.

 

Kinh Tăng Chi Bộ
HT. Thích Minh Châu dịch

 

2
CHƯƠNG HAI
HAI PHÁP

XII. PHẨM HY CẦU

1-11. - HY CẦU

1.- Tỷ-kheo có tín tâm, này các Tỷ-kheo, nếu hy cầu một cách chơn chánh, sẽ hy cầu như sau : "Mong rằng ta sẽ như Sàriputta bà Moggallàna". Đây là cán cân, này các Tỷ-kheo, đây là đồ đo lường đối với các đệ tử Tỷ-kheo của Ta, tức là Sàriputta và Moggallàna.

2. Tỷ-kheo-ni có tín tâm, này các Tỷ-kheo, nếu hy cầu một cách chơn chánh, sẽ hy cầu như sau : "Mong rằng ta sẽ như Tỷ-kheo-ni Khemà và Uppalavannà". Đây là cán cân, này các Tỷ-kheo, đây là đồ đo lường đối với các đệ tử Tỷ-kheo-ni của Ta, tức là Tỷ-kheo -ni Khemà và Uppalavannà.

3. Cư sĩ có tín tâm, này các Tỷ-kheo, nếu hy cầu một cách chơn chánh, sẽ hy cầu như sau : "Mong rằng ta sẽ như gia chủ Citta và Hatthaka ở Àlavì". Đây là cán cân, này các Tỷ-kheo, đây là đồ đo lường đối với các đệ tử cư sĩ của Ta, tức là gia chủ Citta và Hatthaka ở Àlavì.

4. Nữ cư sĩ có tín tâm, này các Tỷ-kheo, nếu hy cầu một cách chơn chánh, sẽ hy cầu như sau : "Mong rằng ta sẽ như nữ cư sĩ Khujjuttarà và Velukantakiyà, mẹ của Nanda". Đây là cán cân, này các Tỷ-kheo, đây là đồ đo lường đối với các đệ tử nữ cư sĩ của Ta, tức là nữ cư sĩ Khujjuttarà và Velukantakiyà, mẹ của Nanda.

5. Thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, vụng về, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như một vật mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều vô phước. Thế nào là hai ? Không có suy tư, không có thẩm sát, tán thán người không đáng được tán thán, và chỉ trích người đáng được tán thán. Do thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, vụng về, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như một vật mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều vô phước.

Thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, bậc hiền trí, khôn khéo, là bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một vật mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức. Thế nào là hai ? Sau khi suy tư và thẩm sát, tán thán người đáng được tán thán, và chỉ trích người đáng bị chỉ trích. Do thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, bậc hiền trí, khôn khéo, là bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một vật mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức.

6. Thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, vụng về, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như một vật mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều vô phước. Thế nào là hai ? Không có suy tư, không có thẩm sát, tự cảm thấy tin tưởng đối với những chỗ không đáng tin tưởng, tự cảm thấy không tin tưởng đối với những chỗ đáng tin tưởng. Do thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, vụng về, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như một vật mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều vô phước.

Thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, bậc hiền trí, khôn khéo, là bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một vật mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức. Thế nào là hai ? Sau khi suy tư và thẩm sát, tự cảm thấy tin tưởng đối với những chỗ đáng tin tưởng, tự cảm thấy không tin tưởng đối với những chỗ không đáng tin tưởng. Do thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, bậc hiền trí, khôn khéo, là bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một vật mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức.

7. Do tà hạnh đối với hai (hạng người) kẻ ngu, vụng về … nhiều vô phước. Đối với hai hạng người nào ? Với mẹ và với cha. Do tà hạnh đối với hai (hạng người) kẻ ngu, vụng về … nhiều vô phước.

Do chánh hạnh đối với hai (hạng người), bậc hiền trí … nhiều phước đức. Đối với hai hạng người nào ? Với mẹ và với cha. Do chánh hạnh đối với hai (hạng người), bậc hiền trí … nhiều phước đức.

8. Do tà hạnh đối với hai (hạng người) kẻ ngu, vụng về … nhiều vô phước. Đối với hai hạng người nào ? Với Như Lai và với đệ tử của Như Lai. Do tà hạnh đối với hai (hạng người) kẻ ngu, vụng về … nhiều vô phước.

Do chánh hạnh đối với hai (hạng người), bậc hiền trí … tạo nên nhiều phước đức. Đối với hai hạng người nào ? Với Như Lai và với đệ tử của Như Lai. Do chánh hạnh đối với hai (hạng người), bậc hiền trí … tạo nên nhiều phước đức.

9. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai ? Thanh tịnh tự tâm và không chấp thủ một cái gì ở đời. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.

10. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai ? Phẫn nộ và hiềm hận. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.

11. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai ? Nhiếp phục phẫn nộ và nhiếp phục hiềm hận.. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.

 --- o0o ---

 

 | Mục lục Kinh Tăng Chi bộ || Phẩm ́ |

--- o0o ---

| Thư Mục Tác Giả |


Tổ chức đánh máy: Hứa Dân Cường
Trình bày : Nhị Tường
Chân thành cảm ơn Cư sĩ Bình Anson đã gởi tặng phiên bản điện tử bộ Kinh này.
( Trang nhà Quảng Đức, 01/01/2002)

 

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

giï 사념처 tan tác nỗi đau lang 佛曰 曹洞宗 盛岡 多い理由 ฟ งพระสวด นต ภาสาอ 6 công dụng tuyệt vời của dưa leo tap đúng tính hai mặt của ái dục benh đức đạt lai lạt ma dạy cách vượt qua Tin hang ngan ngon nen lung linh tuong nho ve cha va tột cùng của luân hồi là khổ đau cận sau bầu cử tại mỹ tình thương và giáo dưỡng của trụ trì Mẹ thien Ăn uống phòng và trị bệnh đái tháo çš xưng hô trong chùa thế nào cho đúng 首座 cẩn ý nghĩa kinh nhật tụng Lòng vị tha của Bồ tát 09 con đường tâm linh phần 1 vẻ thể vì sao nên tu thiền định 人生是 旅程 風景 nam nghia vÛi yếu TT Huế Đại lễ tưởng niệm Thánh tổ đàn Ngày nội dung 28 phẩm kinh pháp hoa tu tập thế nào để tránh tẩu hỏa những sai lầm của cha mẹ để tạo nên thiền là gì và chúng ta tọa thiền như QuẠnhat 文殊八字法 Thêm 2 món chay ngon cho ngày đầu tháng cÃ Æ chua