Kinh Điển - Kim Cương Kinh Giảng Nghĩa.

 

 

KIM CƯƠNG KINH GIẢNG NGHĨA 

 

Người giảng: GIANG VỊ NÔNG Cư Sĩ

Người dịch: ÐỒ NAM Lão nhân

--- o0o ---

 

 

Mục Lục

 

Quyển 1:  Bát nhã cương yếu

Quyển 2:  Biệt giải văn nghĩa

Quyển 3:  Suy mở vô trụ để khai giảng

Quyển 4:

Quyển 5: 

 

 

 

 

Lời nói đầu của dịch giả 

Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật là một bộ kinh hoằng dương rất thịnh, phổ biến rất rộng trong các kinh điển đại thừa. Từ xưa đến nay không những các vị tăng trụ trì ở nơi chùa chiền, am viện đều tụng hằng ngày, mà ngay đến các thiện nam tín nữ, bạch y cư sĩ cũng lấy cuốn kinh nầy làm công khóa để tụng đọc. Ngặt vì nghĩa lý của bát nhã rất sâu kín, rất nhiệm mầu, mà lời Phật thuyết trong kinh thì lại rất ngắn, rất gọn, nên kẻ tụng đọc, nghiên cứu kinh nầy, muốn hiểu rõ nghĩa lý thật rất khó. Tuy lâu nay cũng đã có nhiều vị thiện tri thức phiên dịch tác phẩm của các vị tổ giải nghĩa kinh Kim Cương, nhưng kẻ bất tuệ nầy nhận thấy những cuốn đã xuất bản gần đây vẫn còn chưa đủ để làm sáng tỏ hết nghĩa lý bát nhã. May thay! Kẻ bất tuệ nầy nhờ thiện duyên từ vô lượng kiếp được đọc cuốn : Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật kinh giảng nghĩa của Giang Vị Nông cư sĩ. Giang Vị Nông Cư sĩ là người đã từng tụng kinh Kim Cương hơn 40 năm, và từng dự những pháp hội thân nghe các vị đại đức hòa thượng hiện đại như Ðế-Nhàn pháp sư, Ðạm-Hư đại sư v. v... giảng kinh Kim Cương và các kinh đại thừa khác. Rồi lại chuyên chí vùi đầu trong bộ Ðại-Tạng-Kinh, sư tầm khảo cứu bao nhiêu những cuốn sớ-sao, chú-thích kinh Kim Cương của các vị đại bồ tát, và tổ sư đời xưa để lại, đem những câu văn và nghĩa lý ra so sánh cân nhắc, dùng phương pháp quán-chiếu, lựa lọc những tinh nghĩa trong đó, dung hợp lại, rồi đem ra giảng trở lại cho các đạo hữu ở thành phố Thượng Hải nghe trong khoảng mấy năm, lại được các đạo hữu ghi chép những lời giảng nầy thành sách.

Sau khi Giang Vị Nông cư sĩ viên tịch, cuốn Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật kinh giảng nghĩa nầy được xuất bản tại Thượng Hải, rồi từ đó tái bản nhiều lần ở Ðài Loan. Sau lại đem sang Mã Lai Á được 9 vị trong mấy gia đình hiện đang doanh nghiệp tại đây phát tâm ấn tống 5. 000 cuốn. Ðây là lần tái bản thứ 7, tính chung trước sau số in ra lên đến hơn 20.000 cuốn. Tôi may mắn được một cuốn, trong khi tu học nhận thấy trong cuốn nầy những lời của Giang Vị Nông cư sĩ giảng rất phong phú, hay khéo, khảo đính rất tường tận rộng rãi, thuyết lý rất tinh nghiêm, thật là bổ ích rất lớn cho sự học hỏi tu hành của hàng phật tử chúng ta chẳng kể tăng hay tục, nên phát nguyện phiên dịch ra Việt văn, mong cống hiến cho các đạo hữu thiếu phương tiện đọc kinh điển chữ Hán dùng cuốn nầy để học hỏi nghiên cứu thêm. Kẻ bất tuệ nầy học thiển tài sơ, nên lời dịch có chỗ nào chưa ổn thỏa, hoặc còn sơ sót sai lầm, kính xin các vị thiện tri thức hoan hỉ tha thứ và chỉ giáo cho.  

Viết tại Saigon ngày đầu xuân năm Nhâm – Tý (1972)

 ÐỒ NAM Lão nhân kính đề.

 

--- o0o ---

Mục Lục

 Quyển 1 | Quyển 2 | Quyển 3 | Quyển 4 | Quyển 5

--- o0o ---

 

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 6-2003

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

tao triet ly nhe nhang trong am nhac cua trinh cong 地藏經教學 山風蠱 高島 形色非時 五痛五燒意思 Gặp gỡ Giáo sư người Mỹ gốc Việt trước khi ly hôn bạn nên đọc bài viết Như mÛi ChÃƒÆ và nguyện 唐朝的慧能大师 nhat 弘忍 æ³ ä¼a 築地本願寺 盆踊り từ công phụng 隨佛祖 tu di keo tre lo xuan thi 梵僧又说 我们五人中 梵唄 長谷寺 僧堂安居者募集 ï½ steve jobs và thiền LÃm Lời phật dạy vào thiền viện học cách sống chậm tu bo 錫杖 Sen làng đã mọc 1 Ï tp quÃƒÆ sự an lạc đến từ buông bỏ Ä Ã³n y nghia tieng trong trong nghi le phat giao nhà 1 muoi hai nhan duyen Æ Đau gi Bình thu Vấn lam