phương Nam bủa mây hương,
Mưa hương, mây hoa và mưa hoa,
Mưa báu, mây báu nhiều vô số,
Ứng hiện điềm lành khắp trang nghiêm”.

Phương Nam là cõi Nam Thiệm Bộ Châu, tức cõi Diêm Phù Đề này. Thế giới lúc này không những có mây hương mà còn có mưa hương, mây hoa, mưa hoa, và cả mưa báu, mây báu nhiều vô số nữa. Chúng ta có tin rằng, trong cõi Ta-bà này mà có mây hương mây hoa không?

Nếu chúng ta tin trong đãy da hôi thối này có hòn ngọc như ý, trong lò lửa vô thường này có hoa sen nở, thì sẽ tin có những điềm lành ấy ứng hiện. Nói theo tinh thần kinh Hoa Nghiêm, khi nhận được bổn tâm, liền tức khắc tất cả các pháp đều trở thành những phẩm vật trang nghiêm. Có nghĩa là, khi một người nhận ra bổn tâm của chính mình, tức khắc tất cả pháp đều trở thành thị giả cho vị ấy. Bởi vì “Tất cả pháp đều từ tâm sanh”. Mê thì tất cả toàn mê, mà khi giác thì “Nhất thiết pháp giai thị Phật pháp”, tất cả pháp đều là pháp Phật, cõi Ta-bà liền tức khắc trở thành Tịnh độ.

“Trời Người hỏi Phật: là nhân gì?
Phật bảo: Địa Tạng Bồ tát đến”.

Khi thấy ứng hiện những điềm lành, trời người trong chúng hội đã hỏi Phật, đó là do nhân duyên gì? Phật trả lời, Bồ tát Địa Tạng đến. Nếu hiểu theo sự, chúng ta tưởng có một vị Bồ tát Địa Tạng, tay cầm tích trượng và ngọc minh châu đi đến. Nhưng nếu theo lý, phải hiểu rằng, Bổn Tôn Địa Tạng xuất hiện nguyên hình, cái nguyên hình mà từ vô thủy đến vô chung chúng ta đều có mà lại quên đi.

Đó là cái tâm thanh tịnh, cái tâm giác ngộ ứng hiện ra bên ngoài thành cái thấy, nghe, hay, biết của chúng ta. Nếu nhìn các pháp mà chúng ta không có một chút vọng tưởng điên đảo nào hết, thì Bồ tát Địa Tạng hiện tiền, các pháp đều trở thành vi diệu. Nếu nói theo tinh thần kinh Pháp Hoa, là khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến; còn theo kinh Địa Tạng, đó là khai thị cho chúng sanh nhận ra cái Bổn Tôn Địa Tạng của chính mình. Đây là mục đích duy nhất của chư Phật khi ra đời. Nếu hiểu được nghĩa lý thâm sâu của sự kiện Bồ tát Địa Tạng xuất hiện, chúng ta sẽ sáng tỏ được hai câu kế tiếp:

“Ba đời Như Lai đều kính ngưỡng,
Mười phương Bồ tát trọn quy y”.

Hiểu theo sự, chúng ta sẽ thấy vô lý. Phật làm sao kính ngưỡng Bồ tát là vị có trình độ giác ngộ, trình độ tâm linh kém hơn? Cho nên, chúng ta phải hiểu theo nghĩa lý thâm sâu của nó. Kinh Bát nhã đã nói: Bát Nhã là mẹ chư Phật mười phương ba đời. Bát nhã là chánh nhơn tu hành của Bồ tát, là nguồn cội của tất cả mọi sinh linh hữu tình.

Nếu hiểu Bát nhã như vậy, mới hiểu được vì sao Địa Tạng lại được ba đời Như Lai kính ngưỡng. Bồ tát Địa Tạng ở đây là bản tâm của chính mình, mà bản tâm thì ở chư Phật, Bồ tát đều bình đẳng như nhau. Phật – Phật đồng đẳng ở bản tâm. Phật ngộ là ngộ tâm, chứng là chứng tâm. Đã ngộ tâm chứng tâm, thì chư Phật kính ngưỡng bản tâm là điều hợp lý.

“Nay con đầy đủ nhân duyên lành
Tán dương công đức chân thật của Địa Tạng”.

Tán dương mà hiểu được Địa Tạng là bản tâm thanh tịnh của chính mình, thì mới là tán dương chân thật, mới gọi là đầy đủ nhân duyên lành.

“Ngài là hiện thân của từ bi, của mọi điều lành.
Ngài thệ cứu độ tất cả chúng sanh”.

Từ bi có ở ngoài tâm không? – Từ bi là ở nơi tâm, là dụng của tâm, nên nói Ngài là hiện thân của từ bi. Làm tất cả mọi điều lành, tạo bao nhiêu công đức cũng không ngoài tâm để tạo, nên nói Ngài là hiện thân của mọi điều lành. Và theo lời nguyện của Ngài: “Địa ngục vị không thệ bất thành Phật, chúng sanh độ tận phương chứng Bồ đề”. Khi độ sạch hết chúng sanh tâm vào vô dư Niết bàn, theo tinh thần kinh Kim Cang, thì mới triệt chứng Bồ đề. Nếu còn một chúng sanh tâm, nghĩa là địa ngục chưa hoàn toàn trống, thì chưa thành Phật được.

Bây giờ nói đến biểu tướng của Ngài Địa Tạng:

“Tích trượng cầm trong tay, mở toang cửa địa ngục.
Trên tay có hạt minh châu, lóng lánh ánh sáng soi khắp đại thiên thế giới”.

Đây là một hình ảnh lung linh huyền diệu nữa. Chúng ta thấy, tích trượng của Ngài có bốn cái vòng, đó là tượng trưng cho Tứ đế, có mười hai khuy, tượng trưng Mười hai nhân duyên. Ngài cầm tích trượng trong tay có nghĩa quán triệt được Tứ đế và Thập nhị nhân duyên. Tích trượng cũng tượng trưng ý chí kiên cường, khi có đủ ý chí đại hùng đại lực, mới mở toang được cánh cửa địa ngục tham sân si của tự tâm.

Hạt minh châu lóng lánh tức hòn ngọc như ý, tượng trưng bản tâm thanh tịnh, có ánh sáng soi khắp đại thiên thế giới, nghĩa là tính thường chiếu của tâm, soi sáng cùng khắp. Do đó khi tỏ được lý Tứ đế và Thập nhị nhân duyên, rồi nhận ra bản tâm thanh tịnh, thì đủ sức phá tan địa ngục tham sân si trong tự tâm, đạt đến cứu cánh giải thoát.

“Ngài chính là Diêm Vương trên điện”.

Diêm Vương là vị vua xử tội chúng sanh ở âm phủ, tại sao Bồ tát Địa Tạng lại là Diêm Vương? Nếu ai làm việc phạm pháp hay tạo tội ác, dù đôi khi giấu được mọi người, trốn tránh được pháp luật, nhưng không thể giấu được tòa án lương tâm của mình. Như vậy, chính lương tâm, lương tri, tức Bồ tát Địa Tạng, là Diêm Vương xử tội cho chính mình. Mình vừa khởi một niệm ác, niệm ấy liền in vào A-lại-da thức, thành nghiệp ác.

“Ngài chính là gương nghiệp trước đài”

Nghiệp giống như gương soi, Hồ đến hiện Hồ, Hán đến hiện Hán. Khi bản tâm thanh tịnh, các pháp hiển bày thể tánh; khi còn vô minh, nghiệp in vào A-lại-da thức như vật hiện trong gương, lưu ảnh trước đài. Như vậy, tạo tội là do mình, tạo phước cũng do mình, chúng ta từ đây trở đi có dám tạo tội nữa không? Bởi chính mình vừa là gương nghiệp, vừa là Diêm Vương, thì trốn đâu cho khỏi? Sự tu hành rất là sòng phẳng, có phải vậy không?

“Vì chúng sinh cõi Nam Diêm Phù Đề
Bậc giáo chủ chứng minh mọi công đức”

Tự tâm của mình sẽ chứng minh mọi công đức cho mình. Chúng ta thấy, chính tâm là nguồn cội của mọi công đức, mà cũng là gốc rễ của tội lỗi; chính tâm là căn bản của giải thoát sinh tử, mà cũng là gốc của luân hồi.

“Nay thành tâm kính lễ
Đại bi, Đại nguyện, Đại thánh, Đại từ
Bổn Tôn Địa Tạng Bồ tát Ma ha tát”.

Xin được nhắc lại, Bồ tát Địa Tạng nếu nói về lý, là một nhân vật tượng trưng, ngầm chỉ cái cực tôn quý sẵn có nơi mỗi chúng ta. Cho nên, khi đến chùa đảnh lễ Bồ tát Địa Tạng, nên nhớ đến Địa Tạng tự tâm của chính mình. Chỉ có Địa Tạng này mới đủ năng lực phá đổ tường thành vô minh và cứu vớt mình khỏi địa ngục tham sân si tối tăm. Cái gọi là thiên đường không có ở ngoài tâm, địa ngục cũng không ngoài tâm mà có.

Tâm như người thợ vẽ, tạo hoàn cảnh chánh báo và y báo của mỗi chúng sanh, tạo nên tất cả sự vật trên thế gian, tạo cả sáu đường ba cõi. Cho nên, người ngộ được tâm và sống viên mãn với tâm, người đó được gọi là Phật. Phật là giác, nghĩa là giác cái tâm sẵn đủ ở mình, chúng sanh si mê nên thọ khổ, cũng là thọ khổ nơi tự tâm; Bồ tát Địa Tạng cứu độ chúng sanh cũng phải là chúng sanh tâm.

Đức Phật thuyết kinh lúc nào cũng có sự và lý, sự dùng những hình ảnh để làm phương tiện, lý nhằm hiển bày cái chân lý cứu cánh kia. Có nhiều người đọc kinh điển Đại thừa, lại chấp vào sự mà không hiểu lý, nên dễ rơi vào “mê tín Đại thừa”. Vì vậy, chúng ta phải khéo tư duy, khéo thâm nhập, mới thấy cái thú vị của kinh. Nếu không, sẽ thấy kinh có vẻ lạc lõng, không phù hợp với thời đại khoa học hiện giờ.

Thực ra, cảnh giới của một người đã giác ngộ rất khác với người thường: Tất cả sự vật tầm thường đều đứng lên diễn bày Phật pháp, như kinh Di Đà đã nói, tiếng suối reo, tiếng chim hót đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Tất cả pháp luôn luôn mời gọi, nhưng vì chúng ta không lắng tâm lại để nghe, mãi chạy theo những vọng tưởng lăng xăng điên đảo, nên không biết rằng tất cả tiếng đều là tiếng Phật. Trên mặt đất hiện thực của cuộc đời này, nếu tâm ta thanh tịnh, ta sẽ thấy nơi nào cũng có bảy báu, nước nào cũng là nước tám công đức, ở đâu cũng là cõi Cực lạc.

Tất cả pháp đều hướng từ nơi tâm, tất cả cảnh giới đều do tâm lượng mà biến hiện. Ví dụ, chỉ là một dòng sông, nhưng đối với loài người thì đó là nước để sử dụng; đối với loài cá, là thế giới cho chúng bơi lội sinh sống, là không khí cho chúng thở; đối với loài ngạ quỷ, lại thấy đó toàn là máu; còn đối với chư Thiên, thì do phước nghiệp nên các vị thấy là lưu ly pha lê trong suốt. Như vậy, dòng sông đã lên tiếng tùy tâm lượng của mỗi chúng sanh. Cho nên, cõi Tịnh độ hay thế giới Ta-bà cũng ở tại đây, thiên đường hay địa ngục cũng tại đây hết.

Trong sự học Phật, nếu hiểu được kinh điển theo tinh thần lý sự viên dung như thế, ta sẽ cảm thấy rất tự tin, không sống theo sự mong cầu và ỷ lại vào tha lực. Tự nhiên sẽ hợp với lý nhân quả, với lời Phật dạy “Tự thắp đuốc lên mà đi”. Không ai có thể ăn uống giùm, sống giùm cho ai. Nếu tự do tạo nghiệp ác rồi cầu nguyện Bồ tát Địa Tạng, tin rằng Bồ tát có thể cứu mình, thì ý nghĩ đó hết sức sai lầm và tai hại, đó hoàn toàn không có chánh kiến và chánh tín.

Ở đây, chúng ta cũng cần nhận định cho rõ, địa ngục không phải hoàn toàn không có. Địa ngục là địa ngục tự tâm, nhưng đó cũng là cảnh giới do nghiệp cảm đồng phận của chúng sanh. Nghiệp ác giống nhau sẽ chiêu cảm một cảnh giới như nhau. Ví dụ, Phật và Bồ tát thấy cõi người là cảnh huyễn mộng, không thật; nhưng chúng ta vẫn thấy đây là thật, do nghiệp người của tất cả chúng ta, chưa giải thoát được sinh tử. Tương tự, cảnh giới địa ngục không có thật đối với các bậc giác ngộ, nhưng vẫn là thật đối với những chúng sanh tạo tội.

 thế gian cũng thế, những người cùng một nghiệp thường có khuynh hướng cùng tụ tập với nhau ở một môi trường, một cảnh quan tương ứng: kẻ trộm cướp vào tù, những người ham tu cùng nhau đến chùa tụng kinh, nghe pháp.

Tóm lại, địa ngục nghĩa là tham sân si phiền não của chúng sanh. Địa ngục cũng chính là cảnh giới của ba nghiệp ác, từ thân khẩu ý phát sinh ra. Địa ngục là sự tối tăm ám chướng, là sự mê muội trong tâm thức của mỗi người. Đó chính là địa ngục tự tâm.

Phật nói kinh Địa Tạng là cốt cảnh tỉnh tất cả chúng ta dẹp bỏ tham sân si nơi tự tâm, tu tập ba nghiệp lành nơi tự tâm, rồi dứt nghiệp cũng nơi tự tâm và giải trừ vô minh tăm tối cũng nơi tự tâm. Cuối cùng trở về với Bổn Tôn Địa Tạng của chính mình. Đó là cương lĩnh của toàn bộ kinh Địa Tạng.

Về phần chính văn trong bản kinh, đề nghị chúng ta đọc kỹ và hiểu theo nghĩa lý sâu mầu của kinh. Rồi sẽ thấy kinh nói chuyện với mình nhiều điều hết sức mới mẻ, mầu nhiệm. Khi hiểu rõ ý kinh, sự trì tụng mới đầy đủ ý nghĩa, đời tu của chúng ta mới đúng theo quỹ đạo tu hành; nếu không, chúng ta có thể rơi vào đường tà, vào mê tín, thì uổng một đời làm đệ tử của Đức Phật. Chúng ta là đệ tử Phật, tắm mình trong ánh hào quang của Phật, hào quang ấy là trí tuệ Phật tâm sẵn đủ của chính mình.

Chúng ta phải nương hào quang ấy, khai phát ra, để trí huệ ngày càng sáng suốt, tham sân si ngày càng thưa mỏng, nghiệp chướng ngày càng tiêu trừ, những vọng tưởng điên đảo ngày càng giảm thiểu. Lúc ấy, Bồ tát Địa Tạng sẽ xuất hiện, cửa địa ngục tham sân si sẽ bị phá đổ. Mong rằng tất cả những người hữu duyên đều được lợi ích, và hãy y cứ vào đó tu hành, từ đây cho đến ngày viên mãn.

Bài viết Yếu nghĩa kinh Địa Tạng
Tác giả: Thích Thông Huệ - Vườn hoa Phật giáo 


Về Menu

yếu nghĩa sâu xa của kinh địa tạng yeu nghia sau xa cua kinh dia tang tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

cua cuoc doi duc phat thich ca qua nhung van tho 印光法师嘉言录和菁华录 仏壇の線香の位置 描写发型的句子 hai cau chuyen y nghia ve dung khi va su kien tri dòng Nam chi 曹洞宗 御禅会 参加方法 簡単便利戒名授与水戸 học phật dễ Ð Ð Ð trà n nang tín bún බබ ට නමක truyện Giỗ nam co nen tho ca chua va phat tren mot ban tho khong Bão về Thương những bờ vai 了凡四訓三心 ะกะพถพ æ ²æ¼ หลวงป แสง Ûý vien mÙng thinh tuong dong bon su lon nhat viet nam len san khởi 写経 dao duc doi xu binh dang net dep lam nguoi 因地不真果招迂曲 dao duc gia dinh dang bi xuong cap dao duc nhan qua trong doi song xa hoi 履职总结 八卦山圖書館 å žå æ dao duc phat giao va gioi luat cho nguoi tai gia 2015 dao duc trong nep song nguoi phat tu dao duc va van hoa tu than hiện dao duc ve su kiem che dao duc vuot khoi ton giao dao hanh dao hieu trong van hoa viet nam