.


SỐ 26 – KINH TRUNG A-HÀM (I)

Hán dịch: Phật Đà Da Xá và Trúc Phật Niệm
Việt dịch và hiệu chú:
Thích Tuệ Sỹ

---o0o---

 

PHẨM THỨ 10

PHẨM LÂM

113. KINH CHƯ PHÁP BỔN[1]

Tôi nghe như vầy.

Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Nếu có dị đạo đến hỏi các ông ‘Tất cả các pháp lấy gì làm gốc?’ thì các ông nên trả lời họ như thế này: ‘Tất cả các pháp lấy dục làm gốc’. 

“Nếu lại hỏi, ‘Lấy gì làm hòa hiệp?’ thì nên đáp như vầy, ‘Lấy xúc làm hòa hiệp[2]’.

“Nếu lại hỏi, ‘Lấy gì làm dẫn khởi?’ thì nên đáp như vầy, ‘Lấy thọ làm dẫn khởi[3]’.

“Nếu lại hỏi, ‘Lấy gì làm hữu?’ thì nên đáp như vầy, ‘Lấy tư tưởng làm hữu[4]”.

“Nếu lại hỏi, ‘Lấy gì làm thượng thủ?’ thì nên đáp như vầy: “Lấy niệm làm thượng thủ’.

“Nếu lại hỏi, ‘Lấy gì làm tiền đạo?’ thì nên đáp như vầy, ‘Lấy định làm tiền đạo”.

“Nếu lại hỏi, ‘Lấy gì làm tối thượng?’ thì nên đáp như vầy, ‘Lấy tuệ làm tối thượng.’

“Nếu lại hỏi, ‘Lấy gì làm chắc thật?’ thì nên đáp như vầy, ‘Lấy giải thoát làm chắc thật’.

“Nếu lại hỏi, ‘Lấy gì làm ý nghĩa?’ thì nên đáp như vầy, ‘Lấy Niết-bàn làm ý nghĩa’.

“Tỳ-kheo, đó là, dục là gốc của các pháp, xúc là hòa hiệp của các pháp, thọ là dẫn khởi của các pháp, tư tưởng là hữu của các pháp, niệm là thượng thủ của các pháp, định là tiền đạo của các pháp, tuệ là tối thượng của các pháp, giải thoát là chắc thật của các pháp, và Niết-bàn là ý nghĩa của các pháp. Tỳ-kheo, hãy nên học tập như vậy.

“Tích tập tâm xuất gia học đạo[5], tích tập tưởng vô thường, tích tập tưởng vô thường nên khổ, tích tập tưởng khổ nên vô ngã, tích tập tưởng bất tịnh, tích tập tưởng thức ăn ghê tởm[6], tích tập tưởng tất cả thế gian không có gì hoan lạc, tích tập tưởng về sự chết.

“Biết sự tốt xấu của thế gian[7]; tâm được tích tập với tưởng như vậy[8]. Biết tập hữu của thế gian[9]; tâm được tích tập với tưởng như vậy. Biết như thật sự tập khởi, diệt tận, vị ngọt, tai hoạn và sự xuất yếu của thế gian; tâm được tích tập với tưởng như vậy. Nếu Tỳ-kheo tích tập được tâm xuất gia học đạo, tích tập được tưởng vô thường, tích tập được tưởng vô thường nên khổ, tích tập được tưởng khổ nên vô ngã, tích tập được tưởng bất tịnh, tích tập được tưởng thức ăn ghê tởm, tích tập được tưởng tất cả thế gian không có gì hoan lạc, tích tập được tưởng về sự chết. Biết sự tốt xấu của thế gian; tâm đã được tích tập với tưởng như vậy. Biết tập hữu của thế gian; tâm đã được tích tập với tưởng như vậy. Biết như thật sự tập khởi, diệt tận, vị ngọt, tai hoạn và sự xuất yếu của thế gian; tâm đã được tích tập với tưởng như vậy; đó được gọi là Tỳ-kheo đoạn ái, trừ kết; đã chánh tri, chánh quán các pháp rồi liền được tận cùng sự khổ.

Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.


 

[1].       Bản Hán, quyển 28. Tương đương Pāli, A. 8. 83. Mūla, 10. 58 Mūla; tham chiếu, A. 10. 59 Pabbajjā. Hán, biệt dịch, No.59.

[2].       Hán: dĩ cánh lạc vi hòa . Pāli: vedanā-samosaraṇā, hòa hiệp (kết hợp) là thọ. Xem cht. dưới.

[3].       Dĩ hà vi lai . Pāli: phassa-samudayā, xúc là tập khởi. Xem cht. trên.

[4].       Dĩ tư tưởng vi hữu . Pāli: manasikāra-saṃbhavā, tác ý là sanh khởi (hữu).

[5].       Tập đắc xuất gia học đạo chi tâm . Pāli: yathāpabbajjā- paricitañca cittam. Tập trong bản Hán phù hợp với paricita trong bản Pāli, nên hiểu là tích tập, thay vì là tập khởi.

[6].       Ác thực tưởng .

[7].       Tri thế gian hảo ố . Pāli: lokassa samañ ca asamañ ca ñatvā, biết sự chánh hay bất chánh (bình đẳng hay không bình đẳng) của thế gian.

[8].       Tập như thị tưởng tâm . Pāli: taṃsaññāparicitañca cittaṃ.

[9].       Tri thế gian tập hữu . Pāli: lokassa samudayañ ca atthaṅgamañca ñatvā, biết sự tập khởi và hoại diệt của thế gian.

 

--- o0o ---

Mục Lục Phẩm Thứ 10

107 | 108 | 109 | 110 | 111 | 112 | 113 | 114 | 115 | 116

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Trung A Hàm

 

Phẩm 1| Phẩm 2 | Phẩm 3 | Phẩm 4 | Phẩm 5 | Phẩm 6

 Phẩm 7 | Phẩm 8 | Phẩm 9 | Phẩm 10 | Phẩm 11 | Phẩm 12

Phẩm 13 | Phẩm 14 | Phẩm 15 | Phẩm 16 |Phẩm 17 | Phẩm 18

--- o0o ---


Trình bày: Nhị Tường
Cập nhật: 01-05-2003

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

thiền sư thích nhất hạnh hướng dẫn Tùy bút Hoàng Hải Lâm Đất dau nam huong ve tam Ấn truyen luc to hue nang phan 2 首座 nguyễn viết cho những buổi chiều cuối năm 三身 vai y nghi ve viec dich thuat nhung bai chu phan Trái cám tru vi sao ban di chua chi 仏壇 お手入れ用品 Y thư c ăn chay trong đa i chu ng va ý nghĩa và nguồn gốc của hai vị thần yeu nhau la hieu nhau Mùa hoa sấu 唐安琪丝妍社 Dà 心經 診療 Vài Thơ trá Ÿ thờ cúng cha mẹ hay ông bà quá vãng Trẻ mắc chứng hoảng sợ khi ngủ dễ luân hồi phần 2 vua a xa the va hoc thuyet tay phuong cuc lac Cung tử học hiểu duyên sinh để quản lý cuộc VÃƒÆ 僧伽吒經四偈繁體注音 能令增长大悲心故出自哪里 xà xin chớ xem mình là cái rốn của vũ trụ Món chay tháng giêng bạn có biết 鼎卦 육신주 4 lời khuyên cho người lười tập thể 水天需 phan 2 thie n va tri thu c vị pháp chủ đầu tiên của giáo hội hạnh 宾州费城智开法师的庙 hoÃ Æ phật hòa thượng thích huệ hưng 1917